Quỹ thuộc KKR đã bán gần 32 triệu cổ phiếu Vinhomes trước ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức.
Samarang Ucits thoái toàn bộ 1,58 triệu cổ phần Cáp Nhựa Vĩnh Khánh.
Hai cổ đông ngoại bán gần 13 triệu cổ phiếu API ngày 9/9.
VinaCapital không còn là cổ đông lớn PNJ.
Platinum Victory và F&N Dairy Investment tiếp tục đăng ký mua gần 21 triệu cổ phiếu VNM.
Quỹ thuộc KKR bán gần 32 triệu cổ phiếu VHM
Viking Asia Holdings II Pte. Ltd, quỹ thuộc Kohlberg Kravis Roberts (KKR) thông báo đã bán gần 32 triệu cổ phiếu Vinhomes (HoSE:
VHM) từ 19/8 đến 14/9. Sau giao dịch, tổ chức này còn sở hữu 153,9 triệu cổ phiếu, chiếm 4,6% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn của Vinhomes.
Trong khoảng thời gian quỹ ngoại bán, cổ phiếu
VHM giao dịch vùng 106.000 – 107.000 đồng/cp. Tạm tính theo giá này, số tiền quỹ thuộc KKR thu về khoảng 3.400 tỷ đồng.
Viking Asia Holdings II Pte. Ltd thoái một phần vốn Vinhomes trước 15/9 - ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu 30% và tiền mặt 15%. Sau chia thưởng,
VHM điều chỉnh giá xuống vùng 81.000 đồng/cp, giảm 10% tính từ mức đỉnh thiết lập ngày 13/8 (xét theo giá điều chỉnh).
Trước đó, Vingroup (HoSE:
VIC) cũng đã bán hơn 100 triệu cổ phiếu
VHM từ 19/8 đến 6/9 và thu về khoảng 10.800 tỷ đồng.
Samarang Ucits thoái vốn Cáp Nhựa Vĩnh Khánh
Samarang Ucits – Samarang Asian Prosperity thông báo đã bán toàn bộ 1,58 triệu cổ phiếu nắm giữ (tỷ lệ 8,24%) của Cáp Nhựa Vĩnh Khánh (HNX:
VKC), theo đó không còn là cổ đông lớn từ ngày 9/9. Đây cũng là phiên giao dịch ghi nhận lượng cổ phiếu
VKC tương tự được thỏa thuận trên thị trường với giá bình quân 12.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch gần 20 tỷ đồng.
Động thái thoái vốn của Samarang Ucits diễn ra khi cổ phiếu
VKC đang có chuỗi tăng mạnh kể từ ngày 31/8. Đóng cửa ngày 17/9, giá cổ phiếu này đã trần 11 phiên liên tiếp, tương đương mức tăng 200% lên 22.500 đồng/cp.
Cũng trong khoảng thời gian này, các lãnh đạo của Cáp Nhựa Vĩnh Khánh liên tục bán cổ phiếu của công ty. Mới đây nhất Tổng Giám đốc Võ Thiên Chương đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu
VKC trong tổng số 2 triệu đơn vị (tỷ lệ 10,37%) đang sở hữu. Từ ngày 15/9 đến 14/10, Chủ tịch HĐQT Lâm Quy Chương cũng đăng ký bán bớt 2,9 triệu cổ phiếu...
Ở chiều ngược lại, tại ngày 17/9, Louis Capital (HoSE:
TGG) đã mua 200.000 triệu cổ phần Cáp nhựa Vĩnh Khánh để thành cổ đông lớn với 1,1 triệu đơn vị nắm giữ, tương đương 5,7%.
Cổ đông ngoại rút vốn khỏi APEC Investment
Asean Deep Value Fund đã bán hơn 5,3 triệu cổ phiếu, tương đương 15% vốn Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương (APEC Investment, HNX:
API) tại ngày 9/9. Sau giao dịch, quỹ đầu tư còn nắm giữ 251.300 đơn vị, ứng với 0,71%.
Một cổ đông ngoại khác là Lucerne Enterprise Ltd đã bán toàn bộ 7,4 triệu cổ phiếu
API, tương đương 20,98% vốn và không còn là cổ đông từ 9/9. Lucerne Enterprise Ltd đầu tư vào
API từ đầu năm 2015 trong đợt phát hành riêng lẻ. Thời điểm đó, APEC Investment chào bán 10 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp, Lucerne Enterprise Ltd đã mua 7,3 triệu đơn vị.
Phiên ngày 9/9, cổ phiếu này có giao dịch thỏa thuận lên đến 12,7 triệu cổ phiếu của khối ngoại, tương đương gần 35% vốn điều lệ APEC Investment; giá trị 287 tỷ đồng. Nhiều khả năng giao dịch thỏa thuận này đến từ Lucerne Enterprise Ltd và Asean Deep Value Fund.
Như vậy, cổ đông lớn nhất của APEC Investment sau khi nhà đầu tư ngoại rút vốn là ông Nguyễn Đỗ Lăng, Tổng giám đốc Chứng khoán châu Á Thái Bình Dương (HNX:
APS), với 7,5 triệu cổ phiếu sở hữu, tương đương 21,16% vốn.
Từ đầu tháng 8, cổ phiếu
API bất ngờ tăng mạnh từ vùng giá 17.000 đồng/cp lên 40.500 đồng/cp kết phiên 17/9, gấp hơn hai lần trong vòng tháng rưỡi.
