• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,41 -9,42/-0,75%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,41   -9,42/-0,75%  |   HNX-INDEX   224,62   -0,67/-0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.297,81   -11,37/-0,87%  |   HNX30   477,80   -4,33/-0,90%
05 Tháng Mười Hai 2024 1:46:26 SA - Mở cửa
Chứng khoán phiên sáng 21/10: Áp lực bán lan rộng, VN-Index lại giảm sâu
Nguồn tin: Tạp chí kinh tế chứng khoán VN | 21/10/2022 12:44:09 CH
Thị trường chứng khoán mở cửa tương tự phiên sáng trước đó khi VN-Index giảm mạnh và lùi về dưới mốc 1.050 điểm. Tạm đóng cửa phiên sáng, VN-Index đã mất đến gần 25 điểm.
 
Tạm dừng phiên sáng, sàn HOSE chỉ còn 39 mã tăng và có tới 409 mã giảm (25 mã giảm sàn), VN-Index giảm 24,8 điểm (-2,31%), xuống 1.033,97 điểm. Thanh khoản tăng vọt với tổng khối lượng giao dịch đạt 342,93 triệu đơn vị, giá trị 6.889,87 tỷ đồng, tăng 126,96% về khối lượng và 139,32% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 45,9 triệu đơn vị, giá trị 1.384,4 tỷ đồng.
 
Nhóm VN30 để mất tới gần 30 điểm khi ghi nhận 26 mã giảm với mức giảm khá sâu khi có hơn 1/2 số mã giảm hơn 3% và chỉ có 4 mã tăng là SAB, VCB, GAS, VNM với biên độ trên dưới 1%.
 
Xét về nhóm ngành, cùng thị trường lao dốc, nhóm cổ phiếu chứng khoán đi đầu trong xu hướng giảm khi đồng loạt lao dốc mạnh. Cụ thể, FTS giảm sàn, CTS giảm 6,5% xuống mức thấp nhất phiên 12.300 đồng/CP, VCI giảm 6,3%, VIX và APG cùng giảm 6,2%, SSI và VND cùng giảm 5,7%, BSI giảm 5,1%, VDS giảm 5%...
 
Trong đó, VND và SSI vẫn thuộc top 5 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất thị trường, với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt 16,45 triệu đơn vị và hơn 11 triệu đơn vị.
 
Nhóm cổ phiếu thép thoát mức giá thấp nhất phiên nhưng vẫn tiêu cực, trong đó HPG giảm 5,2% xuống 17.150 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường, đạt hơn 23 triệu đơn vị. Đáng chú ý, cổ phiếu HPG tiếp tục chịu áp lực xả bán ồ ạt của khối ngoại khi bị bán ròng gần 6,2 triệu đơn vị.
 
Cổ phiếu thép khác là HSG giảm 6% xuống gần sàn 12.600 đồng/CP và khớp hơn 13,75 triệu đơn vị; còn NKG giảm 6,5% xuống 15.900 đồng/CP và khớp 8,14 triệu đơn vị.
 
Ở nhóm bất động sản, bên cạnh cặp đôi lớn VHM và VIC lần lượt giảm 4,7% và 3,92%, nhiều mã vừa và nhỏ giảm sàn như DXS, ITC, TDC, hay giảm mạnh như HDC giảm 6,8%, DPG giảm 6,7%, DXG giảm 6,6%, FCN giảm 6,4%, KBC giảm 6,1%, VCG và DIG cùng giảm 5,9%... Các nhóm ngành khác như bán lẻ, chế biến thủy sản, bảo hiểm… cũng ghi nhận mức giảm sâu.
 
Trên sàn HNX, áp lực bán gia tăng mạnh với gánh nặng chính từ nhóm cổ phiếu bluechip, đã khiến thị trường cắm đầu lao dốc , tuy nhiên, thanh khoản thị trường cũng tăng vọt.
 
Chốt phiên, sàn HNX có 24 mã tăng và 149 mã giảm, HNX-Index giảm 5,38 điểm (-2,38%), xuống 220,5 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 40,59 triệu đơn vị, giá trị 612,91 tỷ đồng, tăng gấp gần 2 lần về lượng và tăng hơn 140% về giá trị so với phiên sáng qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể chỉ 0,62 tỷ đồng.
 
Nhóm HNX30 chỉ có duy nhất LHC tăng 1,2%, cùng DDG đứng giá tham chiếu, còn lại đều giảm, đóng cửa, chỉ số nhóm này giảm hơn 12 điểm, về dưới mốc 370 điểm.
 
Trên UPCoM, thị trường cũng trong xu hướng chung khi đà giảm nới rộng về cuối phiên.
 
