• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:35:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:36:06 CH - Mở cửa
Kinh tế phục hồi, mặt bằng lãi suất thấp và dòng vốn nội dồi dào giúp chứng khoán tiếp tục thăng hoa trong 2022
Nguồn tin: Vneconomy | 29/01/2022 10:15:15 CH
Năm 2021, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng khả quan dù dịch bệnh, năm 2022 tăng trưởng kinh tế cao thì dự báo tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp đạt trên 30%, đây là trong kịch bản kinh tế tăng trưởng tích cực. Cùng với yếu tố lãi suất thấp thì thị trường chứng khoán tiếp tục có môt năm thăng hoa...

Một năm giao dịch chứng khoán sôi động tràn đầy cảm xúc đã trôi qua với hàng loạt kỷ lục được thiết lập trên thị trường chứng khoán. Viễn cảnh cho thị trường sang năm 2022 sẽ như thế nào liệu giữ được phong độ như năm 2021 không là điều được nhà đầu tư săn đón nhất…
 
Nhân dịp đầu xuân năm mới, VnEconomy đã có cuộc trò chuyện, trao đổi với đại diện công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và chuyên gia về viễn cảnh cho thị trường năm 2022. 
 
 
Ảnh minh hoạ.
 
HAI ĐỘNG LỰC CHÍNH CHO THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC BỨT PHÁ
 
Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô & Chiến lược Thị trường của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV): Năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam đạt nhiều kỷ lục về điểm số và thanh khoản. Động lực cho thị trường đến từ hai yếu tố chính: Thứ nhất, diễn biến giảm của mặt bằng lãi suất, từ thời điểm 2019 đến năm 2021, lãi suất huy động giảm trung bình 1- 2% giúp tiền nhàn rỗi đặc biệt dòng tiền hoạt động sản xuất kinh doanh dư thừa thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng đã đổ vào chứng khoán.
 
Thứ hai, đến từ diễn biến tăng trưởng lợi nhuận trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19 nhưng hầu như chỉ tác động mạnh đến nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi đó nhóm doanh nghiệp niêm yết vốn hoá lớn tăng trưởng vẫn rất tốt.
 
Nhìn sang năm 2022, những động lực này tiếp tục được duy trì. Dù lo ngại lạm phát tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất tuy nhiên trong kịch bản cơ sở lạm phát của chúng ta vẫn ở dưới mức 4% mục tiêu của Chính phủ, lãi suất mặt bằng tăng nhưng kịch bản cơ sở tăng tầm 0,5% vẫn là tương đối thấp so với thời điểm trước. 
 
Thứ hai, tình hình tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết. Năm 2022 sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi, dịch nhiều khả năng được kiểm soát ít nhất sẽ không bùng phát mạnh trở lại nhờ tỷ lệ tiêm chủng vaccin bao phủ, kinh tế vận hành trong trạng thái bình thường mới, chi tiêu tiêu dùng như giải trí, du lịch, thương mại, thu hút FDI phục hồi.

 
Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô & Chiến lược Thị trường của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV).
 
Đặc biệt, thị trường chờ đợi gói kích thích kinh tế của Chính phủ. Đây là động lực quan trọng để nền kinh tế tăng trưởng.
 
Chúng tôi đưa ra hai kịch bản tăng trưởng cho nền kinh tế, kịch bản cơ sở tăng trưởng GDP 6-7% và nếu dịch bệnh hoàn toàn kiểm soát thì kịch bản tích cực tăng trưởng kinh tế trên 7%. Nền kinh tế phục hồi mạnh là môi trường để doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng về lợi nhuận. Năm 2021, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng khả quan dù dịch bệnh, năm 2022 tăng trưởng kinh tế cao thì dự báo tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp đạt trên 30%, đây là trong kịch bản kinh tế tăng trưởng tích cực. Cùng với yếu tố lãi suất thấp thì thị trường chứng khoán tiếp tục có môt năm thăng hoa. 
 
Trong kịch bản cơ sở theo mô hình tính toán của chúng tôi, VN-Index cuối năm 2022 ở mức hợp lý là 1.760 điểm, tương đương với PE 17,5x, EPS là 16%. Trong kịch bản lạc quan, VN-Index cao nhất ở mức 1.800 điểm. 
 
