• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.229,50 +1,17/+0,10%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:55:01 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.229,50   +1,17/+0,10%  |   HNX-INDEX   221,48   -0,28/-0,13%  |   UPCOM-INDEX   91,54   +0,04/+0,04%  |   VN30   1.287,44   +0,77/+0,06%  |   HNX30   468,82   -0,99/-0,21%
22 Tháng Mười Một 2024 10:00:28 SA - Mở cửa
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (25/1): HAH, DGW và PNJ
Nguồn tin: VietNam Finance | 25/01/2022 7:50:00 SA
2022, Yuanta đánh giá triển vọng của HAH tiếp tục khả quan với giả định giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao do tình trạng tắc nghẽn tại các cảng, sự thiếu hụt tàu container vẫn khó có thể giải quyết trong ngắn hạn, kỳ vọng kinh tế phục hồi thúc đẩy nhu cầu vận tải và việc nhận bàn giao thêm tàu mới vào quý II năm nay.
 
Yuanta: Khuyến nghị mua dành cho HAH
 
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) vừa công bố số liệu ước tính quý IV/2021, với doanh thu thuần đạt 616 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 104 tỷ đồng, lần lượt tăng 70% và 90% so với cùng kỳ năm trước.
 
Lũy kế năm 2021, doanh thu của HAH ước đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 389 tỷ đồng, tăng trưởng 165%. Với kết quả này, HAH đã thực hiện được 114% kế hoạch doanh thu và 247% kế hoạch lợi nhuận năm.
 
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, tình hình kinh doanh của HAH khả quan trong quý IV/2021 là nhờ giá cước vận tải tiếp tục ở mức cao và công suất đội tàu đã nâng thêm 30% so với hồi đầu năm. Được biết giai đoạn này, HAH đã tăng tỷ trọng số tàu cho thuê lên mức 38% (phần còn lại HAH tự khai thác) so với 25% trước đó.
 
Theo đó, HAH sẽ ít chịu rủi ro hơn nếu chi phí giá nhiên liệu tăng nhanh hơn giá cước vận tải, Yuanta cũng lưu ý giá dầu chiếm khoảng 30% chi phí hoạt động của HAH. Điều này cũng cho thấy tầm nhìn của ban lãnh đạo HAH với quan điểm ưu tiên sự phát triển ổn định trong dài hạn.
 
2022, Yuanta đánh giá triển vọng của HAH tiếp tục khả quan với giả định giá cước vận tải vẫn sẽ ở mức cao do tình trạng tắc nghẽn tại các cảng và sự thiếu hụt tàu container vẫn khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Dự kiến lượng tàu container và container đóng mới dự kiến sẽ cung ứng ra thị trường với số lượng lớn phải từ cuối 2022.
 
Bên cạnh đó, kỳ vọng kinh tế hồi phục thúc đẩy nhu cầu vận tải trong nước, cùng với kế hoạch mua thêm tàu Marine Bia đã được phê duyệt và HAH sẽ nhận bàn giao tàu vào quý II/2022 giúp tiếp tục gia tăng tổng công suất đội tàu hiện tại.
 
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, cổ phiếu HAH đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng vừa qua là 10,9 lần (tương ứng EPS là 5.688 đồng). Mức stock rating của HAH ở mức 94 điểm cho thấy mức đánh giá xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
 
Đồng thời xu hướng ngắn hạn của HAH cũng được nâng lên mức tăng, do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi xu hướng ngắn hạn của thị trường xác nhận tăng.
 
SSI: Khuyến nghị trung lập đối với DGW
 
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, ngày 19/1/2022, Xiaomi và FPT Synnex đã ký thỏa thuận phân phối chiến lược. Theo đó, FPT Synnex trở thành nhà phân phối chính thức điện thoại di động Xiaomi và thiết bị gia dụng thông minh tại Việt Nam. Như vậy, Công ty Cổ phần Thế Giới Số (Digiworld, HoSE: DGW) không còn là nhà phân phối độc quyền điện thoại Xiaomi tại Việt Nam.
 
Được biết, DGW đã phân phối điện thoại di động Xiaomi tại Việt Nam từ năm 2017. Thị phần điện thoại di động Xiaomi đang tăng nhanh và chiếm 13,5% tổng số điện thoại bán ra tại Việt Nam trong quý III/2021.
 
