15h00
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,85 điểm (0,21%) lên 1.379,72 điểm. Toàn sàn có 112 mã tăng, 274 mã giảm và 53 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,72 điểm (-0,23%) xuống 315,08 điểm. Toàn sàn có 65 mã tăng, 135 mã giảm và 69 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,36 điểm (-0,4%) xuống 9,68 điểm.
Giá trị giao dịch ở mức 21.900 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh ở mức 19.500 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh sàn HoSE là chỉ 16.700 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng hơn 180 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,39 điểm (-0,03%) xuống 1.376,48 điểm. Toàn sàn có 108 mã tăng, 268 mã giảm và 51 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,3 điểm (-0,41%) xuống 314,5 điểm. Toàn sàn có 55 mã tăng, 128 mã giảm và 61 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,32 điểm (-0,36%) xuống 89,72 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức khá thấp với tổng giá trị giao dịch đạt 11.450 tỷ đồng, trong đó giao dịch khớp lệnh chiếm 10.700 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng nhẹ 17 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h50
Áp lực bán tăng mạnh và khiến nhiều cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ như BCM, VCS, VCB, BVH, VNM, VHM...
Hiện tại, VN-Index giảm 3,6 điểm (-0,26%) xuống 1.373,27 điểm. HNX-Index giảm 0,88 điểm (-0,28%) xuống 314,92 điểm. UPCoM-Index giảm 0,3 điểm (-0,33%) xuống 89,74 điểm.
10h37
Giao dịch trên thị trường diễn ra thận trọng, đến thời điểm hiện tại, giá trị giao dịch trên HoSE đạt 6.400 tỷ đồng nhưng giao dịch thỏa thuận chiếm 400 tỷ đồng.
Hiện tại, VN-Index tăng 2,31 điểm (0,17%) lên 1.379,17 điểm.
10h00
Sau vài phút giằng co giảm điểm, VN-Index lấy lại sắc xanh tăng hơn 2 điểm lên 1379,56 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 136 triệu đơn vị, tương đương 4.026 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu lớn khá phân hóa khi BID, CTG, GAS, HDB, HPG, MBB… xanh thì nhiều cổ phiếu khác chìm trong sắc đỏ như BVH, FPT, KDH, MSN, PNJ…
Nhóm ngân hàng là động lực tăng điểm chính khi chỉ có VCB, STP, VPB giảm giá. Tăng mạnh nhất phải kể đến LPB và CTG.
HNX-Index cũng tăng điểm nhẹ với 0,16 điểm lên 315,99 điểm. UPCoM-Index giảm xuống 90 điểm.
Thị trường chứng khoán tăng trong phiên 23/6 biến động có phần tiêu cực khi các chỉ số đều giảm điểm. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn chìm trong sắc đỏ và gây áp lực cho các chỉ số.
Giá trị giao dịch đạt 26.000 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh ở mức 23.400 tỷ đồng (giảm so với mức 24.300 tỷ đồng của phiên trước), riêng sàn HoSE là 19.050 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng trở lại 155 tỷ đồng.
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng việc khối ngoại mua ròng trở lại trong hai phiên giao dịch gần đây và thanh khoản thị trường không suy giảm mạnh có thể giúp thị trường củng cố vùng hỗ trợ 1.350-1.360 điểm.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng dự kiến thị trường sẽ kiểm tra lại cán cân cung cầu trong phiên giao dịch tiếp theo.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 23/6, Dow Jones, S&P 500 giảm, Nasdaq tăng. Dow Jones giảm 71,34 điểm, tương đương 0,21%, xuống 33.874,24 điểm. S&P 500 giảm 4,6 điểm, tương đương 0,11%, xuống 4.241,84 điểm. Nasdaq tăng 18,46 điểm, tương đương 0,13%, lên 14.271,73 điểm, vượt đỉnh lịch sử 14.253,27 điểm thiết lập phiên 22/6.
Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 23/6. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,83%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 0,03% còn Topix giảm 0,53%. Thị trường Trung Quốc đại lục đi lên với Shanghai Composite tăng 0,25% còn Shenzhen Component tăng 1,004%. Hang Seng của Hong Kong tăng 1,79%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,38%. ASX 200 của Australia giảm 0,6%.
Chốt phiên 23/6, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 38 cent, tương đương 0,5%, lên 75,19 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 76,02 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 10/2018. Giá dầu WTI tương lai tăng 23 cent, tương đương 0,3%, lên 73,08 USD/thùng, cũng cao nhất kể từ tháng 10/2018.