Nhìn vào động lực trên thì sẽ có một số nhóm ngành hưởng lợi nhờ chi tiêu tiêu dùng khởi sắc trở lại sau suốt hai năm bị Covid-19 dồn nén như du lịch giải trí, hàng tiêu dùng không thiết yếu.
 
Thứ hai là nhóm hưởng lợi từ gói kích thích của Chính phủ như đầu tư công, hạ tầng xây dựng. Nhóm thứ ba có thể phục hồi chậm hơn chút là hàng không. Ngoài ra một số nhóm ngành truyền thống được hưởng lợi từ bối cảnh của nền kinh tế vĩ mô như xuất khẩu thuỷ sản, dệt may, nhóm hút FDI như bất động sản khu công nghiệp. Nhà đầu tư có thể mua và nắm giữ với kỳ vọng kết quả kinh doanh của nhóm này phục hồi mạnh trong năm 2022 và cần nắm giữ đủ dài để từ mức kỳ vọng trở thành hiện thực. 
 
KHỐI NGOẠI SẼ MUA RÒNG TRỞ LẠI THÔNG QUA ETF
 
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset: Điểm lại 2020 và 2021, khối ngoại bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị lần lượt đâu đó khoảng 2 tỷ USD và  2,6 tỷ USD. Về lý do tại sao họ lại bán ròng trong khi liên tục ca ngợi kinh tế Việt Nam hồi phục tốt và thị trường chứng khoán tăng trưởng nhiều?
 
Thứ nhất, có các thị trường tiềm năng tiềm năng hơn như Mỹ châu Âu. Thứ hai, thị trường xuất hiện tài sản điện tử như bitcoin đã tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian một năm qua. Trong khi bên bán ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu là các quỹ được uỷ thác đầu tư như ETF. Quỹ chỉ số này giao dịch theo phương pháp chỗ nào tỷ suất tăng trưởng hấp dẫn thì họ vào. 

 
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset.
 
Bước sang năm 2022, trong một chu trình kinh tế, các thị trường phát triển này đã bắt đầu đi vào bão hoà, FED thắt van tiền tệ, Fed nói sẽ đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua trái phiếu hàng tháng và có thể tăng lãi suất 3 lần trong năm 2022. Khi tiền không con rẻ ở những khu vực đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường mới nổi cận biên như chứng khoán Việt Nam.
 
Do đó, 2022 dự báo là năm mua ròng trở lại của khối ngoại trên nhiều bình diện như mua bán sáp nhập, nới room ngoại cho ngân hàng, IPO...Và một khi họ quay trở lại thì chủ yếu là thông qua các ETF. 
 
DÒNG TIỀN NỘI VẪN TÍCH CỰC TRONG NĂM 2022
 
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup: Tôi đã 20 năm lăn lội trên thị trường chứng khoán nhưng đến thời điểm hiện tại tôi phải thay đổi cách nhìn với cổ phiếu. Cổ phiếu giờ đây như một hàng hoá và chịu quy luật cung cầu chứ không phải quy luật giá trị.
 
Một là cung, năm vừa rồi IPO rất ít chủ yếu phát hành thêm, có khoảng 97 nghìn tỷ phát hành cổ phiếu thêm. Các lãnh đạo doanh nghiệp cổ đông nội bộ bán ra nhiều, từ đầu năm họ bán ra 15,9 nghìn tỷ. Về cầu thì được hấp thụ bởi toàn bộ nhà đầu tư cá nhân trong nước với số lượng tài khoản mở mới mở lập kỷ lục. Khảo sát sơ bộ của chúng tôi cho thấy có nhiều điều ngạc nhiên với thế hệ nhà đầu tư GenZ, trong danh mục khách hàng của chúng tôi nhiều nhà đầu tư thế hệ GenZ không quan tâm PE là gì. Chúng tôi cũng phải thay đổi cách tiếp cận. Ở góc độ cung cầu tôi nghĩ đó là hết sức bình thường. Quy luật giá trị có lẽ chúng ta phải dành góc độ truyền thông, đào tạo. 

 
Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup.
 
Năm sau số liệu của FiinGroup dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp ở mức 33% riêng ngân hàng 20%. Nhiều ý kiến cho rằng, dòng tiền sẽ quay về sản xuất kinh doanh sau dịch. Tuy nhiên, số liệu của chúng tôi về Top 50 doanh nghiệp đại chúng đầu tư chứng khoán lớn nhất cho thấy tỷ trọng danh mục chứng khoán (bao gồm cổ phiếu và trái phiếu) hiện chỉ chiếm 13,1% trong tổng tài sản của họ và thực tế không thay đổi nhiều so với giai đoạn trước dịch COVID. Nói cách khác, dòng tiền được kỳ vọng tiếp tục tăng mạnh chính là từ xu hướng tham gia của nhà đầu tư cá nhân nhiều hơn là dòng tiền từ doanh nghiệp.
 
