• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 4:32:02 SA - Mở cửa
MSB: Nâng cao sức khỏe tài chính để phát triển bền vững
Nguồn tin: Người đồng hành | 12/08/2021 4:54:56 CH
Ngân hàng siết chất lượng giải ngân tín dụng và chất lượng dư nợ cho vay, bên cạnh trích lập dự phòng để ứng phó nợ xấu.
MSB liên tục nâng cao chất lượng nguồn vốn, tiếp cận các chuẩn mực an toàn quốc tế, tạo nền tảng phát triển bền vững. 
 
Khẩu vị rủi ro cao, kiểm soát chặt nợ xấu
 
Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư và chuyên viên phân tích mới đây, CEO MSB, ông Nguyễn Hoàng Linh chia sẻ ngân hàng có thể tăng trích lập dự phòng vào nửa cuối năm sau khi đã thực hiện 95% kế hoạch lợi nhuận năm, điều này sẽ giúp cho các chỉ số an toàn và lợi nhuận của MSB cân bằng hơn.
 
Trong 2 năm qua, ngân hàng vẫn đang trong quá trình kiểm soát nợ xấu chặt chẽ và từng bước xử lý các tài sản gán nợ tồn đọng. Đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu của MSB ở mức 1,6%, sau khi giảm liên tiếp trong 2 năm trước đó. Dư nợ các khoản vay được cơ cấu do ảnh hưởng Covid-19 tính đến tháng 6 là 241 tỷ đồng, ngân hàng đã thực hiện trích lập 64 tỷ đồng theo đúng quy định của Thông tư 03.
 
Song song, ngân hàng cũng chi nhiều hơn cho dự phòng, dao động 800-1.000 tỷ đồng mỗi năm, gấp đôi so với giai đoạn năm 2015. Riêng nửa đầu 2021, ngân hàng dành gần 1.100 tỷ đồng trích lập rủi ro tín dụng bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

 
MSB kỳ vọng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% trong năm nay. Ảnh: MSB
 
Không chỉ cải thiện “sức đề kháng”, MSB cũng thận trọng phòng vệ ngay từ khâu giải ngân. Các món vay được kiểm tra soát xét kỹ lưỡng về tài sản đảm bảo với từng khách hàng. Ông Linh từng chia sẻ MSB là một trong những ngân hàng có khẩu vị rủi ro chặt chẽ trên thị trường, chú trọng chất lượng dư nợ. Trong 4 năm gần đây, nhà băng này cũng liên tục nâng tỷ trọng các món nợ có tài sản đảm bảo từ gần 79% năm 2018 lên hơn 85% tại thời điểm 30/6/2021. 
 
Tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cũng được ngân hàng kiểm soát chặt, chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu. Tính đến cuối tháng 6, dư nợ ở lĩnh vực bất động sản, chứng khoán – 2 lĩnh vực được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đánh giá rủi ro, chỉ chiếm khoảng 18% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay bất động sản chiếm 13,96% và lĩnh vực tài chính 4,1%.  Ngân hàng tập trung giải ngân vào các lĩnh vực ít rủi ro và có tiềm năng phát triển trong bối cảnh đại dịch như Y tế, giáo dục, năng lượng sạch. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho MSB được cấp hạn mức cao hơn so với mặt bằng chung trong đợt nới chỉ tiêu tín dụng lần hai.
 
MSB kỳ vọng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% trong năm nay, qua đó đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tài sản đạt 190.000 tỷ đồng vào cuối 2021. 
 
Từng bước cải thiện chất lượng nguồn vốn
 
Đi đôi với kiểm soát đầu ra dư nợ, ngân hàng cũng từng bước cải thiện chất lượng vốn, xây dựng nền tảng tài chính mạnh để nới rộng chỉ tiêu tín dụng và ứng phó với các trường hợp bất khả kháng trên thị trường. Các chỉ số an toàn vốn được MSB tuân thủ và chặt chẽ hơn mức chuẩn NHNN quy định.
 
Đơn cử, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tiếp tục duy trì 23-26% trong giai đoạn 2018-2020 và giảm xuống còn gần 21,8% vào cuối tháng 6, trong khi tiêu chuẩn là 40%. Điều này một phần nhờ vào cơ cấu nguồn vốn hiệu quả khi tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng chiếm 28,3% tổng tiền gửi khách hàng, đứng thứ 4 toàn ngành. Yếu tố này cũng giúp ngân hàng không bị ảnh hưởng tới biên lãi thuần (NIM) khi giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng. 

 
Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm 28,3% tổng tiền gửi khách hàng tại MSB, đứng thứ 4 toàn ngành. Ảnh: MSB
 
Trao đổi với nhà đầu tư về hệ số an toàn vốn (CAR), ông Nguyễn Hoàng Linh cho biết MSB đã liên tục nâng cao chỉ tiêu này từ quanh 10,2% trong 2 năm trước lên 11,6% vào cuối tháng 6, cao hơn mức tối thiểu 8% của NHNN. Ngân hàng đang tiếp tục triển khai tăng vốn điều lệ lên hơn 15.000 tỷ đồng, bằng chia cổ tức cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 30%, qua đó cải thiện năng lực vốn và nâng CAR. 
 
Bên cạnh đó, sau khi trở thành một trong 10 ngân hàng đầu tiên thí điểm thành công Basel II, MSB tiếp tục tiên phong triển khai Basel III trong quản trị rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. 
 
Theo NHNN, Basel III nâng cao tính bền vững và nhạy bén của các ngân hàng trong việc đối phó với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, bổ sung tỷ trọng vốn rủi ro gia quyền vào tỷ trọng đòn bẩy cuối cùng và rà soát, nâng cao hiệu quả giao dịch ngân hàng.
 
Những yếu tố này sẽ là nền tảng để MSB phát triển, tăng trưởng tín dụng bền vững, hiệu quả và mở rộng quy mô với mục tiêu nằm trong Top 5 ngân hàng tư nhân năm 2023.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức