• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:53:47 CH - Mở cửa
Cá nhân bán ròng trở lại trong tuần 23-27/8, tổ chức trong nước tập trung gom 'hàng'
Nguồn tin: Người đồng hành | 29/08/2021 1:25:02 CH
Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) chấm dứt chuỗi bán ròng 5 tuần liên tiếp và mua ròng trở lại 1.657 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Cá nhân trong nước không còn duy trì được sự tích cực sau 2 tuần mua ròng mạnh liên tiếp và bán ròng trở lại 170 tỷ đồng. 
Khối ngoại và tự doanh CTCK bán ròng lần lượt 1.046 tỷ đồng và 440 tỷ đồng.
 
Kết thúc tuần giao dịch từ 23-27/8, VN-Index đứng ở mức 1.313,2 điểm, tương ứng giảm 16,23 điểm (-1,22%) so với tuần trước đó. Trong khi đó, HNX-Index tăng nhẹ 0,73 điểm (0,22%) lên mức 338,79 điểm. UPCoM-Index giảm nhẹ 0,6 điểm (-0,65%) xuống 92,13 điểm.
 
Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch trung bình đạt 876 triệu cổ phiếu/phiên (giảm 24% so với tuần trước đo), tương ứng giá trị giao dịch trung bình ở mức 26.114 tỷ đồng (giảm 26%). Riêng giao dịch khớp lệnh, khối lượng bình quân đạt 821,4 triệu cổ phiếu/phiên còn giá trị là 24.352 tỷ đồng/phiên, giảm lần lượt 25% và 26%.
 
Tuần giao dịch vừa qua đánh dấu dấu ấn của nhà đầu tư tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) khi mua ròng mạnh trong bối cảnh cả cả nhân trong nước, tự doanh và khối ngoại đều bán ròng.

 
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) trong tuần từ 23-27/8 chấm dứt chuỗi bán ròng 5 tuần liên tiếp và mua ròng trở lại 1.657 tỷ đồng trên sàn HoSE, mức mua ròng này cũng là mạnh nhất trong vòng 16 tuần qua. Nếu tính về khớp lệnh thì giá trị mua ròng là 1.195 tỷ đồng.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng mạnh nhất mã CTG với 310 tỷ đồng. VJC và SSI được mua ròng lần lượt 286 tỷ đồng và 279 tỷ đồng. VHM cũng được mua ròng gần 236 tỷ đồng. Trong khi đó, DIG bị bán ròng mạnh nhất với 274 tỷ đồng. Các mã APH, SSB và IJC đều có giá trị bán ròng của tổ chức trong nước là hơn 100 tỷ đồng.
 
Cá nhân trong nước không còn duy trì được sự tích cực sau 2 tuần mua ròng mạnh liên tiếp và bán ròng trở lại 170 tỷ đồng. Nếu chỉ tính về khớp lệnh thì cá nhân trong nước bán ròng chỉ 23 tỷ đồng.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
DIG là cổ phiếu được cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất với 294 tỷ đồng. HPG và APH được mua ròng lần lượt 210 tỷ đồng và 204 tỷ đồng. Các mã MSN, GMD, SSB và IJC đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng. Trong khi đó, SSI bị bán ròng mạnh nhất với 712 tỷ đồng. MBB cũng bị bán ròng mạnh với 337 tỷ đồng. CTG, VHM và VNM đều bị bán ròng hơn 100 tỷ đồng.
 
Đối với khối tự doanh, dòng vốn này bán ròng 440 tỷ đồng ở sàn HoSE. Trong đó, tự doanh bán ròng 250 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Khối tự doanh bán ròng tập trung các cổ phiếu ngân hàng gồm CTG, MBB, VPB, STB, BID hay TCB. Trong đó, CTG bị bán ròng mạnh nhất với 107 tỷ đồng. MBB và VPB bị bán ròng lần lượt 102 tỷ đồng và 96 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ E1VFVN30 cũng bị bán ròng 77 tỷ đồng. Chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với giá trị 218 tỷ đồng. MWG và VHM được mua ròng lần lượt 66 tỷ đồng và 50 tỷ đồng.
 
Khối ngoại có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp nhưng giá trị giảm 81% so với tuần trước đó và ở mức hơn 1.046 tỷ đồng. Tính chung cả 3 tuần giao dịch, khối ngoại bán ròng tổng cộng 8.857 tỷ đồng.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
SSI đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với giá trị 411 tỷ đồng. Tiếp sau đó, MBB cũng được mua ròng mạnh với 289 tỷ đồng. Chiều ngược lại, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 332 tỷ đồng. MSN và VJC bị bán ròng lần lượt 242 tỷ đồng và 239 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND cũng bị bán ròng 226 tỷ đồng. Các mã như GMD, VIC hay VHM đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.