Nói tóm lại, tôi cho rằng dòng tiền nội nói chung sẽ vẫn rất tích cực trong năm 2022 nhưng sự biến động và dịch chuyển sẽ diễn ra mạnh mẽ không kém năm 2021 không phải do COVID xuất hiện mà do “tâm lý đám đông” và bản chất của dòng tiền đầu cơ này trước những diễn biến tiêu cực ngược với kỳ vọng của họ.
 
NĂM NHÓM NGÀNH NHÀ ĐẦU TƯ CẦN CHÚ Ý
 
Ông Lê Quang Minh - Trưởng phòng Phân tích CTCK Mirae Asset: Năm 2022 dự báo kinh tế vĩ mô tốt hơn nhờ tỷ lệ bao phủ vacine rộng khắp cả nước, sản xuất kinh doanh phục hồi về trạng thái bình thường mới, chi tiêu tiêu dùng cải thiện do Chính phủ nhiều khả năng không còn áp dụng các biệt pháp giãn cách triệt để, do đó sẽ có nhiều nhóm ngành tăng trưởng tích cực.
 
Đầu tiên phải nhắc đến nhóm ngân hàng. Nếu xét theo sóng ngành thì gần như cả 6 tháng vừa qua ngành ngân hàng không tăng, thậm chí đi xuống và tạo đáy. Về cơ bản các ngân hàng đang có dấu hiệu phục hồi.  2022 sẽ là bước chuyển mình với câu chuyện tái cấu trúc, một số ngân hàng có khả nới room ngoại, hay mua bán sáp nhập giữa các ngân hàng được tái khởi động nhằm củng cố ngân hàng mạnh và kiện toàn ngân hàng yếu trong quý 1/quý 2 năm 2022. Đó là tín hiệu nhà đầu tư mong chờ cổ phiếu ngân hàng bùng nổ trong năm 2022. 
 
Nhóm thứ hai là ngành xây dựng. Dòng tiền của các công ty xây dựng tốt dần lên, thông tin về các gói trúng thầu xuất hiện dày hơn đặc biệt là hạ tầng. Dù chưa có kích cầu gói hỗ trợ tuy nhiên sự phục hồi kinh tế sẽ tập trung chủ yếu vào thúc đẩy cơ sở hạ tầng, do đó nhóm doanh nghiệp ngành xây dựng sẽ được hưởng lợi. 

 
Ông Lê Quang Minh - Trưởng phòng Phân tích CTCK Mirae Asset.
 
Thứ ba là nhóm bất động sản với hai động lực tích cực: Một là, hạ tầng đường sá làm giá trị các dự án bất động sản tăng lên. Thứ hai, là pháp lý, những năm trước đây đa số dự án bất động sản kẹt pháp lý thì năm 2022 sẽ được giải toả. Đối với những dự án tồn đọng BT, BOT sẽ sớm được khai thông vì chính quyền cũng không thể để dự án đình trệ kéo dài năm nay sang năm khác. Doanh nghiệp bất động sản dân cư sẽ bứt phá trong năm 2022. Còn doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp với giá thuê đất tăng lên, nhiều dự án phát triển khu dân cư vào bên trong kho bãi, dịch vụ nhà liên quan logistics thì những doanh nghiệp này sẽ thuận lợi đặc biệt khi làn sóng FDI đổ dồn vào Việt Nam.
 
Thứ tư, nhóm dầu khí, giá dầu sẽ phục hồi, về cơ bản cổ phiếu dầu khí đi theo giá dầu. Nhu cầu dầu phục hồi mọi nơi trên thế giới với triển vọng kinh tế hồi phục và hiện tượng elnino nên nhu cầu khí đốt khí ga tăng đột biến.
 
Cuối cùng là nhóm xuất khẩu, những khó khăn của năm 2021 đã qua rồi nên kết quả kinh doanh xấu của năm 2022 sẽ không còn nữa. Doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, dệt may kỳ vọng sẽ có những kết quả kinh doanh đột biến trong năm 2022.