• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 4:00:20 SA - Mở cửa
Doanh nghiệp bán lẻ MWG, PNJ, VRE chờ “cú bật” phục hồi
Nguồn tin: BizLIVE | 28/09/2021 4:36:11 CH
 Với tốc độ tiêm vaccine và dự kiến số vaccine về Việt Nam trong thời gian tới, Việt Nam xác định “sống chung” với dịch và mở cửa trở lại nhiều tỉnh, thành phố lớn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ hồi phục và tăng trưởng trở lại sau 1 quý đầy khó khăn.
 
Những gì tồi tệ nhất được dự báo sẽ phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2021 của các doanh nghiệp bán lẻ khi hầu hết thời gian trong quý này các tỉnh, thành phố lớn tại Việt Nam phải thực hiện giãn cách nghiêm ngặt nhằm kiểm soát làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4. Khi tốc độ tiêm vaccine tại các tỉnh, thành ảnh hưởng bởi dịch được đẩy mạnh và số ca nhiễm cũng như ca trở nặng được kiểm soát việc nới lỏng giãn cách đã, đang được thực hiện nhằm khôi phục kinh tế cũng như đảm bảo đời sống cho người dân, doanh nghiệp.
 
Theo dự báo của nhiều công ty chứng khoán ngành bán lẻ được kỳ vọng sẽ hồi phục trong quý cuối cùng của năm và tăng trưởng mạnh mẽ trở lại vào năm 2022 trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát và không có đợt giãn cách diện rộng nào như thời gian vừa qua.
 
Mặc dù đến thời điểm này, hầu hết các tổ chức trong nước và quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 do mức tăng trưởng ghi nhận quý 3/2021 kéo lùi nỗ lực trong suốt 2 quý đầu năm tuy nhiên, Việt Nam vẫn được kỳ vọng là nền kinh tế phát triển nhanh thứ 2 trong ASEAN.
 
 
Trong báo cáo mới phát hành của Ngân hàng ADB, ADB đưa ra dự báo, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 dự kiến đạt 3,8% và 6,5% vào năm 2022 khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II năm 2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng.
 
Tăng trưởng trung, dài hạn của kinh tế Việt Nam theo ADB được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
 
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong cuộc họp diễn ra vào giữa tháng 9/2021 cũng đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 6-6,5%. Theo Bộ trưởng Dũng, năm 2022 sẽ là thời điểm có nhiều yếu tố mới, vừa là thời cơ vừa là thách thức. Khả năng dịch bệnh còn kéo dài, phức tạp, khó lường, nhiều nước trên thế giới chấp nhận sống chung với dịch bệnh và từng bước mở cửa trở lại. Dù đà phục hồi chậm hơn dự báo và không đồng đều giữa các nước, kinh tế thế giới sẽ dần phục hồi năm 2022. Nước nào có độ phủ tiêm chủng lớn và nhanh có thể mở cửa sớm và phục hồi tăng trưởng.
 
BẬT MẠNH SAU KHI DỊCH BỆNH ĐƯỢC KIỂM SOÁT
 
Sau thời gian dịch bệnh kéo dài gần như hết quý 3/2021, các doanh nghiệp bán lẻ như Thế Giới Di Động (MWG), Vincom Retail (VRE), Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)… đều được dự báo sẽ “hồi sinh” và tăng trưởng trở lại.
 
CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) là doanh nghiệp đã ghi nhận 2 tháng liên tiếp lợi nhuận âm với khoản lỗ lần lượt 32 tỷ, 78 tỷ đồng trong 2 tháng 7 và tháng 8/2021. Trong tháng 8, PNJ cũng phải tạm đóng cửa hơn 270 cửa hàng để thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội. Điều này không nằm ngoài dự báo của chính PNJ khi trước đó PNJ đã chủ động tăng tốc trong các tháng đầu năm để chuẩn bị cho kịch bản dịch bệnh quay trở lại trong năm 2021.
 
 
Với kịch bản làn sóng COVID-19 thứ 4 được kiểm soát vào cuối tháng 9 và toàn dân sẽ được tiêm phòng vào quý II/2022, Chứng khoán MB (MBS) cho rằng sức mua dành cho các mặt hàng không thiết yếu như trang sức sẽ phục hồi.
 
Dự báo về kết quả kinh doanh năm 2021, công ty chứng khoán Mirae Asset cho biết, doanh thu thuần và lãi ròng của PNJ lần lượt đạt 20.285 tỷ đồng và 1.232 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,8% và 15,2% so với cùng kỳ.
 
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) cũng là doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm trong tháng 8/2021 khi gần 2.000 cửa hàng của MWG phải tạm đóng cửa hoặc kinh doanh hạn chế vì dịch bệnh. Tuy nhiên, luỹ kế 8 tháng đầu năm MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 78.495 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.006 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 12% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh, chuỗi Bách Hoá Xanh của MWG ghi nhận tổng doanh thu hơn 20.600 tỷ đồng lũy kế 8 tháng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2020.
 
 
SSI Research nhận định việc sớm mở cửa trở lại các cửa hàng Điện Máy Xanh/Thế Giới Di Động có thể đạt doanh thu ổn định trong mùa cao điểm cuối năm. Đồng thời, quá trình hợp nhất thị trường có thể sẽ tăng tốc trong thời kỳ đại dịch, vì các cửa hàng tư nhân nhỏ hơn sẽ gặp khó khăn để tồn tại. Việc giành được thị phần sẽ giúp MWG đạt được mức tăng trưởng vượt trội sau đại dịch so với các đối thủ cạnh tranh trong năm 2022.
 
CTCP Vincom Retail (VRE), theo dự báo của BSC năm 2022 VRE sẽ lạc quan hơn nhờ đưa vào vận hành thêm Vincom Mega Mall Grand Park (TP.HCM) và tỷ lệ miễn dịch cộng đồng dự kiến đạt 70% vào cuối quý 1/2021 sẽ giúp nhu cầu mua sắm hồi phục.
 
 
Kết quả kinh doanh theo quý của VRE (Nguồn MBS)  
 
Định hướng phát triển diện tích bán lẻ mới của VRE đến 2026 đặt trọng tâm lớn hơn vào loại hình Vincom Mega Mall. Sự thay đổi chiến lược này theo BSC phù hợp trong bối cảnh hậu dịch bệnh khi sức cầu của dân cư bị ảnh hưởng và sẽ tăng khả năng triển khai kế hoạch mở rộng hàng năm.
 
Chứng khoán MB (MBS) cho biết, VRE được hưởng lợi từ dòng tiền dài hạn (50 năm cho 1 trung tâm thương mại), tăng trưởng ổn định qua các năm nên thời gian dịch dù kéo dài đến đơn vị năm thì triển vọng dài hạn vẫn còn đó. Đồng thời, MBS cũng kỳ vọng với kế hoạch và thực tế mở mới các trung tâm thương mại như hiện tại sẽ giúp kết quả kinh doanh VRE bật mạnh sau khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát.