• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 4:01:31 CH - Mở cửa
HUT: Tasco tiếp tục đặt kỳ vọng vào dự án thu phí không dừng, đầu tư thêm năng lượng tái tạo
Nguồn tin: Người đồng hành | 24/06/2021 8:36:51 SA
Tasco đầu tư dự án thu phí không dừng từ 2015, đã rót hơn 600 tỷ đồng nhưng chưa thu được lãi hay cổ tức.
Dự án VETC có nhiều bước tiến trong năm 2020 giúp doanh thu tăng mạnh nhưng lỗ lớn do chi phí thời gian đầu vận hành lớn.
Ban lãnh đạo dự kiến dự án VETC lỗ tiếp 2021-2022 và kỳ vọng sau đó có thể đạt tỷ suất lợi nhuận 12%/vốn chủ sở hữu mỗi năm. 
 
VETC có tiến triển tích cực nhưng tiếp tục lỗ lớn 2021-2022
 
Được mệnh danh là "ông trùm" BOT, Tasco (HNX: HUT) góp 51% vốn thành lập Công ty cổ phần VETC từ năm 2015. Sau đó, đến 2016, Tasco nâng sở hữu tại VETC lên 98% vốn, nắm chi phối hoàn toàn dự án này.
 
VETC được thành lập với mục tiêu trở thành nhà đầu tư và vận hành hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) trên nền tảng công nghệ RFID (Mỹ). Theo quyết định của Bộ Giao thông Vận tải, phạm vi của dự án gồm 605 làn/44 trạm thu phí. Đồng thời, lợi nhuận của dự án mà nhà đầu tư được hưởng cũng phải được nhà nước đảm bảo tỷ lệ 12%/vốn chủ sở hữu mỗi năm.
 
Tuy nhiên, trải qua 7 năm đầu tư, doanh thu dự án không đạt như kỳ vọng và số lỗ ngày càng lớn. Năm 2019, dù có chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải nhưng nhiều nhà đầu tư BOT chưa ký hợp đồng, không bàn giao làn thu phí hay chậm bàn giao công tác tổ chức thu phí tại trạm để VETC tổ chức thu phí không dừng. Tính đến cuối năm 2019, đơn vị chỉ ký được với 15/44 trạm hợp đồng cung cấp dịch vụ thu phí tự động, số lượng xe dán thẻ và nộp tiền vào tài khoản giao thông để tham gia thu phí tự động không dừng chưa cao. Điều này đã khiến doanh thu VETC giảm và ghi nhận khoản lỗ 126 tỷ đồng.
 
Trước những khó khăn này, Tasco đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho dừng thực hiện dự án và lựa chọn nhà đầu tư khác nhận chuyển giao hoặc nhà nước nhận lại dự án để tiếp tục triển khai thực hiện. Theo đó, Tasco dự kiến chuyển nhượng ít nhất 65% vốn điều lệ tại VETC cho Tập đoàn Đèo Cả.
 
Song, sau đó Tập đoàn Đèo Cả đã từ chối hợp tác. Nguyên nhân được ông Lưu Xuân Thủy, Phó Chủ tịch Đèo Cả giải thích với báo chí là hai bên có sự khác nhau về mục tiêu và thiếu sự nhất quán của Tasco. Lãnh đạo Đèo Cả cho rằng Tasco chỉ quan tâm đến việc thoái vốn và rút lui khỏi dự án nhằm ít bị thiệt hại nhất.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Trong năm 2020, dự án đã có nhiều tháo gỡ về mặt chính sách. Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh tăng phạm vi dự án từ 44 lên 50 trạm thu phí, trong đó, VETC thực hiện đầu tư lắp đặt 25 trạm, nhà đầu tư BOT lắp đặt và kết nối back-end các trạm còn lại. Tính đến cuối năm, VETC đã hoàn thành công tác đầu tư tại 25 trạm và đưa hệ thống ETC vào vận hành, đảm bảo đúng tiến độ theo hợp đồng. 25 trạm còn lại cũng được kết nối và chạy vận hành trước ngày 31/12/2020. Số lượng xe dán thẻ đạt 1 triệu xe, chiếm gần 26% tổng số xe cả nước, tỷ lệ xe sử dụng dịch vụ thu phí ETC đạt 49% tổng xe đã dán thẻ.
 
