• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.271,27 +6,37/+0,50%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:04:59 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.271,27   +6,37/+0,50%  |   HNX-INDEX   233,77   +0,82/+0,35%  |   UPCOM-INDEX   93,63   +0,16/+0,17%  |   VN30   1.318,41   +7,47/+0,57%  |   HNX30   509,85   +3,34/+0,66%
20 Tháng Chín 2024 5:28:13 SA - Mở cửa
Năm 2022 sẽ chứng kiến sự phân hóa trong chính sách tiền tệ của các nước
Nguồn tin: Vietnam+ | 04/01/2022 11:14:47 CH
Các ngân hàng trung ương toàn cầu dự kiến có những hướng đi chính sách khác nhau năm 2022, khi một số ngân hàng trung ương tập trung ứng phó với lạm phát và số khác lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 
Đại dịch COVID-19 vẫn là một nguy cơ lớn đối với nhu cầu trên toàn thế giới. Không những gây ra một đợt suy thoái trong năm 2020, dịch COVID-19 còn có một “tác dụng phụ” là khiến áp lực lạm phát gia tăng, từ đó đặt ra một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ.
 
Các ngân hàng trung ương bước vào năm 2022 với một tâm thế thận trọng, vì hành động nhanh chóng để kiềm chế lạm phát có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế, nhưng “án binh” để đảm bảo đà phục hồi vững chắc lại có thể khiến lạm phát kéo dài và đòi hỏi phải có những hành động mạnh mẽ hơn sau đó.
 
 
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN
 
Ngày càng bất an với triển vọng này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018 vào tháng Ba, giữa lúc nước Mỹ đang chống chọi với mức lạm phát cao nhất trong gần 40 năm qua. Các ngân hàng trung ương của Anh và Canada có thể còn hành động sớm hơn.
 
Ngược lại, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp lịch sử trong năm nay nhằm bảo toàn đà tăng trưởng kinh tế.
 
Trong khi đó, Trung Quốc đã thay đổi chính sách của mình ngay từ quý cuối cùng của năm 2021, nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và sự giảm tốc của nền kinh tế, bằng cách nâng cao thanh khoản và giảm lãi suất cho vay.
 
Lập trường nới lỏng hơn này được dự đoán sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2022, từ đó gia tăng sự khác biệt với phần còn lại của thế giới./.