• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
30 Tháng Mười Một 2024 1:39:58 SA - Mở cửa
NLG: Vì sao ‘trùm’ địa ốc Nam Long đóng tới 225 tỷ đồng tiền thuế từ hoạt động M&A nửa đầu năm?
Nguồn tin: VietNam Finance | 14/07/2021 1:18:13 CH
Một trong những doanh nghiệp phát sinh nhiều thuế thu nhập doanh nghiệp nhất từ hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn trong 6 tháng đầu năm 2021 là Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long với số tiền 225 tỷ đồng.

 
Vì sao ‘trùm’ địa ốc Nam Long đóng tới 225 tỷ đồng tiền thuế từ hoạt động M&A nửa đầu năm?
 
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng đầu năm, giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng cuối năm 2021, trong những tháng đầu năm 2021, sau đợt ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 năm 2020, thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn tăng gấp 2,6 lần cùng kỳ, tương đương với mức tăng khoảng 3.500 tỷ đồng.
 
Đáng chú ý, một trong những doanh nghiệp phát sinh nhiều thuế thu nhập doanh nghiệp nhất từ hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn là Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long (Công ty Nam Long) với số tiền 225 tỷ đồng.
 
Theo báo tài chính quý I/2021 của Công ty Nam Long, doanh thu thuần hợp nhất quý I/2021 của công ty đạt 235 tỷ đồng, giảm 43%, tương đương 180 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân là do các dự án mới hiện đang trong quá trình xây dựng. Trong khi đó, các dự án cũ đã dần hoàn tất tiến độ và giao nhà trong năm 2019, 2020.
 
Tuy nhiên, lãi sau thuế quý I/2021 đạt 365 tỷ đồng, tăng 231% so với cùng kỳ năm 2020, một phần do sự đóng góp từ việc mua Công ty TNHH thành phố Watefront Đồng Nai.
 
 
 
 
Hàng tồn kho tăng từ 6.069 tỷ đồng lên 13.521 tỷ đồng, chủ yếu do ghi nhận dự án Đồng Nai Waterfront
 
Tổng tải sản của công ty đến cuối quý I/2021 là 19.762 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là hàng tồn kho tại các dự án bất động sản dở dang. Các dự án lớn có thể kể đến như: dự án Đồng Nai Waterfront (giá trị ghi sổ 7.173 tỷ đồng), dự án Hoàng Nam (2.381 tỷ đồng), dự án Vàm Cỏ Đông (1.139 tỷ đồng), dự án Areco (138 tỷ đồng),…
 
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của Công ty Nam Long, đại diện của công ty cho biết trong năm 2021, Nam Long sẽ chi khoảng 2.000 tỷ đồng để mở rộng quỹ đất, nhắm đến các dự án diện tích lớn, đầy đủ pháp lý tại những khu vực và thành phố được đánh giá có tiềm năng phát triển kinh tế, thu hút lực lượng lao động có nhu cầu an cư lớn như Hà Nội, TP. HCM và các đô thị cấp 2.
 
Mới đây, Công ty Nam Long đã công bố hoàn tất bán ra 10 triệu cổ phiếu quỹ, thu về tổng số tiền khoảng 700 tỷ đồng, chủ yếu được sử dụng để mở rộng quỹ đất.
 
Công ty Nam Long hiện đang sở hữu hơn 681 ha quỹ đất sạch tại các dự án quy mô khu đô thị tập trung ở các vị trí như Long An, Đồng Nai, TP. HCM, Hải Phòng… đây được xem là những vị trí "vàng" trong nhiều năm tới bởi xu thế bất động sản vùng ven đang nổi lên và trung tâm đã quá chật chội.
 
Điển hình là 3 dự án nhận chuyển nhượng vào tháng 3/2019 với tổng quỹ đất lên đến gần 240 ha gồm khu đô thị Waterfront (170ha - Long Hưng, Đồng Nai), Nam Long Đại Phước (45ha - Nhơn Trạch, Đồng Nai) và Nam Long Hải Phòng (21ha - Thủy Nguyên, Hải Phòng).
 
Qua đó, tổng quỹ đất của Nam Long đến cuối năm 2019 đã lên đến 681 ha. Theo ước tính, lợi nhuận từ 7 dự án đang triển khai sẽ mang về cho cổ đông Nam Long 9.000 tỷ đồng (chưa bao gồm 190ha Waterpoint giai đoạn 2).
 