SSI cho rằng thị phần của Xiaomi có thể vẫn tăng. Tuy nhiên với việc có thêm đối thủ phân phối mới gia nhập thị trường, điều này sẽ gây khó khăn hơn cho DGW đạt được mức tăng trưởng doanh thu cao đối với mảng điện thoại di động Xiaomi trong những năm tới trong bối cảnh cạnh tranh như vậy.
 
Chính vì vậy, SSI điều chỉnh giảm ước tính doanh thu năm 2022 của DGW từ mảng điện thoại di động Xiaomi xuống 6.500 tỷ đồng (giảm 10% so với cùng kỳ và so với ước tính trước đó là 9.500 tỷ đồng). Doanh thu từ Xiaomi ước tính chiếm khoảng 24% tổng doanh thu năm 2022.
 
Trong ngắn hạn, tác động lên lợi nhuận toàn doanh nghiệp có thể không quá lớn, vì sẽ mất một thời gian để FPT Synnex có thể thâm nhập thị phần và DGW có nguồn doanh thu khác để bù đắp. Tuy nhiên, trong dài hạn tăng trưởng doanh thu có thể sẽ giảm tốc trong bối cảnh cạnh tranh này.
 
Nhìn chung, ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 lần lượt đạt 26.500 tỷ đồng (tăng 26% so với cùng kỳ) và 772 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ, từ 738 tỷ đồng). Tăng trưởng lợi nhuận được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm từ dòng sản phẩm mới (thiết bị gia dụng), doanh thu máy tính xách tay tiếp tục tăng do sinh viên phải thích nghi với chế độ học tập mới và chi tiêu không thiết yếu phục hồi.
 
Do DGW không còn là nhà phân phối độc quyền điện thoại di động Xiaomi, SSI điều chỉnh giảm P/E mục tiêu từ 17 lần xuống 14 lần và đưa ra mức giá mục tiêu mới là 120.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá là 18% so với mức giá hiện tại. Đồng thời hạ khuyến nghị từ khả quan xuống trung lập.
 
VND: Định giá tích cực dành cho PNJ
 
Tính riêng tháng 12/2021, doanh thu của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước lên 2.838 tỷ đồng và lợi nhuận ròng tăng 48,5% cùng kỳ lên 93 tỷ đồng nhờ nhu cầu trang sức cưới tăng mạnh.
 
Kết thúc quý IV/2021, PNJ ghi nhận doanh thu đạt 7.100 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ và gấp 8 lần so với quý liền trước. Trong đó, mảng bán lẻ và bán vàng miếng tăng lần lượt 15% và 77% cùng kỳ, chiếm 61,5% và 24% tổng doanh thu.
 
Biên lợi nhuận gộp trong quý giảm 2,4 điểm phần trăm xuống 17,7% trước thay đổi về cơ cấu sản phẩm với đóng góp lớn hơn từ doanh thu vàng miếng (23,8% trong quý IV/2021 so với 16,3% trong quý IV/2020).
 
Khấu trừ chi phí vận hành tăng khoảng 5% do tăng chi phí marketing, lợi nhuận ròng của PNJ đứng ở mức 457 tỷ đồng, tăng 7% so với quý III/2020 và phục hồi rõ rệt từ mức lỗ ròng 160 tỷ đồng quý trước đó.
 
Cho cả năm 2021, doanh thu của PNJ đạt 19.613 tỷ đồng (tăng 12% cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 1.033 tỷ đồng (giảm 3,4%). Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho biết kết quả này đã vượt lần lượt 7,5% và 2,7% dự phóng năm 2021 của họ.
 
Theo VND, tính đến cuối 2021, tổng số cửa hàng PNJ đạt 341 (tăng 2 cửa hàng so với cùng kỳ), bao gồm 319 cửa hàng vàng (tăng 20 cửa hàng), 14 cửa hàng bạc (giảm 19 cửa hàng), 89 cửa hàng đồng hồ tích hợp (tăng 23 cửa hàng), 20 cửa hàng Style by PNJ (bao gồm 2 cửa hàng độc lập và 18 cửa hàng tích hợp), 12 cửa hàng Pandora tích hợp, 3 cửa hàng CAO Fine (sản phẩm cao cấp) và 3 cửa hàng PNJ Art (phòng trưng bày các sản phẩm quà tặng dành cho công ty).