Ngoại trừ VCB, các cổ phiếu ngân hàng đều tăng giá trong phiên 7/9.
NHNN sắp công bố Thông tư sửa đổi về cơ cấu nợ, giãn nợ.
Kết phiên 7/9, cổ phiếu ngân hàng tăng giá, trừ VCB giữ giá tham chiếu ở mức 64.400 đồng/cp. Đà tăng dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng vừa và nhỏ, dẫn đầu là NVB tăng trần 9,7%, lên giá 31.600 đồng/cp, thiết lập đỉnh mới. Một số mã khác như PGB tăng 6%, BVB tăng 5,8%, VPB tăng 3,9%
Ở nhóm giữa các mã như TPBank tăng 4,6%, BAB tăng 4,5%, EIB tăng 4,2%... trong khi cổ phiếu các ngân hàng quy mô như
CTG chỉ tăng 1,9%, BID tăng 1,5%, TCB, tăng 1,4%...
Các cổ phiếu ngân hàng lớn cũng tăng trong hôm nay. Chẳng hạn.
CTG tăng 1,9%, BID tăng 1,5% , TCB tăng 1,4%,…
MBB dẫn đầu về khối lượng giao dịch với hơn 20,3 triệu cổ phiếu được trao tay. Khối ngoại tiếp tục mua ròng 1,3 triệu đơn vị. SHB xếp thứ hai với hơn 15,8 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau,
STB có gần 13,8 triệu đơn vị, khối ngoại mua ròng 800.000 cổ phiếu. Các mã như TCB, TPB,
CTG, ACB, VPB... có khối lượng giao dịch 10-11 triệu đơn vị.
CTG cũng được khối ngoại mua ròng khoảng 800.000 đơn vị.
Cổ phiếu ngân hàng là một trong những trụ cột nâng đỡ VN-Index khi nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đồng loạt giảm giá.
Giá cổ phiếu ngân hàng kết phiên 7/9. Ảnh: Chụp mành hình.
Mới đây, trao đổi với Người Đồng Hành, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đến cuối tháng 8, tín dụng tăng khoảng 7,4% so với đầu năm. Dòng vốn vẫn tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và hỗ trợ một số ngành thiết yếu như lúa gạo và các khu vực quan trọng như Đồng bằng Sông Cửu Long.
Theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hết tháng 7, tín dụng toàn hệ thống tăng 6,66% so với đầu năm và tăng 1,13% so với tháng 6.
Người đứng đầu vụ tín dụng chia sẻ tăng trưởng tín dụng tháng 8 có chậm lại và dự kiến tháng 9 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng do tác động của dịch bệnh và thực hiện hiện giãn cách xã hội. NHNN dự kiến kịch bản tín dụng sẽ hồi phục mạnh từ tháng 10 và hai tháng cuối năm.
Theo ông Tuấn Anh, thời gian qua, với sự chỉ đạo từ NHNN, dòng vốn tín dụng đã được hỗ trợ kịp thời cho những lĩnh vực thiết yếu, tới các doanh nghiệp, người dân. Sau lĩnh vực lúa gạo, sắp tới, NHNN dự kiến tổ chức hội nghị để hỗ trợ lĩnh vực nông sản, cây ăn quả và có thể là lĩnh vực thủy sản. Mặc dù số lượng đề xuất chưa lớn, NHNN chủ động hướng tới các lĩnh vực trọng yếu, để hỗ trợ.
Bên cạnh đó, ông Tuấn Anh cho biết dự thảo sửa đổi Thông tư 01 và 03 về cơ cấu nợ gần như đã hoàn thành sau khi tiếp nhận tất cả các ý kiến góp ý. Văn bản chính thức sẽ được công bố chính thức trong vài ngày tới.