• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,41 -9,42/-0,75%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,41   -9,42/-0,75%  |   HNX-INDEX   224,62   -0,67/-0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.297,81   -11,37/-0,87%  |   HNX30   477,80   -4,33/-0,90%
04 Tháng Mười Hai 2024 3:38:39 CH - Mở cửa
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách tài chính cho phát triển kinh tế số
Nguồn tin: Tạp Chí Tài Chính | 22/10/2022 1:00:00 CH
Các quốc gia trên thế giới khai thác sức mạnh của đổi mới kỹ thuật số không chỉ để tăng trưởng kinh tế, mở rộng sự thịnh vượng, mà còn giải quyết những thách thức xã hội liên quan đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, giao thông vận tải và các mối quan tâm cấp bách khác. Các chính sách tài chính liên quan đến kỹ thuật số phản ánh mục tiêu phát triển nền kinh tế.
 
Tuy nhiên, để phù hợp với tốc độ đổi mới kỹ thuật số mà các thị trường khác đạt được, đặc biệt là ở khu vực quốc tế có mức độ kỹ thuật số phát triển cao, đòi hỏi các chính sách tài chính liên quan đến kỹ thuật số của Việt Nam phải hài hòa, thân thiện và phù hợp với khu vực và thế giới.
 
 
Giới thiệu
 
Đểnhận ra tiềm năng của cuộc Cách mạng kỹ thuật số, cần có các chính sách toàn diện và tư duy mới thúc đẩy chuyển đổi số. Các phản hồi chính sách cần đạt được sựcân bằng phù hợp giữa việc cho phép đổi mới kỹ thuật số và giải quyết các rủi ro liên quan đến số hóa. Các chính sách ưu tiên phát triển số hoá khác nhau trên thế giới, do điều kiện ban đầu của các nền kinh tế là khác nhau.
 
Các chính sách để khai thác tiềm năng kỹ thuật số bao gồm cải tiến giáo dục để đáp ứng nhu cầu về bộ kỹ năng linh hoạt hơn; giảm sự không phù hợp về kỹ năng giữa người lao động và công việc; đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất và quy định thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới...
 
Tuy nhiên, ở phạm vi toàn cầu, hợp tác khu vực vàquốc tếsẽ là"chìa khóa" đểphát triển các phản ứng chính sách hiệu quả. Số hóa và tự động hóa có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây và được kích hoạt bởi những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo, người máy, sức mạnh tính toán và mật mã.
 
Cuộc Cách mạng kỹ thuật số đã, đang ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, tác động sâu rộng đến kinh tế- xã hội. Chính phủ nên chú trọng đến các công cụ, biện pháp của chính sách tài chính để quản lý vàthúc đẩy phát triển kinh tế số.
 
Chính sách tài chính cho phát triển kinh tế số trên thế giới
 
Chính sách tài chính cho phát triển kinh tế số tại một số quốc gia  châu Âu
 
Số hóa nền kinh tế và xã hội đã trở thành trọng tâm trong các chiến lược quan trọng của châu Âu kể từ năm 2000. Chiến lược Lisbon được thông qua cho giai đoạn 2000 - 2010 nêu rõ, đến năm 2010, Liên minh châu Âu (EU) sẽ trở thành nền tảng tri thức năng động, cạnh tranh nhất nền kinh tế trên thếgiới, tăng trưởng bền vững, ngày càng nhiều việc làm tốt hơn và gắn kết xã hội hơn.
 
Sự phối hợp giữa các quốc gia thành viên, các mục tiêu được xác định rất rộng vàcuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 đã khiến Chiến lược Lisbon thất bại, mặc dù đã đạt được những tiến bộ nhất định trong lĩnh vực cạnh tranh kỹ thuật số của EU và các quốc gia thành viên.
 
