• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.198,45 -6,70/-0,56%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:45:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.198,45   -6,70/-0,56%  |   HNX-INDEX   218,56   -1,12/-0,51%  |   UPCOM-INDEX   90,28   -0,02/-0,02%  |   VN30   1.251,61   -7,47/-0,59%  |   HNX30   459,13   -2,44/-0,53%
20 Tháng Mười Một 2024 9:47:51 SA - Mở cửa
DCM: Chủ động nguồn cung đa dạng cho vụ Đông Xuân 2021 - 2022
Nguồn tin: VnEconomy | 01/01/2022 10:35:00 SA
Với tổng diện tích canh tác dự kiến đạt hơn 3 triệu hecta trên toàn quốc, vụ Đông Xuân 2021 - 2022 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, khi mà tình trạng nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động...
 
Đông Xuân là vụ sản xuất chính trong năm của bà con cả nước nói chung và bà con khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Với tổng diện tích canh tác dự kiến đạt hơn 3 triệu hecta trên toàn quốc, vụ Đông Xuân 2021 - 2022 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, khi mà tình trạng nguyên vật liệu đầu vào có nhiều biến động.
 
Đứng trước tình hình đó, Phân Bón Cà Mau đã chủ động bám sát kế hoạch cung ứng nguồn sản phẩm đa dạng, tập trung đẩy mạnh nhịp độ sản xuất để tập trung đáp ứng kịp thời nhu cầu phân bón tại các địa phương.
 
ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT, CHỦ ĐỘNG NGUỒN CUNG CHO VỤ ĐÔNG XUÂN
 
Năm 2021 là một năm khó khăn của nông nghiệp Việt Nam khi các yếu tố đầu vào liên tục biến động do các nguyên nhân khách quan từ thị trường quốc tế và tình hình dịch bệnh phức tạp. Nhận diện được những vấn đề này, Phân Bón Cà Mau đã chủ động lên kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, ra mắt các dòng sản phẩm mới, chủ động cung ứng đủ lượng phân bón cho nhu cầu bà con suốt vụ mùa.
 
Cụ thể, trong niên vụ Đông Xuân 2021 - 2022, Phân Bón Cà Mau lên kế hoạch sản xuất gần 400.000 tấn sản phẩm, trong khi tổng nhu cầu phân bón của toàn bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cho vụ mùa năm nay dự kiến khoảng 482.000 tấn. So với niên vụ trước, kế hoạch sản xuất năm 2021 vẫn đang tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.
 
Song song với việc đẩy mạnh sản xuất để duy trì nguồn cung ổn định cho các dòng sản phẩm Urê (Đạm Cà Mau, N46.Plus, Urea Bio Cà Mau,…), Phân Bón Cà Mau chủ động “tiếp sức” cho thị trường phân bón trong nước với hệ sản phẩm NPK Cà Mau mới đa dạng công thức và phân bón hữu cơ cao cấp OM CAMAU. Đây là giải pháp phù hợp cho bà con nông dân trong bối cảnh giá cả vật tư nông nghiệp đang tăng cao nhờ các ưu điểm vượt trội giúp tiết kiệm công sức - chi phí bón phân, nâng cao khả năng hấp thụ của cây trồng, từ đó nâng cao hiệu quả canh tác.
 
Nhờ các giải pháp toàn diện cả về sản lượng và chất lượng, Phân Bón Cà Mau vẫn đang là một trong những doanh nghiệp top đầu trong việc đồng hành cùng nhà nông vượt khó, yên tâm canh tác vụ Đông Xuân nhiều thách thức năm nay.
 
LIÊN TỤC TUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NHÀ NÔNG GIÁ TRỊ CAO
 
Ngoài các nỗ lực mạnh mẽ trong sản xuất và cung ứng phân bón, thương hiệu Phân Bón Cà Mau đã liên tục tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ nhà nông hiệu quả như: “Hỗ trợ nhà nông - Đồng lòng vượt khó” với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng, “Cùng nhau san sẻ” với tổng giá trị hơn 18 tỷ đồng, “Tôi chọn NPK Cà Mau”, “Đông Xuân phát tài - Lộc vàng gõ cửa”,… Đây đều là những hành động tích cực của doanh nghiệp nhằm san sẻ bớt những khó khăn, vất vả của bà con nông dân trong bối cảnh khó khăn chung của nền nông nghiệp.
 
 
Phân Bón Cà Mau đồng hành cùng bà con nông dân trong nhiều chương trình hỗ trợ.
 
Đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều hệ lụy cho hoạt động sản xuất - canh tác của bà con nông dân, đặc biệt là trong niên vụ Đông Xuân 2021 - 2022 năm nay. Việc giữ vững nhịp độ sản xuất cao, liên tục ra mắt các dòng sản phẩm mới cũng như tổ chức các chương trình khuyến mãi san sẻ khó khăn cùng bà con như Phân Bón Cà Mau đã triển khai đã giúp góp phần bình ổn thị trường phân bón nói chung và niên vụ Đông Xuân nói riêng.
 
Đồng thời, nhằm giảm thiểu tối đa khó khăn, bà con nên kết hợp các phương pháp chăm bón cây trồng theo kỹ thuật hiện đại, lựa chọn các giống lúa mới, giúp nhẹ chi phí, nâng cao năng suất cuối vụ.