• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 7:36:36 CH - Mở cửa
TV2: Doanh thu quý 2 gấp 3,6 lần cùng kỳ năm trước
Nguồn tin: FireAnt | 29/06/2021 7:35:28 SA
Kết thúc ngày 28/6 VNINDEX đạt 1.405,81 điểm, cao nhất từ trước tới nay. Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu (CP) niêm yết trên HOSE trong 12 tháng qua lãi bình quân 68,3% còn nếu từ đầu năm đến nay lãi 27,37%. Liệu các nhà đầu tư quá liều lĩnh hay nhiều người đã nhỡ chuyến tàu chở lãi yêu thương về nhà? TTCK Việt Nam có còn hấp dẫn không? CP nào đáng được quan tâm?
 
TTCK Việt Nam hấp dẫn nhất khu vực. Để so sánh mức độ hấp dẫn của các TTCK ta so sánh P/E (Giá trên lãi mỗi cổ phiếu). P/E của VNINDEX cuối ngày 28/6 là 19.15 lần so với các nước khác như Indonesia 31,25; Thái lan 29,56; Philippines 29,66; Singapore 25,25; Hàn quốc 21.09; S&P 500 của Mỹ là 30.27. Như vậy CP Việt Nam hấp dẫn nhất so với các nước so sánh. Các công ty niêm yết có EPS tăng trưởng mạnh trong năm 2021 khoảng hơn 22%, do đó P/E forward năm 2021 chỉ còn 15,7 lần. Hơn nữa GDP đầu người của VN năm 2020 ở mức 3.521 USD/người nên ngày càng nhiều người có tiền, có nhu cầu đầu tư. Trong khi lãi suất tiết kiệm thấp, nên kênh Chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn (như Đài Loan giữa thập niên 80). Số lượng tài khoản CK mở mới bùng nổ trong những tháng gần đây, tháng sau xô đổ kỷ lục của tháng trước. Tháng 5/2021 có 113.674 TKCK mở mới, đưa tổng số TKCK lên 3.25 triệu TK bằng 3,2% dân số Việt Nam.  
 
10 CP tăng trưởng nhất Việt Nam trong 10 năm qua. Quyết định quan trọng nhất của các nhà đầu tư khôn ngoan là chọn đúng các CP mà chúng có khả năng tăng trưởng tốt nhất trong dài hạn. Tương lai luôn bắt đầu từ quá khứ. Khi đánh giá một công ty tốt hay vĩ đại người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) giá CP trong dài hạn, càng dài nhiều năm càng cho chúng ta một cái nhìn đáng tin cậy hơn. Biểu đồ giá 10 CP niêm yết tăng trưởng tốt nhất trong 10 năm qua:
 
 
TV2 là CP tăng trưởng nhất và vượt trội so với các CP khác như HPG, PNJ. TV2 tăng 62,6 lần hay CAGR là 51,2%/năm. Nếu bạn đầu tư 10 triệu đ vào TV2 10 năm trước, giờ bạn đã có 626 triệu đ. Trong khi tỷ lệ lãi bình quân TTCK VN chỉ 12,5%/năm hay giá trị cuối kỳ bằng 3,3 lần. Nếu gửi tiết kiệm với lãi suất 6%/năm thì giá trị cuối kỳ là 1,8 lần như biểu đồ dưới. 
 
 
Điều gì làm nên sự kỳ diệu của TV2? Liệu TV2 có tiếp tục tăng trưởng ấn tượng như vậy không?
 
Kết quả kinh doanh quý 2 Theo nguồn tin đáng tin cậy, doanh thu quý 2 của TV2 đạt khoảng 1.400 tỷ đ cao gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước 387 tỷ đ. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 1.746 tỷ đ cao hơn 70% so với cùng kỳ năm trước chỉ là 1.027 tỷ. Với tỷ lệ lãi gộp 15% bằng của quý 1, các chi phí bán hàng và quản lý bằng quý 1 là 24,2 tỷ. Thu nhập trừ chi phí tài chính bằng quý 1 là 8 tỷ. Lãi thuần sau thuế quý 2 ước đạt 155 tỷ cao gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm trước chỉ là 39,7 tỷ. Như vậy lãi sau thuế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 184 tỷ cao hơn 95% so với cùng kỳ năm trước 94,4 tỷ. Trong quý 3, TV2 chắc chắn hoàn thành giai đoạn 2 của dự án Điện gió Tân Thuận để hưởng giá FIT 9,35 cent/kWh. Giá trị đầu tư GĐ 2 là 2.322 tỷ đ cao hơn gấp 2 lần so với doanh thu quý 3/2020. 
 