Trong chiến lược hàng năm, Công ty Nam Long cũng đặt kế hoạch mỗi năm dành từ 500 đến 1.000 tỷ đồng để tích lũy thêm 10 - 20ha quỹ đất sạch sẵn sàng cho việc phát triển dự án.
 
Như vậy, việc liên tục tiến hành M&A các dự án bất động sản và quỹ đất nhiều khả năng là nguyên nhân đưa Nam Long trở thành một trong những doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất từ hoạt động sáp nhập, hợp nhất, đánh giá lại tài sản khi góp vốn, chuyển nhượng vốn.
 
Nhiều dự án "khủng" của Nam Long dính nhiều “tai tiếng”
 
Bên cạnh việc sở hữu hàng loạt quỹ đất “khủng”, Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long cũng dính khá nhiều tai tiếng ở một số dự án.
 
Đơn cử tại dự án Akari City tại đường Võ Văn Kiệt, quận Tân Bình, TP. HCM. Dự án này có tổng 4.600 căn hộ với 7.676 tỷ đồng vốn đầu tư, mở bán giai đoạn 1 với 1.862 căn thông qua sàn giao dịch DNDL.
 
Tuy giới thiệu và bán hàng từ tháng 10/2018 nhưng phải tới tháng 6/2019, khách hàng mới có thể ký hợp đồng mua bán. Dù chỉ là thỏa thuận cọc, giữ chỗ nhưng đơn vị này và các bên liên quan vẫn thu của khách hàng 30% giá trị căn hộ bán.
 
Một dự án tai tiếng khác của Công ty Nam Long là dự án Flora Novia (đường Phạm Văn Đồng, quận Thủ Đức, TP. HCM) từng bị khách hàng lên tiếng tố cáo doanh nghiệp “bội tín”, không làm theo cam kết như lúc thỏa thuận giữ chỗ, đặt cọc căn hộ.
 
 
 
 
Công ty Nam Long từng bị khách hàng tố "lật kèo" tại dự án Flora Novia
 
Cụ thể, chủ đầu tư giới thiệu nếu đặt tiền giữ chỗ sớm sẽ chọn được các căn hộ có vị trí đẹp và chờ đến ngày mở bán chỉ cần đóng thêm tiền theo tiến độ chờ hợp đồng cọc nữa là xong. Tuy nhiên, khi đến ngày mở bán, chủ đầu tư đã “lật kèo” khi cho khách hàng bốc số sau đó chuyển qua bốc thăm để chọn các căn hộ tại dự án.
 
Điều này khiến nhiều khách hàng bức xúc cho rằng doanh nghiệp làm trái thoả thuận vì trong bản thỏa thuận đặt cọc giữ cho ghi vị trí căn hộ một đằng nhưng phải ký hợp đồng mua căn hộ khác một nẻo, không đúng cam kết…
 
Bên cạnh các “tai tiếng” về dự án trên, Công ty Nam Long còn bị cơ quan chức năng truy thu thuế hàng tỷ đồng.
 
Cụ thể, tháng 9/2020, Cục thuế TP. HCM đã ra quyết định phạt và truy thu thuế số tiền hơn 1 tỷ đồng do có hành vi kê khai sai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.
 
Trong đó, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế là hơn 165 triệu đồng. Tiền truy thu thuế giá trị gia tăng là 20 triệu đồng. Tiền truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp là 807 triệu đồng. Tiền chậm nộp thuế tính đến ngày 31/8/2020 là 39 triệu đồng.
 
 
 
Quyết định xử phạt của Cục thuế TP. HCM đối với Nam Long Group
 
Vào tháng 1/2020, Công ty Nam Long cũng từng bị xử phạt và truy thu thuế với số tiền gần 9,1 tỷ đồng vì hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo quy định.
 
Cụ thể, cơ quan quản lý sẽ tiến hành truy thu thuế năm 2018 là 5,5 tỷ đồng số tiền thuế khai thiếu. Trong đó, có hơn 3,5 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 748 triệu đồng thuế giá trị gia tăng, 1,13 tỷ đồng thuế nhà thầu nước ngoài và hơn 123,4 triệu đồng thuế thu nhập cá nhân.
 