Dựa trên kinh nghiệm trước đó, EU đã tạo ra chiến lược mới, sử dụng các dịch vụ kinh tế số tài chính công và giảm khoảng cách kỹ thuật số thông qua giáo dục, tăng số lượng chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông, tiêu chuẩn hóa công nghệ thông tin và truyền thông, hỗ trợ thương mại điện tử, bảo vệ dữ liệu.
 
Các bên liên quan, đặc biệt là EU kêu gọi thành lập thị trường kỹ thuật số vào năm 2015, tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tốt hơn, thúc đẩy các kỹ năng mới cần thiết cho thời đại kỹ thuật số và hợp tác chặt chẽ hơn trong việc chống lại tội phạm mạng.
 
EU đề  xuất Dự thảo cải cách hiệu quả hơn về các quy tắc viễn thông, đánh thuế công bằng hơn đối với hàng hóa kỹ thuật số, hiện đại hóa quyền của khách hàng trong kỹ thuật số, phát triển một chính sách hài hòa, hỗ trợ giới thiệu cơ sở hạ tầng chất lượng cao để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới; hỗ trợ đổi mới và tạo việc làm mới trong thời đại kỹ thuật số và phát triển khuôn khổ cho một châu Âu kỹ thuật số an toàn hơn.
 
Các mục tiêu này được chia thành 07 trụ cột với hơn 100 biện pháp bao gồm các đề xuất, tài liệu và kếhoạch hành động phù hợp với luật pháp. Với hơn 120 biện pháp, EU sẽ chứng kiến những thay đổi rõ ràng trong lĩnh vực thương mại điện tử, các quy tắc viễn thông, chính phủ điện tử, cơ sở hạ tầng và tăng cường số hoá nền kinh tế.
 
Mặt khác, các quốc gia ở châu Âu chú trọng xây dựng chính sách thuế đối với lĩnh vực kinh tế số, song song với các chính sách xây dựng hệ thống hạ tầng cho phát triển kinh tế số. Theo tính toán, nếu Pháp đánh thuế kỹ thuật số với tỷ lệ 3% doanh thu, sẽ giúp nước này thu về khoản ngân sách khoảng 500 triệu EUR cho năm 2019 và khoảng 650 triệu EUR cho năm 2020.
 
Pháp ước tính, thuế dịch vụ kỹ thuật số sẽ giúp EU thu về khoảng 5 tỷ EUR mỗi năm. Dự Luật đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số được Hạviện và Thượng viện Pháp thông qua với tên gọi là GAFA (4 công ty công nghệ gồm Google, Apple, Facebook và Amazon).
 
Theo dự luật, các công ty công nghệ lớn nhất đang cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số cho các khách hàng Pháp sẽ chịu mức thuế 3% trên tổng doanh thu hằng năm của họ tại Pháp. Dự luật áp dụng cho các công ty công nghệ có doanh thu dịch vụ kỹ thuật số hằng năm ít nhất 750 triệu EUR (khoảng 845 triệu USD) trên toàn cầu vàít nhất 25 triệu EUR (28 triệu USD) tại Pháp.
 
Tiêu chí này khiến gần 30 công ty công nghệ toàn cầu bị ảnh hưởng, chủ yếu là các công ty ở Mỹ như: Google, Apple, Facebook, Amazon và một số công ty tại các quốc gia: Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Tây Ban Nha (IMF, 2019).
 
Từ năm 2018, các nước thành viên EU đã đề xuất đánh thuế nhằm vào các tập đoàn lớn trong lĩnh vực kỹ thuật số. Nghị viện châu Âu cũng đã bỏ phiếu về hai dự luật, về cách đánh thuế các dịch vụ kỹ thuật số và về cải cách cơ sở thuế của các dịch vụ kỹ thuật số.
 
Chính sách tài chính cho phát triển kinh tế số tại một số quốc gia châu Á
 
Châu Á đã đạt được những bước tiến đáng kể trong quá trình số hóa tiêu dùng, sản xuất và đổi mới. Trung Quốc dẫn đầu xu hướng toàn cầu trong nhiều khía cạnh của số hóa, bên cạnh đó, nhiều nền kinh tế ở châu Á đã tiến bộ đáng kể.
 
