• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 2:39:33 SA - Mở cửa
GIL: Trăm dâu đổ đầu… cổ đông nhỏ lẻ
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 24/05/2021 1:25:19 CH
Lần đầu tiên trong lịch sử niêm yết trên sàn chứng khoán (từ năm 2002) của CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex - GIL), tuần vừa qua có lẽ là quãng thời gian gây sửng sốt nhất cho nhà đầu tư khi thị giá mã chứng khoán này rơi dốc không phanh. 
 
Hàng loạt động thái bất thường dồn ép cổ đông nhỏ lẻ
 
Chỉ trong vòng 6 phiên, thị giá GIL đã rơi từ mức giá 80.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 58.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất 27% giá trị. Cổ đông nắm giữ GIL chưa kịp bán ra cũng đã mất đi từng đó vốn đầu tư vào doanh nghiệp này. 
 
So trên thị trường, 27% giá trị bay trong vòng 6 phiên không phải là con số lớn nhất, tuy nhiên so với lịch sử giao dịch của mã này, đây là một cú sốc không hề nhỏ. 

 
Diễn biến giao dich của cổ phiêu GIL trong 6 tháng qua.
 
Xét khách quan, GIL được biết đến là một doanh nghiệp có tiếng trong ngành may mặc. Doanh nghiệp này tạo lợi nhuận ổn định và bền vững qua từng năm, thậm chí kể cả trong những năm khó khăn nhất, GIL vẫn đưa về được dòng tiền khả quan. Năm 2020 vừa qua, trong khi nhiều doanh nghiệp lao đao vì đại dịch Covid-19, GIL lại lội ngược dòng để ghi nhận mức lợi nhuận cao kỷ lục từ trước đến nay: 309 tỷ đồng. Vậy điều gì đã khiến cổ phiếu doanh nghiệp này rơi một cách bất thường như tuần qua? 
 
Cho đến ngày 20/5, khi GIL đã giảm giá 4 phiên liên tiếp, cổ đông nhỏ lẻ của doanh nghiệp này mới vỡ lẽ lý do “mất tiền”. Chỉ một ngày trước cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 diễn ra (21/5), Tờ trình phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư mới được cập nhật, cho biết trong năm nay, GIL sẽ phát hành 16,8 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư tương đương tỷ lệ 46,67%. Đáng chú ý, mức giá phát hành chỉ là 35.000 đồng/cổ phiếu, trong khi GIL được mua bán trên thị trường ở mức 8x. Công ty cho biết, mức giá chào bán này được xác định dựa trên giá trị sổ sách của công ty. 
 
Với việc đưa tờ trình bổ sung này công bố chỉ trước 1 ngày đại hội diễn ra, ban lãnh đạo GIL đã đặt cổ đông nhỏ lẻ vào tình huống “sự đã rồi”. Tại đại hội, số cổ phiếu có quyền biểu quyết (bao gồm cả ủy quyền) là 24,23 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 67,34%. Và trong tất cả các tờ trình tại đại hội, tờ trình phát hành riêng lẻ là nội dung duy nhất không đạt được sự đồng thuận 100%, tuy vậy như thường lệ, số cổ phiếu biểu quyết không tán thành chiếm tỷ lệ nhỏ và không đủ sức để thay đổi phương án phát hành này. 
 
Ngoài việc công bố tờ trình một cách đột ngột, vẫn còn lý do khiến nhiều cổ đông GIL chịu thiệt hại. 
 
Cụ thể, thông tin phát hành với giá thấp này được công bố vào ngày 20/5 nhưng trước đó 4 phiên, cổ phiếu GIL đã giảm liên tục với lượng thanh khoản gia tăng một cách đột ngột. Trung bình mỗi phiên, thanh khoản cổ phiếu này dao động ở mức vài trăm nghìn đơn vị thì tại các phiên trước ngày đại hội, khối lượng đã tăng lên gấp 4-5 lần mức trung bình trước đó. Điều này đặt ra nghi vấn: Liệu có một bộ phận nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu có được thông tin nội bộ và bán tháo kịp trước ngày ra tin chính thức hay không? 
 
Thông tin nội bộ luôn là một vấn đề nhức nhối đối với cổ đông nhỏ lẻ, bởi trong hầu hết các trường hợp, nhà đầu tư nhỏ lẻ luôn là bên chịu thiệt thòi khi thông tin chính thức được công bố nhưng các bên mua-bán đã ngã ngũ xong giao dịch. 
 
Game M&A hay “đạp giá” để gom cổ phiếu? 
 
Quay lại phương án phát hành, với tỷ lệ phát hành 46,67%, nhà đầu tư chiến lược nếu mua trọn vẹn 100% khối lượng phát hành riêng lẻ đã nắm quyền phủ quyết trong tay với tất cả các vấn đề chính của công ty. Cùng với việc mua bán trên sàn, nhà đầu tư chiến lược hoàn toàn có khả năng nắm được tỷ lệ quyết định thâu tóm toàn bộ công ty. 
 
Mức giá 35.000 đồng/cổ phiếu tạo ra bất bình lớn với nhà đầu tư. Trên thực tế, các câu trả lời quanh vấn đề phát hành thêm của lãnh đạo GIL cũng tồn tại khá nhiều mâu thuẫn. 
 
HĐQT GIL cho biết công ty đã làm việc với bên tư vấn để có phương án đưa ra giá phát hành phù hợp và ngoài giá phát hành thì công ty cần nhiều yếu tố quan trọng khác để đáp ứng được điều kiện nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên khi được hỏi tiêu chí xác định nhà đầu tư chiến lược, lãnh đạo công ty lại vòng vo cho biết nếu phương án được thông qua thì công ty mới làm việc tiếp với bên tư vấn đề xác định chi tiết tiêu chí nhà đầu tư chiến lược là gì và “Công ty chưa đưa ra tiêu chí gì cụ thể khi chưa được đại hội thông qua”. 
 
Như vậy, ngoài mức giá được định sẵn là 35.000 đồng/cổ phiếu, đối tượng và cả thời gian phát hành cụ thể vẫn chưa thực sự rõ ràng. Trong khi đó, thông tin này lại mang tính chất quyết định với giá cổ phiếu trên thị trường, giá trị tài sản của nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu sẽ còn tiếp tục giảm bởi cổ phiếu bị pha loãng sau phát hành. 
 
Cách mà ban lãnh đạo GIL ra tin khiến nhiều nhà đầu tư lâu năm không khỏi nhớ đến một chiêu thức cũ trên sàn chứng khoán: ra tin xấu để đè giá gom cổ phiếu tăng tỷ lệ sở hữu. 
 
Tính đến nay, có hai cá nhân đang là cổ đông lớn tại GIL gồm ông Lê Hùng - Chủ tịch HĐQT GIL đang nắm 12,2% và một cá nhân tên Nguyễn Phương Đông sở hữu 6,16%. Ngoài ra, các thành viên HĐQT cũng đều đang nắm giữ cổ phiếu.