Đồng thời, Công ty Nam Long còn chịu phạt 20% trên số tiền thuế khai thiếu, tương đương 1,1 tỷ đồng và 387 triệu đồng tiền nộp chậm. Số tiền nộp chậm thuế được tính đến hết ngày 19/12/2019.
 
Trong khi đó, cộng với số tiền giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ (tháng 12/2018) chuyển kỳ sau là 2,1 tỷ đồng, tổng số tiền Công ty Nam Long phải nộp là 9,1 tỷ đồng.
 
Ông Nguyễn Xuân Quang, “trụ cột” của Công ty Cổ phần Hoàng Long là ai?
 
Theo tìm hiểu, Chủ tịch hội đồng quản trị của Nam Long Group là ông Nguyễn Xuân Quang, sinh ngày 20/5/1960 tại Bình Thuận.
 
 
Ông Nguyễn Xuân Quang- Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long
 
Sinh ra ở vùng đất Bình Thuận miền Trung đầy cát và nắng trong một gia đình học thuật. Năm 1983 sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM chuyên ngành kiến trúc, ông Nguyễn Xuân Quang dự định sẽ học tiếp để lấy bằng tiến sĩ. Khi ra trường, ông vào làm ở Phân viện Quy hoạch phía Nam thuộc Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước với mong muốn được đi nước ngoài tu nghiệp.
 
Mơ ước không thành, ông Quang quyết định rẽ sang một con đường mới và thành lập Công ty TNHH Nam Long với vốn điều lệ 700 triệu đồng vào năm 1992.
 
Tiếp nối những năm sau đó, ông Quang cùng các cộng sự của mình từng bước mở rộng đầu tư, phát triển bất động sản sang các tỉnh thành khác như Bình Dương, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai với quy mô lớn.
 
Đến năm 2005, ông Quang đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long với số vốn điều lệ 55 tỷ đồng, tăng gấp 78 lần so với số vốn ban đầu.
 
Năm 2007, khi cả thị trường đang tập trung phát triển dòng sản phẩm căn hộ cao cấp, Nam Long tung ra dòng sản phẩm căn hộ giá rẻ EHome 1 với giá 10 triệu đồng/m2.
 
Giai đoạn từ năm 2007-2011, công ty của ông Quang liên tục tăng vốn điều lệ với sự hợp tác của các cổ đông chiến lược là các nhà đầu tư nước ngoài như: Công ty Nam Việt (100% vốn ngân hàng Mỹ Goldman Sachs); Quỹ ASPL thuộc tập đoàn bất động sản Ireka đến từ Malaysia; Quỹ Mekong Capital,… Tính đến 2011, công ty có vốn điều lệ là 615,7 tỷ đồng.
 
Tới năm 2013, ông Quang chính thức đưa Nam Long niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán NLG với vốn điều lệ 955 tỷ đồng.
 
Trong giai đoạn từ 2014 – 2015, hàng loạt các "ông lớn" trở thành cổ đông mới của Công ty Nam Long như: Công ty tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ đầu tư Bridger Capital, Quỹ Probus Asia, Công ty CK TP.HCM (HSC), Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Hướng Việt, Công ty TNHH Quốc tế TMDV Tân Hiệp, Keppel Land.
 
Vào năm 2016, Công ty Nam Long phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu, phối hợp cùng hai đối tác Nhật Bản hợp tác phát triển dự án Fuji Residence và Kykio Residence. Công ty ra mắt các dòng sản mới là EhomeS và dòng sản phẩm biệt thự Valora.
 
Một năm sau, công ty tiếp tục hợp tác cùng hai đối tác Nhật phát triển dự án Mizuki Park với tổng mức vốn đầu tư dự kiến lên đến hơn 7.000 tỷ đồng.
 
Trong các năm gần đây, Công ty Nam Long liên tục đẩy mạnh việc mở rộng các quỹ đất, phát triển các đại đô thị có quy mô lớn với đầy đủ tiện ích. Hiện Công ty Nam Long đang có 20 công ty con với hơn 739 nhân viên, vốn chủ sở hữu 9.800 tỷ đồng và tổng tài sản 19.762 tỷ đồng.