• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 8:01:16 CH - Mở cửa
Phá giá VND thêm nữa để bảo toàn dự trữ ngoại hối?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 27/10/2022 9:27:20 CH
Tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục chịu áp lực trong thời gian còn lại của năm 2022, do đó việc nới rộng biên độ có thể không đủ. Nếu không ổn định được tỷ giá, nguy cơ dự trữ ngoại tệ của quốc gia chuyển thành dự trữ của cá nhân, doanh nghiệp, thì khi đó sẽ mất khả năng chủ động về nguồn ngoại tệ.
 
Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh đồng nội tệ (VND) bị áp lực liên tục, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể cần phải phá giá VND thêm nữa từ nay đến cuối năm để bảo toàn dự trữ ngoại hối.
 
VND mất giá 4,1% từ đầu tháng 10
 
Lần gần đây nhất, ngày 17 tháng 10, NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá tham chiếu hàng ngày của đồng Việt Nam từ 3% lên 5%.
 
Đồng Việt Nam đã giảm 0,04% ở mức 24.855 VND/USD vào ngày thứ Tư (26/10). Nhưng trên thị trường chợ đen, nó được giao dịch ở mức thấp kỷ lục là 25.370 VND/USD.
 
Từ đầu tháng 10/2022 đến nay, VND đã mất giá 4,1% so với cuối tháng 9, gần xấp xỉ mức mất giá trong suốt 9 tháng đầu năm.
 
Tỷ giá liên ngân hàng biến động tăng mạnh song hành với việc NHNN liên tục nâng tỷ giá trung tâm, nới biên độ tỷ giá và tăng giá bán USD cho các ngân hàng thương mại (NHTM).

 
Ước tính dự trữ ngoại hối hiện nay chỉ tương đương với giá trị nhập khẩu hơn 3 tháng. (Ảnh minh hoạ: Int)
 
Trong báo cáo cập nhật biến động thị trường tiền tệ tháng 10 vừa công bố, VDSC cho biết, tỷ giá trung tâm đã có bước điều chỉnh nhanh và mạnh trong tháng 10, tăng 1,3% so với cuối tháng 9, cao hơn mức điều chỉnh 1,1% trong suốt 9 tháng đầu năm. Trong tháng 10, giá bán USD của NHNN đã tăng tổng cộng 3 lần với tổng mức tăng 1.170 đồng, cao hơn nhiều so với mức điều chỉnh 550 đồng trong 3 lần tăng trước đó.
 
Trên thị trường tự do, tỷ giá đã tăng thêm 3,8% trong tháng 10, tuy nhiên, khác với các giai đoạn trước đó, bước tăng tỷ giá trên thị trường tự do có phần chậm hơn và đều là phản ứng theo sau các quyết định điều chỉnh chính sách tỷ giá của NHNN.
 
Lũy kế từ đầu năm đến nay, VND đã mất giá xấp xỉ 8,8% trên thị trường chính thức, diễn biến đang có xu hướng rơi vào kịch bản xấu mà các chuyên gia dự báo là mức mất giá 10% cho cả năm 2022.
 
Theo đánh giá của các chuyên gia, biến động tỷ giá trong tháng vừa qua phần lớn do nguyên nhân nội tại hơn là do áp lực từ bên ngoài.
 
Phân tích cụ thể hơn, các chuyên gia VDSC cho rằng, chỉ số đồng USD gần như đi ngang trong suốt thời gian qua, giao dịch ở vùng 110-113 từ đầu tháng 10 đến nay. Trong khi đó, đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá khoảng 2,1% trước và sau kỳ họp Đại hội Đảng.
 
“Xét mức biến động theo tháng, tiền Đồng có thể là một trong những đồng tiền mất giá mạnh nhất so với đồng USD trong tháng 10. Chúng tôi nhìn nhận nguyên nhân nội tại là do những biến động trên thị trường ngân hàng, sự kiện Vạn Thịnh Phát (VTP) là khởi điểm kéo theo việc hỗ trợ thanh khoản cho NHTMCP Sài Gòn (SCB) và những tác động dây chuyền sau đó vẫn chưa kết thúc”, các chuyên gia VDSC lý giải cho quan điểm về nguyên nhân nội tại đưa ra ở trên.
 
Dự trữ ngoại hối đang mỏng dần
 
Đáng lưu ý là nguy cơ gia tăng áp lực với tỷ giá USD/VND chưa dừng lại khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ vẫn tỏ ra mạnh tay và kiên quyết với chính sách "diều hâu", trong bối cảnh lạm phát Mỹ liên tục ở mức cao. Do đó, các chuyên gia cho rằng việc NHNN vừa nới biên độ tỷ giá từ 3% lên mức 5% có thể không đủ.
 
Trong bối cảnh đó, chuyên gia của MBKE nhìn nhận: NHNN có thể cần phải thực hiện các động thái tỷ giá hối đoái tiếp theo khi tỷ giá thị trường đẩy trở lại biên độ trên, có thể thông qua việc phá giá VND (thực tế hoặc hiệu quả) ít nhất 1% từ nay đến cuối năm. Điều này sẽ là cần thiết để bảo toàn lượng dữ trữ ngoại hối USD đang suy giảm.
 
Theo ước tính, NHNN đã sử dụng 23 tỷ USD dự trữ ngoại hối (tương đương mức 20%) từ đầu năm đến nay, với dự trữ ngoại hối hiện tại có thể thấp hơn 90 tỷ USD, tương đương với giá trị nhập khẩu chỉ hơn 3 tháng. Mặc dù mức dự trữ ngoại hối quốc gia hiện nay vẫn được đánh giá là an toàn, song đã mỏng đi đáng kể so với trước đây.
 
MBKE kỳ vọng tỷ giá VND/USD ở mức 25.000 đồng/USD vào cuối năm 2022 và 24.200 đồng/USD vào cuối năm 2023.
 
Bên cạnh đó, giới phân tích dự báo sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất điều hành trong thời gian tới nhằm giảm bớt áp lực tỷ giá.
 
Cụ thể, VDSC dự báo, NHNN có thể tăng thêm 0,5-1 điểm % lãi suất điều hành trong 2 tháng cuối năm. Còn MBKE cho rằng, NHNN sẽ tăng lãi suất điều hành vào quý I/2023 với mức tăng 0,5 điểm %. Điều này sẽ đưa lãi suất tái cấp vốn của NHNN lên 6,5% vào cuối năm 2023, cao hơn 0,5% so với mức trước đại dịch.
 
NHNN từ chối bình luận về khả năng nới biên độ giao dịch. Trên thực tế, đồng Việt Nam là đồng tiền ổn định nhất trong khu vực cho đến tháng 9.
 
NHNN đang cố gắng tiết kiệm USD vì dự trữ ngoại hối đang giảm mạnh đáng kể từ đầu năm. Theo một báo cáo của Fitch Solutions trích dẫn dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang từ mức đỉnh 112,2 tỷ USD vào tháng 1 xuống 94,5 tỷ USD vào tháng 8.
 
Dự kiến ​​sẽ có khoảng 2 tỷ USD đầu tư nước ngoài dưới dạng các hợp đồng cho vay hiện có vào tháng tới, điều này có thể giảm bớt áp lực tiền tệ.