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 1,47 điểm (-1,82%), xuống 79,31 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 23,98 triệu đơn vị, giá trị 255,62 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.
 
Cổ phiếu BSR vẫn dẫn đầu thanh khoản thị trường với 4,42 triệu đơn vị giao dịch thành công và chốt phiên giảm 2,9% xuống 20.000 đồng/CP. Một số mã đáng chú ý khác cũng không thoát khỏi xu hướng giảm khá mạnh như LMH giảm 12,3%, OIL giảm 2,9%, C4G giảm 4%, VGI giảm 4,4%, VGT giảm 6,6%...

 
 
Tính đến 10h30, VN-Index giảm 20,44 điểm (1,93%) còn 1.038,01 điểm, VN30-Index giảm 24,64 điểm (2,34%) còn 1.028,62 điểm.
 
Áp lực bán lan rộng giữa phiên sáng khiến chỉ số tiếp tục lùi bước về các mốc điểm thấp hơn. Lực cầu bắt đáy bắt đầu xuất hiện khi VN-Index lùi về dưới mốc 1.040 điểm tuy nhiên dòng tiền yếu vẫn chưa thể hấp thụ được hết lực bán ra. VN-Index hiện vẫn giảm gần 20 điểm.
 
Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực bán mạnh phiên cuối tuần. Cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán giảm sâu sau các thông tin về kết quả kinh doanh lộ diện. Thực tế, khá nhiều ngân hàng vẫn cho thấy bức tranh lợi nhuận sáng sủa tuy nhiên, nỗi lo quý 4 đang khiến nhà đầu tư ngần ngại rót vốn vào các nhóm cổ phiếu ngành tài chính.
 
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 12,44 điểm (1,18%) còn 1.046,01 điểm, HNX-Index giảm 0,52 điểm về 225,36 điểm, UPCoM-Index giảm 0,36 điểm (0,45%) xuống 80,42 điểm.
 
VN-Index mở cửa xanh nhẹ nhưng lực bán sau đó áp đảo và khiến chỉ số giảm một mạch gần 12 điểm, về dưới mốc 1.050. Theo quan sát, áp lực giảm điểm do tác động chủ yếu từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, gồm nhóm ngân hàng và họ Vingroup, cùng với việc kết quả kinh doanh không thuận lợi của một số doanh nghiệp được công bố cũng làm tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn.
 
Tại nhóm vốn hóa lớn, độ rộng nghiêng hoàn toàn về bên bán với 27 mã giảm, chỉ có 3 cổ phiếu giữ được sắc xanh là GAS, VIB và VNM, tuy nhiên tỷ lệ tăng dưới 0,5%.
 
Rổ VN30 có 30 cổ phiếu giảm giá. Ba cổ phiếu giảm mạnh nhất MWG, HPG, HDB với tỷ lệ giảm 2,4%, 2,4%, 2,1%. Một đợt suy giảm trên diện rộng đang diễn ra.
 
Cổ phíếu thép đang giảm giá khá mạnh,sau những báo cáo tài chính không thuận lợi của một số công ty gần đây, HPG giảm 2,49%, HSG giảm 1,49%, NKG giảm 1.76%.
 
Trong ngành vật liệu xây dựng, cổ phiếu nhỏ DTC đang giảm sau sau thông tin DTC công bố được Quyết định số 8659/QĐ-CTQNI ngày 06/10/2022 của Tổng cục thuế tỉnh Quảng Ninh về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2020 đến năm 2021.
 
--------
 
Phiên giao dịch ngày 20/10, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.058,45 điểm, giảm nhẹ 1,68 điểm (-0,15%). HNX-Index giảm 2,02 điểm (0,89%) về 225,88 điểm, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,14%) lên 80,78 điểm. Thanh khoản tiếp tục được giữ ở dưới mốc trung bình khi chỉ có gần 400 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 8 nghìn tỷ đồng. Sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế lớn trên bảng điện khi có 287 mã giảm điểm trong phiên hôm nay, trong khi đó toàn sàn chỉ có 131 mã tăng điểm, còn lại là 92 mã đóng cửa tham chiếu.
 
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) cho rằng, xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm; thị trường có thể sẽ hồi phục trong phiên giao dịch kế tiếp và VN-Index có thể sẽ kiểm định vùng kháng cự 1.062 – 1.072 điểm.
 
Trên thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 20/10 đóng cửa dưới tham chiếu khi nhà đầu tư đón nhận một số báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn và đánh giá tác động của việc lợi suất tiếp tục lên cao. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 90 điểm, tương đương 0,3%, và dừng ở gần 30.334 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite giảm lần lượt 0,8% và 0,61%.