Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance, EVF) đã và đang tham gia vào cuộc đua phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn.
Trong tháng 9/2022, Tài chính Điện lực (EVNFinance) lọt danh sách các Cty Tài chính phát hành trái phiếu riêng lẻ.
EVF liên tục tăng vốn trong những năm qua.
Cuộc đua ngày một nóng
Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu dẫn đầu về giá trị phát hành gồm các ngân hàng, doanh nghiệp tài chính, theo sau có Công ty bất động sản, khoáng sản, tiêu dùng… Trong đó, trong tháng 9/2022, VietinBank (3.000 tỷ đồng), VPBank (2.000 tỷ đồng), Nova Thảo Điền (2.300 tỷ đồng), OCB (1.500 tỷ đồng), là những cái tên dẫn đầu nhóm phát hành trái phiếu.
Tính chung trong quý và cả năm, bên cạnh ngân hàng, thị trường ghi nhận sự nổi trội của các nhóm các công ty tài chính cổ phần trên đường đua huy động trái phiếu, với những cái tên như Home Credit, Fe Credit, Mcredit, EVNFinance…
7.000 tỷ đồng là mức vốn điều lệ mà
EVF đặt mục tiêu đạt được để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Mới đây, Home Credit đã công bố hoàn tất đợt phát hành huy động được 1.100 tỷ đồng trong tháng 8 và 9, người mua là một số ngân hàng thương mại, là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Còn FeCredit từ đầu năm đến nay đã có 8 đợt phát hành trên thị trường nợ, gọi vốn trái phiếu tổng cộng 2.400 tỷ đồng. Trong khi Mcredit cũng đã triển khai 4 đợt huy động, tổng cộng gọi vốn trái phiếu 1.200 tỷ đồng…
Các đợt phát hành trái phiếu của các công ty tài chính đa phần là trái phiếu riêng lẻ, rất ít thông tin, không nêu rõ tài sản đảm bảo hay mục đích phát hành cụ thể.
Khác biệt của EVF
Tham gia cả trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu xanh, ở quy mô vốn và tổng tài sản còn thấp,
EVF đang có kế hoạch bứt lên từ “đòn bẩy” kênh vốn dài hạn.
Cụ thể,
EVF đã phát hành huy động được 1.700 tỷ đồng trái phiếu xanh. Đây loại trái phiếu được bảo lãnh một phần bởi đối tác GuarantCo (1.100 tỷ đồng), và là lô trái phiếu đầu tiên của tổ chức đầu tiên phát hành trái phiếu xanh tại thị trường Việt Nam dựa trên nguyên tắc trái phiếu xanh do ICMA công bố.
Được biết, GuarantCo là một tổ chức huy động vốn đầu tư bằng đồng nội tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển thị trường tài chính ở các quốc gia có thu nhập thấp tại Châu Phi và Châu Á. Do đó, khoản huy động vốn từ trái phiếu xanh của
EVF có thể được xem là khoản có cung cấp thông tin minh bạch và “chắc chắn” nhất, được kỳ vọng sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho lĩnh vực tái tạo. Chính vì vậy, trong xếp hạng cập nhật đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp tại tháng 8/2022, Moody’s giữ nguyên mức tín nhiệm B2 đã đánh giá
EVF tại tháng 10 năm trước, với ghi nhận doanh nghiệp có những cải thiện về chất lượng tài sản và việc cho vay các dự án điện là một điểm mạnh.
Ngoài ra, trong tháng 9,
EVF cũng huy động nợ thêm 100 tỷ đồng từ trái phiếu riêng lẻ với lãi suất 7%.
EVF đặt mục tiêu sẽ tăng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mô vốn mới chỉ thể hiện một phần năng lực. Với các khoản huy động vốn mới của
EVF sẽ được ghi nhận vào BCTC quý tới và làm tăng hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu,
EVF, tương tự như các công ty tài chính top đầu đang kinh doanh trên thị trường được xem là còn rộng dư địa phát triển, vẫn cần sớm chứng minh với các nhà đầu tư là nguồn vốn huy động trung- dài hạn sẽ phát huy hiệu quả trong kinh doanh.