TV2 sẽ chốt danh sách chia cổ tức 35% trong đó 25% bằng cổ phiếu trong nay mai. Trang Web của UBCK ngày 24/6 đã đưa tin. 
 
Tình hình tài chính TV2 rất lành mạnh. Cuối quý 1, TV2 có tiền là 999 tỷ đ và chỉ vay có 146 tỷ. Tỷ suất thanh toán là 1,5. Vốn chủ sở hữu là 1.196 tỷ đ. Giá trị sổ sách là 33.207 đ/CP. 
 
PHÂN TÍCH, ĐỊNH GIÁ TV2. TV2 hoạt động ở 4 lĩnh vực chính trong năm 2021 như sau:
 
a. Tổng thầu EPC các dự án điện, bao gồm cả việc sản xuất cơ khí, các cấu kiện cho các dự án. Các dự án lớn đang và sẽ thực hiện năm 2021 gồm 1) DA điện gió Tân Thuận (Cà Mau) 75MW, tổng đầu tư 3.580 tỷ sẽ hoàn thành đưa vào vận hành trước 31/10/2021; 2) DA Thủy Điện Thác Bà 2 với 18,9MW, tổng đầu tư 707 tỷ đ, khởi công quý 2/2021, hoàn thành Q4/2023; 3) DA điện khí Long Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng tiền đầu tư 3,78 tỷ USD với TCS 3.600 MW, giai đoạn 1 là 1.500 MW khởi công quý 4/2021 và hoàn thành 2025; và 4) Dự án điện sinh khối Hậu Giang 20MW với tổng tiền đầu tư 875 tỷ đ. Chưa kể các dự án lớn Nhiệt điện Dung Quất, Quảng trị 1… 
 
b. Quản lý vận hành (QLVH) các nhà máy điện từ xa. TV2 là công ty duy nhất có Trung tâm vận hàng nhà máy điện từ xa. TV2 QLVH các nhà máy điện mặt trời, điện gió…cho các khách hàng từ xa, nên chi phí thấp tiết kiệm cho khách hàng. Chi phí khách hàng trả cho TV2 là 3,5-4% doanh thu phát điện. Tới cuối năm 2019, công ty đã QLVH gần 500 MWp nhưng đến cuối năm 2020, công suất QLVH đã tăng gấp 3 lần lên 1.500 MWp. Năm nay và các năm tiếp theo sẽ tăng trưởng mạnh ở mức 25-30%/năm. Mảng QLVH các nhà máy điện mang lại doanh thu năm 2021 cho TV2 khoảng 180 tỷ đ và lợi nhuận sau thuế ước 47 tỷ đ.
 
c. Hoạt động tư vấn khảo sát, thiết kế lập các dự án tiền khả thi, khả thi về điện. TV2 là nhà tư vấn điện số một Việt Nam với rất nhiều dự án lớn. Hàng năm doanh thu từ mảng này khoảng 150 tỷ đ, với tỷ lệ lãi gộp lớn hơn 20%. Hoạt động tư vấn của TV2 tuy không tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng có thể giúp TV2 có các hợp đồng tổng thầu EPC hay các dự án đầu tư hiệu quả cao.
 
d. Hoạt động đầu tư. Chỉ với 3 dự án mà TV2 đã đầu tư và đang hoặc sớm hoạt động với tổng đầu tư của TV2 là 285 tỷ đ bao gồm 1) ĐMT TTDL Vĩnh Tân 106 tỷ đ (100%), 2) ĐMT Sơn Mỹ 3.1 với 87 tỷ đ (25%) và 3) DA điện giá Tân Thuận 92 tỷ đ (25%). 3 Dự án này đi vào hoạt động có thể tạo ra NPV cho TV2 là khoảng 652 tỷ. Ngoài ra TV2 còn đầu tư vào các dự án mới như Thủy Điện Thác Bà 2 với 318 tỷ đ (45%), Các dự án điện sinh khối ở Miền Tây như góp 20 tỷ (20%) DA Hậu Giang 20MW; tương tự cho các Dự án Trà Vinh 25MW, An Giang 2X30 MW. Dự án Văn phòng cho thuê tại 32 Ngô Thời Nhiệm, TV2 có thể thu hơn 100 tỷ đ/năm.
 
Kết quả kinh doanh 7 năm gần nhất kể từ khi TV2 thay đổi chiến lược từ thuần túy tư vấn sang làm cả EPC, sản xuất, quản lý vận hành và đầu tư. EPS gốc của TV2 rất cao và nhiều năm là quán quân như 2015 là 17.405đ/CP; 2016 là 19.626; 2017 là 36.574; 2018 là 18.282 và 2019 là 10.626 đ/CP. Tuy nhiên do TV2 chia cổ tức bằng CP liên tục trong nhiều năm, nên EPS ở bảng dưới là đã điều chỉnh cho số CP tăng do chia cổ tức bằng CP. Đơn vị tính: tỷ đ, trừ EPS Đ/CP.
 
