VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04% |
HNX-INDEX 221,69 -0,79/-0,35% |
UPCOM-INDEX 92,80 -0,31/-0,33% |
VN30 1.316,95 +3,47/+0,26% |
HNX30 460,25 -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 3:55:12 SA - Mở cửa
Ngành nào được kỳ vọng phục hồi sau dịch nhưng giá cổ phiếu lại tăng không đáng kể?
Nguồn tin: BizLIVE |
18/09/2021 2:00:00 CH
Một số nhóm cổ phiếu như du lịch, giải trí, bia và đồ uống được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi nền kinh tế mở cửa trở lại và có hiệu suất tốt hơn mức của thị trường chung tuy nhiên, thống kê trên thực tế lại không thực sự ủng hộ luận điểm này.
Kim loại và Hoá chất là 2 ngành có tỷ suất sinh lời cao sau khi đỉnh dịch COVID-19 được thiết lập
Tại báo cáo mới phát hành của Công ty chứng khoán Agribank (Agriseco, AGR), Agriseco đã chỉ ra một số nhóm ngành mặc dù được kỳ vọng phục hồi nhưng giá cổ phiếu thực tế không tăng điểm tốt.
Cụ thể, Agriseco dẫn chứng ngành du lịch và giải trí, ngành bia và đồ uống trong đó, ngành Du lịch và giải trí tổng kế tỷ suất sau 3 giai đoạn bùng phát dịch trước cho thấy mức sinh lời trung bình của nhóm này thấp hơn khá nhiều so với thị trường chung. Agriseco cũng nhận thấy tại một số cổ phiếu đầu ngành hàng không, dịch vụ như HVN, SCS thường xuất hiện những nhịp tăng khá mạnh quanh giai đoạn đỉnh dịch tuy nhiên đà tăng này thường không kéo dài và nhanh chóng bị áp lực bán chốt lời ở các phiên sau đó. Agriseco Research đánh giá nguyên nhân chính là do bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt các hãng hàng không đã bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch bệnh và có thể sẽ mất nhiều năm để phục hồi.
Với ngành Bia và đồ uống, năm 2020 ngành này chịu ảnh hưởng kép từ việc bùng phát dịch bệnh và Nghị định 100. Thống kê cho thấy sản lượng bia sản xuất cả năm chỉ đạt gần 4,4 triệu lít, tăng 14% so với cùng kỳ. Bước sang 2021 mặc dù sản lượng bia cung ứng ra thị trường trong 6 tháng đầu năm đạt mức tương đương so với cùng kỳ năm ngoái tuy nhiên do đợt dịch lần 4 bùng phát mạnh, sản lượng 2 tháng đầu tiên trong quý 3 đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể tổng sản lượng bia trong tháng 7, 8 chỉ đạt 595 triệu lít, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Agriseco, trước khi số ca mắc mới tạo đỉnh, đa số các nhóm ngành đều ghi nhận trạng thái giảm điểm. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh dần được kiểm soát và số ca mắc mới tạo đỉnh có thể thấy rất nhiều các ngành đều đồng thuận tăng điểm đặc biệt là các nhóm cổ phiếu có tính chu kỳ như Ngân hàng, Dịch vụ tài chính, Hoá chất…
Tại báo cáo, Agriseco đánh giá tiềm năng với Hoá chất ( DGC, DRI, PLC, BFC, TLG) đây là nhóm hưởng lợi từ hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầy và đẩy giá hàng hoá lên cao; Kim loại ( HPG, HSG, NKG) là nhóm có câu chuyện tăng trưởng từ giá thép tăng mạnh và duy trì ở mức cao so với trung bình năm 2020 cùng với triển vọng xuất khẩu tích cực khi thị trường Trung Quốc cắt giảm thêm sản lượng nội địa và đang có làn sóng đầu tư hạ tầng để thúc đẩy kinh tế trên phạm vi toàn cầu;
Bán lẻ ( DGW, MWG, PET) triển vọng ngắn hạn gia tăng doanh số bán hàng khi nền kinh tế mở cửa và dài hạn là xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng sau đại dịch, tạo điều kiện cho bán hàng qua kênh thương mại điện tử phát triển; Dầu khí ( PVT, BSR, PVS, PLX) khi giá dầu ở mức cao là động lực để tất cả các khaia khai thác, lọc và thương mại dầu đều có triển vọng lợi nhuận tích cực. Ngoài ra, khi nền kinh tế phục hồi thì nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu cũng tăng lên.
Agriseco đánh giá trung lập với nhóm Ngân hàng ( CTG, TCB, MBB, VPB) do tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng thường chứng kiến sự phục hồi đáng kể sau khi dịch được kiểm soát trong những làn sóng trước đây. Ngoài ra, những ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng cao trong thời gian qua sẽ có tiềm năng hoàn nhập dự phòng khi các khoản nợ xấu được xử lý, đặc biệt những khoản nợ liên quan đến COVID-19 khi dịch bệnh được kiểm soát.
Đồng thời, nhóm Dịch vụ tài chính ( SSI, VND, VCI, HMC) cũng được đánh giá trung lập do số lượng tài khoản mở mới trong tháng 8 đạt hơn 120.000 tài khoản và là tháng tốt thứ 2 trong năm. Luỹ kế từ đầu năm đến nay số tài khoản mở mới đã đạt khoảng 841.000 tài khoản, gấp 2,13 lần so với cả năm 2020. Sự tăng trưởng mạnh về cả thanh khoản cũng nưh chỉ số là động lực để thúc đẩy lợi nhuận các CTCK trong giai đoạn này.
|
|
|
|
|