Những bước tiến này đã giúp doanh thu VETC đạt 90 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2019. Song, chi phí giai đoạn đầu vận hành cao dẫn tới khoản lỗ lên đến 300 tỷ đồng.
 
Lãnh đạo Tasco cho biết ngoài góp 277 tỷ vào VETC, Tasco còn cho dự án vay 327 tỷ đồng nâng tổng số tiền đổ vào dự án khoảng 604 tỷ đồng nhưng chưa nhận được lãi hay cổ tức từ VETC. Đồng thời, lãnh đạo doanh nghiệp xác định dự án tiếp tục lỗ lớn giai đoạn 2021-2022 do chi phí vận hành, khấu hao và lãi vay lớn trong khi doanh thu phụ thuộc thiết độ ký hợp đồng dịch vụ với nhà đầu tư BOT. Các năm sau, doanh thu dự án kỳ vọng tăng lên, chi phí vận hành giảm do chỉ vận hành thuần ETC thì sẽ có lợi nhuận để đảm bảo lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 12% mỗi năm theo hợp đồng đã ký với Bộ Giao thông Vận tải. Dự án được coi là một trong các động lực tăng trưởng chính trong dài hạn của Tasco.
 
Kết quả kinh doanh suy giảm, tham chiến năng lượng tái tạo
 
Vướng mắc tại dự án VETC cùng nhiều dự án khác đã khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm dần các năm gần đây. Riêng năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh cùng lỗ lớn dự án thu phí không dừng đã khiến Tasco lỗ đậm 243 tỷ đồng – lần đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết.
 
Năm 2021, doanh nghiệp lên kế hoạch tổng doanh thu 900 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước. Tasco dự kiến nguồn thu lớn nhất vẫn là thu phí đường bộ 550 tỷ đồng, tăng 9% nhờ thu phí thêm dự án BOT Đông Hưng (Thái Bình) từ tháng 7. Doanh thu lĩnh vực khác 300 tỷ đồng, tăng 24% nhờ dự án VETC tăng trưởng. Mảng bất động sản sẽ đóng góp 50 tỷ doanh thu từ việc bán sàn thương mại dự án Xuân Phương Residence (Hà Nội).
 
Trong khi đó, doanh nghiệp ước lỗ 100 tỷ đồng do dự án thu phí không dừng VETC tiếp tục lỗ, cải thiện so với mức lỗ 243 tỷ đồng năm trước.

 
Đơn vị: tỷ đồng
 
Chiến lược 2021-2023, Tasco xác định 5 mũi nhọn chính là bất động sản, công nghệ, năng lượng tái tạo, đầu tư hạ tầng giao thông và thầu xây dựng. Trong đó, lĩnh vực năng lượng tái tạo được coi là mảng mới đầu tư của đơn vị. Lãnh đạo doanh nghiệp cho biết đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này do từng thành công khi đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Thuận Nam 19 (do công ty con - Công ty Tasco Năng Lượng làm chủ đầu tư). Dự án có quy mô 49 MW, tổng mức đầu tư 1.356 tỷ đồng, hoàn thành và phát điện thương mại vào tháng 6/2019.
 
Hiện tại, Tasco đang nghiên cứu và triển khai thủ tục đầu tư 2 dự án điện gió, 1 dự án điện mặt trời tại miền Trung và Tây Nguyên với công suất dự kiến mỗi nhà máy 100 MW.
 
Riêng với năm 2021, ban lãnh đạo Tasco đặt trọng tâm hoàn thành giai đoạn đầu tư dự án thu phí tự động không dừng; quyết toán dự án BT Lê Đức Thọ (Hà Nội) và hoàn thành việc giao đất cho dự án 48 Trần Duy Hưng (Hà Nội), một phần dự án Foresa Mỹ Đình (Hà Nội); tổ chức thu phí dự án BOT Đông Hưng; thoái vốn khỏi mảng y tế.
 
Ngoài ra, doanh nghiêp có kế hoạch phát hành 80 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cp. Vốn điều lệ sau phát hành sẽ tăng từ 2.686 tỷ đồng lên 3.486 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền thu về để bổ sung nguồn vốn hoạt động của công ty. Thời điểm thực hiện dự kiến trong năm 2021, thời điểm cụ thể do HĐQT quyết định.
 
Cổ phiếu HUT chốt phiên ngày 23/6 ở mức giá 8.400 đồng/cp, gấp đôi trong vòng 6 tháng qua.
 

Cổ phiếu liên quan