Tuy nhiên, khoảng cách kỹ thuật số vẫn tồn tại, chỉ với một số nền kinh tế áp dụng kỹ thuật số hóa ở mức độ phức tạp cao nhất. Tác động của số hóa cũng đã sâu rộng, với công nghệ tài chính đã tác động đến ngân hàng truyền thống, thương mại điện tử thay thế các doanh nghiệp nhỏ hơn và các chính phủ áp dụng số hóa để cải thiện tài chính công.
 
Số hóa mang lại cơ hội cải thiện tài chính công ở châu Á. Việc chính phủ áp dụng số hóa, giúp cải thiện việc báo cáo các giao dịch, tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế quan và các khoản thu khác. Số hóa cũng có thể cải thiện hiệu quả của chi tiêu công, thông qua cải thiện hệ thống quản lý tài chính công.
 
Hàn Quốc, Ấn Độ và 7 nước khác ở châu Á - Thái Bình Dương đang cân nhắc áp dụng cách đánh thuế mới đối với các công ty công nghệ như: Google, Apple, Facebook, Amazon... Chính phủ New Zealand cũng tuyên bố đang xem xét áp thuế lên doanh thu của các tập đoàn số đa quốc gia…
 
Trung Quốc vẫn chưa áp dụng đánh thuế công nghệ số. Nhật Bản dựa theo địa chỉ người cung cấp vàđịa chỉ thanh toán sẽ đánh thuế tiêu thụ theo mức thuế tiêu thụ hiện hành.
 
Ở Đông Nam Á, Malaysia bổ sung thuế kỹ thuật số vào dự thảo ngân sách của nước này. Đối với dịch vụ trực tuyến được nhập khẩu, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ phải đăng ký và nộp thuế dịch vụ liên quan tới hải quan Malaysia kể từ ngày 01/01/2020. Indonesia là quốc gia ở Đông Nam Á áp dụng đánh thuế lĩnh vực kỹ thuật số sau Thái Lan, Philippines, Singapore.
 
Không giống như các công ty công nghệ của Mỹ, những công ty khổng lồ công nghệ châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc đã trở thành những nhà cung cấp dịch vụ tài chính chủ chốt, gây áp lực cạnh tranh lên các tổ chức tài chính truyền thống...
 
Kinh nghiệm về chính sách tài chính cho phát triển kinh tế số Việt Nam
 
Số hóa mang lại cơ hội cải thiện việc thu thuế. Số hóa giúp các giao dịch trong thương mại quốc tếtốt hơn, tăng doanh thu thuế GTGT và thuế quan. Nó cũng tác động tốt hơn về các giao dịch tài khoản tài chính và cải thiện hợp tác xuyên quốc gia, cảhai đều có thể tăng thu nhập và thu thuế tài sản thông qua quản lý tốt hơn về tài sản nước ngoài và thu nhập liên quan (Fetzer và cộng sự, 2019).
 
Trong những năm gần đây, sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số diễn ra nhanh chóng với quy mô lớn, mang lại sự chuyển đổi trong cách thức tiến hành kinh doanh tại nhiều thị trường. Việc chuyển đổi mang lại cơ hội và rủi ro đối với thuế.
 
Điển hình là việc xói mòn cơ sở thuế, chuyển các giao dịch vàlợi nhuận từ thương mại chính thức sang các loại hình phi chính thức hoặc ra nước ngoài. Các giao dịch trong khu vực chính thức của nền kinh tế có thể được chuyển sang các khu vực khác với mức thuế thấp hơn hoặc ít hơn hoặc sang khu vực phi chính thức và hoàn toàn không phải trả thuế (Chohan và Usman, 2020).
 