Chuyển động quỹ đầu tư
VinaCapital không còn là cổ đông lớn PNJ, GIC bán bơt cổ phần Masan Group
Asia Value Investment Ltd. và VOF Investment Ltd. vừa bán lần lượt 371.800 và 272.400 cổ phiếu Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE:
PNJ) tại ngày 9/9. Giao dịch khiến cả nhóm quỹ VinaCapital giảm sở hữu xuống gần 10,99 triệu đơn vị, tương đương 4,83% vốn điều lệ, theo đó không còn là cổ đông lớn tại
PNJ.
Trước đó vào ngày 31/8, quỹ Asia Value Investment Ltd cũng đã bán 297.400 cổ phiếu với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.
Ghi nhận trong phiên 9/9, thị trường xuất hiện giao dịch thỏa thuận đúng bằng lượng cổ phiếu VOF Investment Ltd bán ra. Nhiều khả năng, quỹ này đã thu về gần 24 tỷ đồng sau khi bán 272.400 cổ phần
PNJ. Còn quỹ Asia Value Investment Ltd đã giao dịch khớp lệnh trên sàn, tạm tính theo giá đóng cửa 90.500 đồng/cp, số tiền quỹ nhận được khoảng 34 tỷ đồng.
Tại ngày 7/9, PYN Elite Fund đã tiếp tục bán ra hơn 1,7 triệu cổ phiếu Thiết bị Y tế Việt Nhật (HoSE:
JVC) theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Với giá đóng cửa phiên giao dịch là 5.050 đồng/cp, ước tính quỹ ngoại thu về hơn 8,6 tỷ đồng.
Như vậy, kể từ ngày 25/8 đến 7/9, PYN Elite Fund đã bán tổng cộng hơn 7,74 triệu đơn vị, giảm số lượng nắm giữ xuống 4,63 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu giảm từ 11% xuống 4,12% vốn, theo đó không còn là cổ đông lớn.
Nhóm quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (
GIC) vừa bán hơn 19,5 triệu cổ phiếu Tập đoàn Masan (HoSE:
MSN) vào ngày 1/9. Cụ thể, hai tổ chức thực hiện giao dịch là Ardolis Investment Pte. Ltd (hơn 19,4 triệu cổ phiếu) và Goverment of Singapore (48.400 cổ phiếu).
Giao dịch khiến lượng cổ phiếu nắm giữ của cả nhóm còn 102,6 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu giảm từ 10,34% về 8,69%.
Trong phiên 1/9, thị trường ghi nhận hơn 19,6 triệu cổ phiếu
MSN được giao dịch thỏa thuận với giá trị 2.515 tỷ đồng. Nhiều khả năng, nhóm
GIC đã bán
MSN với giá bình quân khoảng 128.255 đồng/cổ phiếu.
Vào đầu năm, hai tổ chức thuộc
GIC cũng bán ra tổng cộng gần 19,8 triệu cổ phiếu
MSN, qua đó giảm sở hữu xuống 126 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 10,7% vốn. Thời điểm này cổ phiếu
MSN có giá 86.000-88.000 đồng/cp, nhóm quỹ từ Singapore thu về khoảng 1.700 tỷ đồng.
AFC VF Ltd thông báo đã mua lần lượt 114.600 và 76.900 cổ phiếu Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội (HNX:
EID) vào ngày 9/9 và 10/9. Với mức giá bình quân hai phiên giao dịch là 25.500 đồng/cp, số tiền quỹ ngoại đã chi khoảng 4,88 tỷ đồng.
Sau giao dịch,
AFC VF Ltd. nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 1,5 triệu đơn vị, tương đương 10,11% vốn.
Giá
EID đứng tại mức 25.000 đồng/cp kết phiên 17/9, sau khi lập đỉnh lịch sử 28.200 đồng/cp tại ngày 13/9. Với mức giá hiện tại, cổ phiếu tăng trưởng hơn 70% so với đầu năm 2021.
Đăng ký giao dịch
Platinum Victory và F&N Dairy Investment đăng ký mua VNM
Platinum Victory Pte. Ltd vừa đăng ký mua gần 20,9 triệu cổ phiếu Vinamilk (HoSE:
VNM) để nâng số lượng nắm giữ lên gần 242,8 triệu cổ phần, tương đương 11,62% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 22/9 đến 21/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Quỹ F&N Dairy Investments Pte. Ltd cũng muốn mua 20,9 triệu cổ phiếu
VNM trong cùng khoảng thời gian trên, dự kiến nâng lượng sở hữu lên trên mức 390 triệu đơn vị, ứng với 18,69% vốn.
Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, hai quỹ đến từ Singapore đã 8 lần đăng ký mua vào cổ phiếu
VNM, mỗi lần đều giao dịch cùng một lượng 20,9 triệu đơn vị. Tuy nhiên, chỉ có một lần duy nhất quỹ Platinum Victory mua được 203.500 cổ phiếu trong tổng số 12,96 triệu đơn vị đăng ký từ 22/7 đến 20/8.
Hiện Platinum Victory đang nắm giữ 221,86 cổ phiếu
VNM, tương đương 10,62% và F&N Dairy Investments sở hữu gần 370 triệu cổ phiếu
VNM, ứng với 17,69% vốn như hiện tại.
Trên thị trường, giá cổ phiếu giảm về mức 86.500 đồng/cp kết phiên 17/9, thấp hơn 18% so với đầu năm.