Trong khi nhiều doanh nghiệp dầu khí đã và đang phất lên nhờ giá dầu tăng mạnh, thì Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Dầu khí (HoSE: PVD) lại rơi vào vòng xoáy khó khăn.
Sở dĩ
PVD rơi vào cảnh bết bát này do phải trích lập dự phòng rủi ro cho khoản công nợ với KrisEnergy Cambodia- đối tác của
PVD.
Lợi nhuận ròng của PVD.
Lỗ ròng 6 tháng
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu
PVD vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Điều này là do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ
PVD trên BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm 2021 sau soát xét âm tới 99 tỷ đồng.
Trước đó, BCTC 6 tháng đầu năm của
PVD tự lập báo lỗ ròng hơn 95 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 4 tỷ đồng so với sau soát xét. Khoản lỗ ròng nửa đầu năm của Công ty chủ yếu do trong quý 1/2021 kinh doanh dưới giá vốn khiến
PVD lỗ gộp 28 tỷ đồng. Cộng thêm áp lực chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao do trích lập dự phòng rủi ro, nên
PVD đã chịu lỗ ròng.
Diễn biến trên thị trường, cổ phiếu
PVD chốt phiên 15/9 giảm còn 19.500 đồng/cổ phiếu - mức giá thấp nhất nhiều năm qua.
Công nợ chất chồng
Sau khi kết thúc chương trình khoan tại Malaysia,
PVD đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan cho Kris Energy tại Campuchia từ tháng 10/2020. Tuy nhiên vào đầu tháng 6/2021, Kris Energy đã có đơn trình lên tòa án xin phá sản và sẽ bán tài sản để trả nợ. Được biết, Kris Energy Cambodia là liên doanh giữa Kris Energy Singapore và Chính phủ Campuchia, trong đó Kris Energy nắm giữ 95% vốn.
Được biết,
PVD có khoản công nợ với KrisEnergy Cambodia lên tới 95 tỷ đồng, chiếm hơn 7% khoản phải thu khách hàng ngắn hạn, theo đó
PVD đã phải trích lập dự phòng bổ sung thêm 28,5 tỷ đồng cho khoản phải thu này, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. Tính đến cuối tháng 6/2021, các khoản phải thu ngắn hạn của
PVD đã tăng 15% lên 2.241 tỷ đồng.
Áp lực nào cho PVD?
Báo cáo phân tích về
PVD của Công ty Chứng khoán VCSC dự báo lỗ ròng của
PVD sẽ cán mức 1,1 triệu USD trong năm 2021 do giá thuê ngày của giàn khoan tự nâng (JU) thấp và lợi nhuận từ mảng dịch vụ giàn khoan giảm mạnh. Đồng thời, VCSC giả định
PVD sẽ trích lập 1 khoản dự phòng nợ xấu khác trị giá 4,1 triệu USD cho KrisEnergy Campuchia trong 6 tháng cuối năm nay, sẽ dẫn đến khoản lỗ ròng báo cáo đạt 4,1 triệu USD trong năm 2021.
Để cứu vãn tình hình khó khăn hiện nay,
PVD dự kiến sẽ đưa con át chủ bài là giàn khoan TAD sẽ bắt đầu hoạt động vào quý 4/2021 sớm hơn so với dự định là năm 2022.
Bên cạnh đó,
PVD vừa ký hợp đồng cung cấp giàn khoan biển tự nâng PV Drilling I cho Vietsovpetro. Theo đó, chương trình khoan của Vietosvpetro sẽ bắt đầu từ trung tuần tháng 9/2021. Việc ký hợp đồng với Vietsovpetro góp phần đảm bảo giàn khoan được khai thác liên tục, giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các hợp đồng.
Ngoài ra, một tín hiệu lạc quan khác đối với
PVD, đó là sự tăng đều và ổn định của giá dầu trong 8 tháng đầu năm. Giá dầu tăng nhờ vào việc giảm lượng hàng tồn kho với 1,4 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2021. Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng tồn kho này sẽ được duy trì đến cuối năm 2021 với giá dầu trung bình dao động quanh mức 72 USD/thùng.
Mặc dù vậy,
PVD sẽ khó vượt qua thách thức hiện nay, nhất là từ Kris Energy Combodia.