• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,88 -2,67/-0,21%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:05:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,88   -2,67/-0,21%  |   HNX-INDEX   221,98   +0,29/+0,13%  |   UPCOM-INDEX   92,68   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,61   -1,34/-0,10%  |   HNX30   461,26   +1,01/+0,22%
21 Tháng Giêng 2025 1:05:27 CH - Mở cửa
Một kỷ nguyên kinh tế vĩ mô mới đang xuất hiện
Nguồn tin: VietNam+ | 16/10/2022 10:25:00 SA
Trong nhiều tháng, thị trường tài chính đã có nhiều xáo trộn và ngày càng có nhiều căn cứ cho thấy sự căng thẳng mà nền kinh tế thế giới phải đối mặt.
 
 
Người dân mua hàng tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN 
 
Đây có thể chỉ là những dấu hiệu bình thường của thị trường gấu (thị trường suy giảm) và một cuộc suy thoái sắp tới.
 
Tuy nhiên, theo một báo cáo đặc biệt của tạp chí The Economist, tình huống hiện nay có thể đánh dấu sự xuất hiện của một kỷ nguyên mới của nền kinh tế thế giới - một sự thay đổi lớn như sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Keynes sau Chiến tranh Thế giới thứ hai hay sự xoay trục sang thị trường tự do và toàn cầu hóa trong những năm 1990.
 
Kỷ nguyên mới này hứa hẹn rằng thế giới giàu có, có thể thoát khỏi bẫy tăng trưởng thấp của những năm 2010 và giải quyết các vấn đề lớn như già hóa và biến đổi khí hậu. Nhưng đi kèm với triển vọng đó là sự hỗn loạn tài chính, chi tiêu công mất kiểm soát...
 
* Hỗn loạn chưa từng thấy
 
Sự hỗn loạn trên thị trường đang ở mức độ lớn chưa từng thấy trong một thế hệ. Lạm phát toàn cầu lần đầu tiên ở mức hai con số sau gần 40 năm. Sau khi thừa nhận phản ứng chậm chạp, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện đang tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ những năm 1980, trong khi đồng USD ở mức mạnh nhất trong hai thập kỷ, gây ra hỗn loạn bên ngoài nước Mỹ.
 
Nếu bạn đang có một danh mục đầu tư hoặc một khoản lương hưu, tình hình năm nay thật tồi tệ. Cổ phiếu toàn cầu đã giảm 25% tính theo đồng USD, năm tồi tệ nhất kể từ ít nhất là những năm 1980, và thị trường trái phiếu chính phủ có năm tồi tệ nhất kể từ năm 1949. Cùng với khoản lỗ 40 triệu USD, có một cảm giác tệ hại rằng trật tự thế giới đang không hoạt động, khi toàn cầu hóa đi vào thoái trào và hệ thống năng lượng bị đứt gãy sau cuộc xung đột Nga-Ukraine.
 
Tất cả điều này đánh dấu sự kết thúc dứt khoát cho thời đại kinh tế yên bình trong những năm 2010. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009, hoạt động của các nền kinh tế giàu khá yếu ớt. Đầu tư của các công ty tư nhân giảm, dù một số công ty tạo ra lợi nhuận khủng khiếp, trong khi các chính phủ cũng thu hẹp đầu tư công trên toàn thế giới, trong thập kỷ sau khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ.
 
Tăng trưởng kinh tế chậm chạp và lạm phát ở mức thấp. Với việc khu vực tư nhân và nhà nước không làm gì để kích thích hoạt động nhiều hơn, các ngân hàng trung ương trở thành "người chơi" duy nhất. Các ngân hàng trung ương đã giữ lãi suất ở mức thấp và mua khối lượng trái phiếu khổng lồ bất cứ khi nào có dấu hiệu rắc rối, mở rộng phạm vi tiếp cận sâu hơn nữa vào nền kinh tế. Ngay trước đại dịch các ngân hàng trung ương ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản sở hữu khối tài sản tài chính đáng kinh ngạc trị giá 15.000 tỷ USD.
 
 
Tàu chở khí hóa lỏng MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
 
Thách thức bất thường của đại dịch đã dẫn đến những hành động phi thường, các gói kích thích và cứu trợ mạnh mẽ của các chính phủ, mô hình cầu tiêu dùng tạm thời sai lệch và các rối loạn chuỗi cung ứng do phong tỏa gây ra, đã "góp phần" hình thành lạm phát ngày nay. Động lực lạm phát đó đã được đẩy mạnh hơn bởi cuộc khủng hoảng năng lượng khi Nga, một trong những nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất cùng với Saudi Arabia, bị cô lập khỏi các thị trường phương Tây. Đối mặt với vấn đề lạm phát nghiêm trọng, Fed đã tăng lãi suất từ 0,25% lên 3,25% và dự kiến sẽ đưa lên 4,5% vào đầu năm 2023. Trên quy mô toàn cầu, hầu hết các cơ quan quản lý tiền tệ cũng đang thắt chặt chính sách tiền tệ.
 
