Cổ phiếu LPB đã không còn nằm trong danh mục 10 khoản đầu tư lớn nhất của Tundra Substainable Frontier Fund, thay vào đó là ACV
Việt Nam có 4 đại diện chiếm 19,2% giá trị danh mục của quỹ bao gồm FTP, REE, MSN và ACV
Hiệu suất danh mục tăng trưởng nhờ đóng góp của các thị trường Pakistan, Việt Nam và Indonesia
Báo cáo kết quả hoạt động tháng 6, vừa công bố đầu tháng 7 này của quỹ Tundra Substainable Frontier Fund cho thấy cổ phiếu
LPB của ngân hàng LienVietPostBank (HoSE:
LPB) đã không còn nằm trong danh mục 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ. Tháng trước,
LPB chiếm tỷ trọng lớn thứ 8, với 3,2% giá trị danh mục của Tundra Substainable Frontier Fund.
LPB có thời điểm leo lên xếp thứ 4 trong 10 khoản đầu tư của quỹ Thuỵ Điển vào tháng 5 này.
Cổ phiếu
LPB đã có thời gian tăng giá mạnh. Chốt phiên giao dịch hôm nay 7/7, tăng kịch trần tại 29.950 đồng/cổ phiếu, tăng 44% trong vòng 3 tháng và tăng 141% so với đầu năm.
Thay vào đó, cổ phiếu
ACV của Tổng công ty cảng hàng không (UPCoM:
ACV) xuất hiện và trở thành 1 trong 4 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ tại thị trường Việt Nam. Cổ phiếu
ACV hôm nay đóng cửa giảm nhẹ, dừng tại 75.700 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 12% trong vòng một tháng qua và hiện tương tương với vùng giá hồi đầu năm.
Từ tháng 5,
FPT (HoSE:
FPT) đã rơi xuống vị trí thứ 2, xếp sau một công ty công nghệ của Pakistan trong nhóm các khoản đầu tư dẫn đầu.
FPT chiếm 8,5% giá trị danh mục trong tháng 6 của Tundra Substainable Frontier Fund.
Ngoài hai khoản đầu tư trên, quỹ cũng đầu tư vào
REE với tỷ trọng 4,1% và
MSN của Masan (HoSE:
MSN) với tỷ trọng 3,4%.
Top 10 khoản đầu lớn nhất của quỹ trong tháng 5 và tháng 6
Cũng theo báo cáo, tính đến cuối tháng 6, tổng giá trị tài sản quản lý của Tundra Substainable Frontier Fund đạt 230 triệu USD. Hiệu suất danh mục trong tháng 6 tăng 4%, tính theo đồng USD, cao hơn mức tăng của chỉ số cơ sở MSCI FM (2,2%).
Báo cáo cho biết với việc đồng USD mạnh hơn so với euro đã giúp quỹ gia tăng lợi nhuận tương ứng. Ba thị trường chính đóng góp cho hiệu suất của quỹ là Việt Nam, Pakistan và Indonesia.
3 thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất của quỹ hiện là Pakistan,Việt Nam và Bangladesh. Trong đó, cổ phiếu của các công ty Pakistan chiếm tỷ trọng lớn nhất 25%, tiếp đến là Việt Nam chiếm 23% giá trị danh mục. Việt Nam cũng dẫn đầu số lượng cổ phiếu trong nhóm 10 khoản đầu tư lớn nhất với 4 đại diện, chiếm 19,2% giá trị danh mục của quỹ.