15h00
Phiên chiều diễn ra theo chiều hướng giằng co với những đợt trồi sụt dưới mốc tham chiếu. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,1 điểm (-0,22%) xuống 1.376,87 điểm. Toàn sàn có 94 mã tăng, 298 mã giảm và 51 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,29 điểm (-0,41%) xuống 315,8 điểm. Toàn sàn có 73 mã tăng, 133 mã giảm và 75 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,07%) xuống 90,04 điểm.
Giá trị giao dịch đạt 26.000 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh ở mức 23.400 tỷ đồng (giảm so với mức 24.300 tỷ đồng của phiên trước), riêng sàn HoSE là 19.050 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng hơn 160 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, giảm 5,4 điểm (-0,39%) xuống 1.374,57 điểm. Toàn sàn có 79 mã tăng, 304 mã giảm và 44 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,43 điểm (-0,45%) xuống 315,66 điểm. Toàn sàn có 56 mã tăng, 135 mã giảm và 62 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,27%) xuống 89,86 điểm.
Tổng giá trị giao dịch đạt 16.900 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 15.700 tỷ đồng. Riêng giá trị khớp lệnh sàn HoSE chiếm 12.800 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng khoảng 25 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h09
Cục diện trên thị trường thay đổi "chóng mặt" khi áp lực bán đột ngột dâng cao và đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn giảm giá, bên cạnh đó, đà tăng của nhiều mã trụ cột bị thu hẹp lại đáng kể, chính điều này khiến các chỉ số đảo chiều.
VN-Index hiện giảm 3,2 điểm (-0,23%) xuống 1.376,77 điểm. HNX-Index giảm 0,99 điểm (-0,31%) xuống 316,1 điểm. UPCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,1%) xuống 90,01 điểm.
Các cổ phiếu như VPB, CTG, BID, VCB... thu hẹp đáng kể đà tăng. Bên cạnh đó, sắc đỏ đã bao trùm lên các cổ phiếu như GVR, PDR, VHM, BVH, MWG, HVN, FPT...
10h40
Đà tăng của các chỉ số được nới rộng hơn khi nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bứt phá. Trong đó, VPB tăng 5%, VCB tăng 2,9%, BID tăng 2,6%, CTG tăng 2,5%, TCB tăng 2%.
Hiện tại, VN-Index tăng 8,13 điểm (0,59%) lên 1.388,1 điểm. HNX-Index tăng 0,66 điểm (0,21%) lên 317,75 điểm. UPCoM-Index tăng 0,22 điểm (0,24%) lên 90,32 điểm.
9h45
Thị trường chứng khoán biến động tích cực ở khoảng thời gian đầu của phiên 23/6. Các chỉ số đồng loạt tăng điểm với sự bứt phá của nhiều cổ phiếu lớn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán ghi nhận nhiều mã bứt phá, trong đó, HCM tăng 4,5%, VPB tăng 3,3% và khớp lệnh đến gần 14 triệu cổ phiếu, VND tăng 2,4%, SSI tăng 1,6%, ACB tăng 2%.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu như CTD, HBC, VRE, SAB, NVL, ACV... cũng đồng loạt tăng giá.
Ở chiều ngược lại, sắc đỏ vẫn bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn khác như SSB, VCS, PDR, LPB, MWG, GVR...nên đà tăng của các chỉ số đều không quá mạnh.
Hiện tại, VN-Index 2,05 điểm (0,15%) xuống 1.382,02 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 136 triệu cổ phiếu, trị giá 4.200 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,59 điểm (0,19%) lên 317,68 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,7 triệu cổ phiếu, trị giá 580 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,11%) lên 90,2 điểm.
Thị trường biến động tích cực trong phiên 23/6 trước sự dẫn dắt của nhiều cổ phiếu lớn trong đó có nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường tiếp tục giảm. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng 435 tỷ đồng trên toàn thị trường trong phiên 22/6. Riêng sàn HoSE, khối ngoại mua ròng trở lại gần 102 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng vốn này bán ròng đột biến trên HNX với giá trị 546 tỷ đồng, gấp 16 lần giá trị bán ròng của phiên trước. PVI bị khối ngoại bán ròng 504 tỷ đồng và chủ yếu thông qua thỏa thuận.
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng VN-Index có thể sẽ hướng về gần ngưỡng 1.390 trong những phiên tiếp theo.
Theo Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), trong phiên giao dịch tiếp theo 23/6, thị trường có thể sẽ tiếp tục giao dịch giằng co tại vùng giá hiện tại.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 22/6, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 68,61 điểm, tương đương 0,2%, lên 33.945,58 điểm. S&P 500 tăng 21,65 điểm, tương đương 0,51%, lên 4.246,44 điểm. Nasdaq tăng 111,79 điểm, tương đương 0,79%, lên 14.253,27 điểm, vượt đỉnh lịch sử 14.174,14 điểm thiết lập hôm 14/6.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương hầu hết tăng trong phiên sáng 22/6. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,18%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 3,12% sau khi lao dốc hơn 3% phiên 21/6. Topix tăng 3,16%. Thị trường Trung Quốc đại lục đi lên với Shanghai Composite tăng 0,8% còn Shenzhen Component tăng 0,376%. Hang Seng của Hong Kong ở chiều ngược lại, giảm 0,3%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,71%. ASX 200 của Australia tăng 1,48%.
Chốt phiên 22/6, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 9 cent xuống 74,81 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 75,3 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 25/4/2019 và là lần đầu tiên vượt 75 USD/thùng trong hơn hai năm. Giá dầu WTI tương lai giảm 60 cent, tương đương 0,8%, xuống 73,06 USD/thùng.