Chuyện gì xảy ra tiếp theo? Nỗi sợ hãi ngay lập tức được cảm nhận, vì một hệ thống tài chính đã quen với lãi suất thấp có thể đổ vỡ khi chi phí đi vay tăng cao. Mặc dù một ngân hàng đầu tư có quy mô trung bình, Credit Suisse, đang chịu áp lực, nhưng không chắc các ngân hàng sẽ trở thành vấn đề lớn bởi hầu hết đều có vùng đệm an toàn lớn hơn trước đây. Thay vào đó, những mối nguy hiểm nằm ở nơi khác, trong một hệ thống tài chính có diện mạo mới, ít phụ thuộc hơn vào ngân hàng và nhiều hơn vào thị trường linh hoạt và công nghệ. Tin tốt là tiền gửi sẽ không "tan thành mây khói". Tin xấu là hệ thống cấp vốn cho các công ty và người tiêu dùng này không rõ ràng và quá nhạy cảm với tổn thất.
 
Điều này có thể thấy trên thị trường tín dụng. Khi các công ty mua nợ né tránh rủi ro, lãi suất của các khoản thế chấp và trái phiếu rác đang tăng vọt. Thị trường “các khoản cho vay có đòn bẩy” được sử dụng để tài trợ cho các khoản mua lại doanh nghiệp đã sôi sục - nếu tỷ phú Elon Musk mua Twitter thì các khoản nợ có thể trở thành một vấn đề lớn. Trong khi đó, các quỹ đầu tư, bao gồm các chương trình hưu trí, phải đối mặt với khoản lỗ trên danh mục tài sản kém thanh khoản mà họ tích lũy được. Thị trường trái phiếu của Anh đã rơi vào tình trạng hỗn loạn bởi các vụ đặt cược phái sinh khó hiểu được thực hiện bởi các quỹ hưu trí của nước này.
 
Nếu thị trường trục trặc, cản trở dòng tín dụng hoặc bị đe dọa, các ngân hàng trung ương có thể can thiệp. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã bắt đầu mua lại trái phiếu đồng thời tăng lãi suất. Các ngân hàng trung ương dường như lo sợ rằng thế giới sẽ quay trở lại những năm 1970 khi lạm phát tràn lan. Hầu hết các nhà dự báo cho rằng lạm phát ở Mỹ sẽ giảm từ 8% hiện tại xuống 4% vào năm 2023, khi giá năng lượng giảm và tỷ giá tăng cao hơn. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ lạm phát lên tới 20% là rất nhỏ, vẫn có một câu hỏi rõ ràng về việc liệu các chính phủ và ngân hàng trung ương bao giờ mới hạ mức lạm phát xuống 2%.
 
* Một mục tiêu di động
 
Để hiểu lý do tại sao, hãy nhìn xa hơn những nguyên tắc cơ bản về dài hạn. Trong một sự thay đổi lớn so với những năm 2010, sự gia tăng cơ cấu trong chi tiêu và đầu tư của chính phủ đang diễn ra. Những công dân già sẽ cần được chăm sóc sức khỏe nhiều hơn.
 
Biến đổi khí hậu và nhiệm vụ đảm bảo an ninh sẽ thúc đẩy đầu tư của nhà nước vào năng lượng, từ cơ sở hạ tầng tái tạo đến các trạm tiếp nhận khí đốt hóa lỏng. Và căng thẳng địa chính trị đang khiến các chính phủ chi tiêu nhiều hơn cho chính sách công nghiệp. Tuy nhiên, ngay cả khi đầu tư tăng, vấn đề nhân khẩu học sẽ đè nặng hơn bao giờ hết lên các nền kinh tế giàu có. Khi mọi người già đi, họ tiết kiệm nhiều hơn, và số tiền tiết kiệm dư thừa này sẽ tiếp tục tác động làm giảm lãi suất thực.
 
Do đó, xu hướng cơ bản trong những năm 2020 và 2030 là lãi suất thực tế vẫn thấp. Đối với các ngân hàng trung ương, điều này tạo ra một tình thế khó xử cấp bách. Để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu khoảng 2%, họ có thể phải thắt chặt tiền tệ đến mức gây ra suy thoái.
 
Điều này sẽ dẫn đến việc người lao động có thể mất việc làm và gây ra phản ứng chính trị gay gắt. Hơn nữa, nếu nền kinh tế giảm phát và rơi vào bẫy tăng trưởng thấp, lãi suất thấp của những năm 2010, các ngân hàng trung ương có thể một lần nữa thiếu các công cụ kích thích. Sự cám dỗ bây giờ là tìm một lối thoát khác: từ bỏ mục tiêu lạm phát 2% của những thập kỷ gần đây và nâng chúng lên một cách khiêm tốn, chẳng hạn như 4%. Điều đó có thể sẽ có trong kế hoạch khi Fed bắt đầu xem xét chiến lược tiếp theo vào năm 2024.
 
Kỷ nguyên mới này với chi tiêu chính phủ cao hơn một chút và lạm phát cao hơn một chút sẽ có lợi thế. Trong ngắn hạn, điều này có nghĩa là sẽ một cuộc suy thoái ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí không suy thoái. Về lâu dài, điều đó có nghĩa là các ngân hàng trung ương có nhiều cơ hội hơn để cắt giảm lãi suất trong thời kỳ suy thoái, giảm nhu cầu mua trái phiếu và cứu trợ bất cứ khi nào có yếu tố gây ra sự méo mó ngày càng lớn của nền kinh tế.
 
Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với những nguy hiểm lớn. Uy tín của các ngân hàng trung ương sẽ bị tổn hại: nếu các mục tiêu được di chuyển một lần, tại sao lại không có lần thứ hai? Hàng triệu hợp đồng và khoản đầu tư được viết trên cam kết lạm phát 2% sẽ bị phá vỡ, trong khi lạm phát cao hơn sẽ phân phối lại của cải từ chủ nợ cho con nợ./.