 
Tổng các khoản dự phòng phải trả đến hết quý 1 năm 2021 là 223 tỷ đ. TV2 đang trích lập dự phòng theo quy định cho phép tối đa của thuế là 5% trên giá trị Công trình. Từ trước đến nay hầu như Công ty chưa phải sử dụng đến khoản dự phòng này. Thực chất 223 tỷ này là lãi để dành. Nó sẽ được hoàn nhập vào lãi trong năm nay và vài năm tới.
 
Ước tính kết quả năm 2021 và 7 năm tiếp theo: Trong 5 năm gần nhất, doanh thu và lãi kế hoạch năm công bố của TV2 thấp hơn thực tế tương ứng là 33% và 52%. Mặc dù TV2 luôn thận trọng trong kế hoạch, nhưng với nhu cầu đầu tư ngành điện trong 10 năm tới khoảng 14 tỷ USD/năm như dự thảo điện 8, với hàng loạt các dự án lớn đang và sẽ triển khai nên trong báo cáo thường niên 2020, TV2 đã công bố kế hoạch doanh thu đến năm 2025 sẽ đạt 10.000 tỷ đ. Nghĩa là CAGR doanh thu ở mức 27%/năm trong 5 năm tới. Theo ước tính thận trọng, doanh thu năm 2021 sẽ đạt khoảng 3.882 tỷ tăng 16% so với năm 2020. Doanh thu năm 2022 tăng 23% còn từ 2023-2025 tăng 28%, sau đó từ 2026 đến 2030 mỗi năm tỷ lệ tăng sẽ giảm đi 2% còn 26%, 24%, 22%, 20% và 18%. Lãi sau thuế sau quỹ khen thưởng được ước tính bằng tỷ lệ bình quân của 7 năm (8,2% doanh thu). Bảng ước tính doanh thu, lãi, EPS của 8 năm tới (đơn vị tính là tỷ đ, trừ EPS là đ/CP).
 
 
EVN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu TV2 xuống khoảng 30%. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ tháng 4/2021, TV2 công bố đã làm việc và đạt được sự đồng thuận với Ban lãnh đạo EVN, theo đó EVN sẽ thoái  vốn xuống ở mức khoảng 30% để TV2 có thể tham gia đấu thầu các dự án của EVN theo luật đấu thầu mới. Khi EVN không nắm giữ CP chi phối, ban lãnh đạo TV2 và các nhà đầu tư đều tin tưởng rằng TV2 sẽ có sự tăng trưởng đột phá, mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới.
 
Định giá TV2 theo hệ số P/E: Với EPS như bảng trên, giá trị sổ sách đến cuối năm 2023 của TV2 là 66.900 đ/CP. Nghĩa là nếu các thứ khác không đổi, đầu tư vào TV2 chỉ sau 2,5 năm là hoàn vốn. Tại ngày 28/6/2021 thị trường đang định giá TV2 ở mức P/E trượt là 8,88 lần (58.200/6.553).  EPS trượt đến hết quý 2 là 9.767 đ/CP nên giá CP của TV2 cuối quý 2/2021 sẽ là 86.700 đ/CP. P/E các CP tốt luôn có xu hướng tăng, đặc biệt là khi có tin tốt. 
 
TV2 có tăng trưởng EPS tốt nhất VN, có mức rủi ro thấp (tài chính lành mạnh, hệ số rủi ro Beta thấp), thanh khoản ở mức trung bình. Nếu TV2 được định giá bằng 70% P/E bình quân thị trường thì giá của nó là 130.900 đ/CP. (=9.767 x 19.15 x70%)
 
Định giá TV2 theo FCFF (Dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu) với các giả định doanh thu, lãi lỗ ở trên và giả định chi phí vốn CSH 13%, FCFE từ năm 2031 đến vô hạn chỉ tăng 5% tương ứng với P/E chỉ 8,7 lần thì Giá trị nội tại của TV2 là 244.000 đ/CP. 
 
Rủi ro khi đầu tư vào TV2: Mặc dù TV2 là công ty số 1 về tư vấn, xây dựng điện, nhưng do tính chất làm các dự án nên doanh thu, lợi nhuận có thể không đều giữa các quý, mặc dù tính theo năm vẫn tăng trưởng khá đều. Dịch Covid 19 có thể làm trễ một số dự án.

Cổ phiếu liên quan