15h00
Đà tăng của các chỉ số được nới rộng vào cuối phiên khi hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn bứt phá, trong đó, MSN tăng 5,1%, HVN tăng 3,7%, GVR tăng 3,5%, VJC tăng 3,4%, SAB tăng 3,4%...
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,81 điểm (0,83%) lên 1.309,55 điểm. Toàn sàn có 228 mã tăng, 134 mã giảm. HNX-Index tăng 4,22 điểm (1,27%) lên 336,01 điểm. Toàn sàn có 128 mã tăng trong khi có 85 mã giảm. UPCoM-Index tăng 0,4 điểm (0,44%) lên 91,53 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh với giá trị khớp lệnh đạt 18.541 tỷ đồng, giảm 31% so với phiên trước. Giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 44% xuống mức 7.560 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng nhẹ ở sàn HoSE trong khi mua ròng ở 2 sàn còn lại HNX và UPCoM.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h55
Nhóm cổ phiếu than tiếp tục nới rộng đà tăng, trong đó, hầu hết các mã thuộc nhóm ngành này đều tăng trần như CST, NBC, CLM, TVD, TDN, MDC, TC6, THT hay HLC.
VN-Index tăng giá trở lại nhờ lực đỡ từ các cổ phiếu như MSN, VJC, SAB, GVR, MWG... Trong đó, MSN tăng 3,1%, VJC tăng 2,9%, SAB tăng 2,9%.
Hiện tại, VN-Index tăng 4,23 điểm (0,33%) lên 1.302,97 điểm. HNX-Index tăng 1,9 điểm (0,57%) lên 333,69 điểm. UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,09%) xuống 91,05 điểm.
11h30
Về cuối phiên sáng, áp lực bán trên thị trường trở nên mạnh hơn và đến từ các cổ phiếu như VIC, CTG, MBB, BCM, BVH... Trong đó, VIC giảm 2% xuống 93.500 đồng/cp và là nhân tố chính đẩy VN-Index đi xuống. Bên cạnh đó, CTG giảm 2,4% xuống 31.950 đồng/cp.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,36 điểm (-0,34%) xuống 1.294,38 điểm. Toàn sàn có 112 mã tăng, 246 mã giảm và 39 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,16 điểm (-0,05%) lên 331,95 điểm. UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,29%) xuống 90,87 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm rất mạnh so với phiên sáng hôm qua, tổng giá trị khớp lệnh đạt 9.369 tỷ đồng, giảm 46%, trong đó, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm 32,8% xuống 7.560 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng nhẹ khoảng 21 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
9h55
Nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn biến động tiêu cực. Trong đó, WSS bị kéo xuống mức giá sàn, DSC giảm 7,1%, APG tăng 5,2%, VIG giảm 3,1%, VIX giảm 4%... Chiều ngược lại, một số mã chứng khoán vẫn giữ được sắc xanh có BMS, VCI, TVC hay BSI nhưng mức tăng đều không quá mạnh.
9h45
Nhóm cổ phiếu than biến động tích cực trước sự "nóng" lên của giá than thế giới. Hiện tại, CST tăng 10,3%, TVD tăng 6,5%, TC6 tăng 6,2%, TDN tăng 5,4%.
9h35
Thị trường bước vào phiên giao dịch mới với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu lớn và điều này khiên các chỉ số biến động giằng co. Trong đó, các mã như PVS, DHB, MSN, GVR, VCB, SAB... đang tăng giá tốt và góp phần nâng đỡ các chỉ số. PVS đang tăng 1,2%, SHB tăng 1,1%, MSN tăng 1%...
Tuy nhiên, áp lực trên thị trường vẫn còn khá lớn và đến từ các cổ phiếu như MBB, CTG, TPB, VIC, ACB... Hiện tại, MBB giảm 1,4%, CTG giảm 0,6%.
Hôm nay MBB giao dịch bổ sung gần 980 triệu cổ phiếu. Đây là lượng cổ phiếu MBB phát hành thêm để trả cổ tức hồi tháng 7 với tỷ lệ 100:35.
Tương tự, hôm nay cũng là ngày giao dịch bổ sung của hơn 1,08 tỷ cổ phiếu CTG. Đây là lượng cổ phiếu CTG phát hành thêm để trả cổ tức hồi tháng 7 với tỷ lệ 100:29,0695.
VN-Index tăng 0,9 điểm (0,07%) lên 1.299,64 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 69 triệu cổ phiếu, trị giá 2.100 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,73 điểm (0,22%) lên 332,52 điểm. Tổng khối lượng giao địch dạt 18,7 triệu cổ phiếu, trị giá 429 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,07%) xuống 91,07 điểm. Giá trị giao dịch đạt 216 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán giảm điểm nhẹ trong phiên 24/8 sau 2 phiên lao dốc liên tiếp trước đó. Thanh khoản thị trường tiếp tục đi xuống, trong khi đó, khối ngoại giao dịch tích cực trở lại khi chấm dứt chuỗi 10 phiên bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng khoảng 31 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng nhịp giằng co quanh ngưỡng tâm lý 1.300 điểm có thể tiếp tục trong ngắn hạn khi tâm lý cẩn trọng đang chủ đạo các hoạt động giao dịch trên thị trường.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự kiến VN-Index sẽ hồi phục và kiểm tra lại vùng 1.320 -1.330 điểm trong thời gian gần tới.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 24/8, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều tăng. Dow Jones tăng 30,55 điểm, tương đương 0,09%, lên 35.366,26 điểm. S&P 500 tăng 6,7 điểm, tương đương 0,15%, lên 4.486,23 điểm, vượt đỉnh 4.479,71 điểm thiết lập hôm 16/8. Nasdaq tăng 77,15 điểm, tương đương 0,52%, lên 15.019,8 điểm, vượt đỉnh 14.942,65 điểm thiết lập hôm 23/8.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tăng trong phiên 24/8. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 1,82%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,87%, Topix tăng 1%. Thị trường Trung Quốc đi lên với Shanghai Composite tăng 1,07%, Shenzhen Component tăng 0,878%. Hang Seng của Hong Kong tăng 2,46%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,55%. ASX 200 của Australia tăng 0,17%.
Chốt phiên 24/8, giá dầu Brent, WTI đều tăng. Giá dầu Brent tương lai tăng 2,3 USD, tương đương 3,4%, lên 71,05 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 1,9 USD, tương đương 2,9%, lên 67,54 USD/thùng. Giá dầu đã tăng hơn 8% trong tuần, phục hồi sau khi giảm 7,6% tuần trước – tuần giảm mạnh nhất hơn 9 tháng.
Thị trường than thế giới đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Giá than giao dịch trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) sau khi tăng 8% trong phiên 23/8 tiếp tục tăng thêm 6% trong phiên 24/8, kéo dài chuỗi tăng giá suốt từ cuối quý 3/2020 do nhu cầu điện tăng, lo ngại về nguồn cung than đá ở Trung Quốc, các vấn đề về hạ tầng cơ sở, và giá khí gas tăng trên toàn cầu. Thời tiết nóng bất thường cũng thúc đẩy nhu cầu than tăng ở các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.