Tuy nhiên, luật pháp có thể cho phép các nền tảng kỹ thuật số chia sẻ dữ liệu có giá trị, chính thức hóa các giao dịch không chính thức và khấu trừ thuế. Vídụ: Tại Ấn Độ, các nền tảng kỹ thuật số được yêu cầu tính phí và nộp thuế dịch vụ theo thu nhập của người bán. Tại Úc, các nền tảng chia sẻ lái xe bắt buộc phải có tài xếcủa họđăng ký là DN và tính thuế hàng hóa và dịch vụ.
 
Tạo cơ sở hạ tầng băng rộng tốc độ cao quốc gia là một thách thức lớn về tài chính và quy định đối với hầu hết các nước đang phát triển, mặc dù sự cần thiết của một mạng băng rộng có thể truy cập và đáng tin cậy đã được thừa nhận.
 
Tại châu Á - Thái Bình Dương hiện có một số mô hình thay thế cần xem xét. Trong mô hình của Úc và Malaysia, Chính phủ các nước này đã kết hợp trợ cấp của Nhà nước với hợp đồng mạng băng thông rộng cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc gia thống trị, với tỷ lệ thâm nhập mục tiêu sẽ được đáp ứng.
 
Trong khi đó, Singapore tách mạng băng thông rộng cơ bản của cáp quang tối (NetCo) vốn nhận được trợ cấp của Nhà nước, từ doanh nghiệp bán buôn (OpCo), khỏi kinh doanh bán lẻ vốn là một thị trường cạnh tranh.
 
Các nhà khai thác cạnh tranh vẫn có thể đầu tư vào mạng của họ nếu họ chọn làm như vậy. Tại Thái Lan, Chính phủ nước này đề xuất một công ty mẹ quốc gia xây dựng và vận hành tài sản cáp quang quốc gia trên cơ sở bán buôn. Chính sách này có nguy cơ làm giảm cạnh tranh và chậm lại triển khai hạ tầng băng thông rộng.
 
Kết luận
 
Trong những năm qua, khoa học, công nghệ và đổi mới có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam nhằm: Nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trong chuỗi giá trị sản phẩm, cách mạng hóa mô hình kinh doanh và thu hút các nguồn đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
 
Cùng với Cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển kinh tế số là cơ hội để các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước phát triển. Việt Nam có nhiều lợi thế để thúc đẩy nền kinh tế số.
 
Để tận dụng tốt lợi thế này, Việt Nam cần xây dựng các chính sách hướng tới nền kinh tế kỹ thuật số dựa trên chia sẻ dữ liệu của Chính phủ mở và phân tích dữ liệu lớn, áp dụng cho nhiều lĩnh vực và dịch vụ hơn.
 
Trên thực tế, mạng internet cực kỳ quan trọng, chẳng hạn như hệ thống viễn thông và ngân hàng kết nối với nhau và các nền tảng đó trở nên tương thích để các ứng dụng và dịch vụ hoạt động trên tất cả các hệ thống và tất cả mọi người đều có thể truy cập được nhiều nhất bất cứ lúc nào.
 
Đồng thời, cần xây dựng các chính sách an ninh thông minh, các chính sách an ninh mạng để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của quốc gia và thúc đẩy chia sẻ thông tin nhanh chóng.
 
Tài liệu tham khảo:
 
1. Bornman, Marina, and Marianne Wassermann (2020), “Tax Knowledge for the Digital Economy.” Journal of Economic and Financial Sciences 13 (1): 1–11;
 
2. Chohan, Usman (2020), “Some Precepts of the Digital Economy.” Critical Blockchain Research Initiative (CBRI) Working Paper, Centre for Aerospace and Security Studies (CASS), Islamabad;
 
3. Fetzer, Thomas, and Bianka Dinger (2019), “The Digital Platform Economy and Its Challenges to Taxation.” Tsinghua China Law Review 12 (29): 30-56;
 
4. https://data.worldbank.org.