15h00
Về cuối phiên giao dịch, lực bán bất ngờ tăng vọt và kéo nhiều cổ phiếu lớn giảm giá, một số mã trụ cột cũng thu hẹp đà tăng và điều này có lúc khiến VN-Index lùi sát về mốc tham chiếu. Dù vậy, với sự bứt phá của các cổ phiếu như VJC, VHM, VNM... nên VN-Index vẫn giữ được sắc xanh.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,23 điểm (0,3%) lên 1.410,04 điểm. Toàn sàn có 153 mã tăng, 244 mã giảm và 46 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,69 điểm (0,21%) lên 323,79 điểm. Toàn sàn có 95 mã tăng, 127 mã giảm và 55 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,5 điểm (0,56%) lên 90,3 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước, tổng giá trị giao dịch chiếm 26.200 tỷ đồng, giá trị khớp lệnh đạt 23.900 tỷ đồng, riêng sàn HoSE là 19.400 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 40 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h42
Các cổ phiếu trụ cột như VHM, VNM, VIC hay VJC đều tăng giá mạnh. Trong đó, VHM tăng 2,6% lên 118.500 đồng/cp, VNM tăng 2,2% lên 91.200 đồng/cp, VJC tăng 2,3% lên 118.200 đồng/cp, VIC tăng 1,7% lên 118.700 đồng/cp.
VN-Index hiện tăng 7,9 điểm (0,54%) lên 1.413,42 điểm. HNX-Index tăng 1,01 điểm (0,31%) lên 324,11 điểm. UPCoM-Index tăng 0,51 điểm (0,57%) lên 90,31 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 6,2 điểm (0,44%) lên 1.421,01 điểm. Toàn sàn có 179 mã tăng, 214 mã giảm và 41 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,86 điểm (0,58%) lên 324,96 điểm. Toàn sàn có 85 mã tăng, 106 mã giảm và 62 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,66 điểm (0,73%) lên 90,46 điểm.
Cuối phiên sáng, bên cạnh nhóm ngân hàng, các mã trụ cột như VHM, VNM... cũng tăng mạnh và góp phần cùng cố vững sắc xanh của các chỉ số. VHM tăng 1,8%, VNM tăng 2,1%.
Thanh khoản thị trường thấp hơn phiên sáng qua, tổng giá trị giao dịch đạt 15.010 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 13.900 tỷ đồng, riêng sàn HoSE là 11.254 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng 44 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h25
Nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn ghi nhận nhiều cổ phiếu bứt phá mạnh như STB, LPB, BID, MSB, SHB... chính điều này giúp giữ vững sắc xanh của các chỉ số. Trong đó, STB tăng 3,6%, LPB tăng 2,3%, MSB tăng 1,7%...
Hiện tại, VN-Index tăng 4,80 điểm (0,34%) lên 1.410,61 điểm. HNX-Index tăng 2,06 điểm (0,64%) lên 325,16 điểm. UPCoM-Index tăng 0,59 điểm (0,66%) lên 90,39 điểm.
9h35
Trước sự lao dốc của giá dầu thế giới, nhóm cổ phiếu dầu khí trên thị trường chứng khoán Việt Nam gồm GAS, PVD hay PVS đồng loạt đi xuống, trong đó, GAS giảm 1,7%, PVD giảm 1,3%, PVS giảm 1,6%... việc các cổ phiếu dầu khí giảm đã gây áp lực đáng kể đến các chỉ số thị trường.
Dù vậy, các chỉ số vẫn tăng nhờ lực đẩy của các cổ phiếu lớn như FPT, LPB, STB, MSB... đồng loạt tăng. FPT đang tăng 3% lên 88.400 đồng/cp, LPB tăng 2,5% lên 30.900 đồng/cp, STB tăng 2,5% lên 30.950 đồng/cp.
Hiện tại, VN-Index tăng 2,52 điểm (0,18%) lên 1.408,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 75 triệu cổ phiếu, trị giá 2.200 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,75 điểm (0,23%) lên 323,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 17,8 triệu cổ phiếu, trị giá 424 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,63 điểm (0,7%) lên 90,43 điểm.
Thị trường biến động tích cực trong phiên 29/6 trước sự bùng nổ của nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng. VN-Index đã vượt mốc 1.400 điểm, trong khi VN30-Index cũng vượt đỉnh cũ. Thanh khoản thị trường cũng cải thiện trở lại với giá trị khớp lệnh đạt 25.800 tỷ đồng. Giao dịch của khối ngoại diễn ra có phần tiêu cực khi bán ròng là 203 tỷ đồng.
Theo Chứng khoán Asean, trong phiên giao dịch tới, VN-Index sẽ tiếp tục có quán tính tăng điểm để kiểm tra vùng kháng cự gần 1.410 – 1.415 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.420 – 1.425 điểm.
Chứng khoán BIDV cho rằng VN-Index có thể sẽ giằng co quanh ngưỡng 1.410 vào phiên tiếp theo khi đây là khu vực kháng cự của chỉ số.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 29/6. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,06%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 1,03% còn Topix giảm 1,11%. Thị trường Trung Quốc đi xuống từ đầu phiên với Shanghai Composite giảm 0,42%, Shenzhen Component giảm 0,49%. Hang Seng của Hong Kong giảm 0,34%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,17%. ASX 200 của Australia giảm 0,31%.
Chốt phiên 28/6, Dow Jones giảm, Nasdaq và S&P 500 tăng. Dow Jones giảm 150,57 điểm, tương đương 0,44%, xuống 34.283,27 điểm. S&P 500 tăng 9,91 điểm, tương đương 0,23%, lên 4.290,61 điểm, vượt đỉnh lịch sử 4.280,69 điểm thiết lập hôm 25/6. Nasdaq tăng 140,12 điểm, tương đương 0,98%, lên 14.500,51 điểm, vượt đỉnh lịch sử 14.369,71 điểm thiết lập hôm 24/6.
Chốt phiên 28/6, giá đầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 1,5 USD, tương đương 2%, xuống 74,68 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 1,14 USD, tương đương 1,5%, xuống 72,91 USD/thùng. Mức giảm này đưa hai loại dầu ra khỏi vùng quá mua, xuống thấp nhất kể từ ngày 18/6. Trước đó, giá hai loại dầu lên cao nhất kể từ tháng 10/2018.