• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:19:57 CH - Mở cửa
Thời điểm chọn lọc cổ phiếu để đầu tư giá trị
Nguồn tin: Sài gòn đầu tư | 16/11/2022 11:20:33 SA
Thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục lao dốc, thanh khoản sụt giảm, đã tạo áp lực lớn đến nhà đầu tư (NĐT). Đâu là những nguyên nhân của tình trạng này? Trao đổi với ĐTTC, ông LÊ ĐỨC KHÁNH, Giám đốc phân tích, Công ty Chứng khoán VPS, nhận định:

 
Ảnh minh họa.
 
TTCK Việt Nam gần đây vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh tích lũy vùng đáy mốc 960-980 điểm. VN Index đã giảm dưới vùng kháng cự 1.000 điểm với đà giảm điểm của nhiều cổ phiếu (CP) từ nhóm largecap - vốn hóa lớn, cho đến các CP vừa và nhỏ. Nhiều CP chứng khoán, ngân hàng, xây dựng - xây lắp, đặc biệt CP bất động sản, giảm 50-80%, thậm chí giảm tới 90% giá trị so với vùng đỉnh. 
Nguyên nhân thanh khoản giảm sút do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất và lãi suất tiết kiệm các NHTM có lúc tăng gần 10%. Cùng với đó, hoạt động bán ngoại tệ và hút tiền về của NHNN, kèm với sự khó khăn của thị trường bất động sản, trái phiếu, cũng dẫn đến dòng tiền tham gia trên TTCK giảm sút rõ rệt. Ngoài ra, yếu tố tâm lý lo lắng lan rộng với các tin đồn thất thiệt, khiến NĐT hoảng sợ. Động thái bán tháo để rút tiền về chưa kể đến hoạt động giải chấp được kích hoạt, đã khiến TTCK nói chung và nhiều CP riêng lẻ giảm sâu.
 
PHÓNG VIÊN: - Dòng tiền suy giảm liên tục trên TTCK đang nói lên điều gì và tiền đang đi đâu, thưa ông?
 
Ông LÊ ĐỨC KHÁNH: - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất lần thứ 4 liên tiếp ở kỳ họp đầu tháng 11, và đưa ra quan điểm tăng lãi suất có kiểm soát lộ trình đến đầu quý II-2023, là điều các nhà tạo lập, hoạch định chính sách buộc phải quan tâm và theo dõi sát sao.
NHNN cũng đã phản ứng với việc tăng lãi suất điều hành giai đoạn vừa qua, song vẫn thiếu công cụ điều tiết, trấn an tâm lý thị trường. Giai đoạn tiền rẻ “Easy money” đã kết thúc và bắt đầu giai đoạn khó khăn hơn, khi các NHTM đã tăng lãi suất huy động, thu hút tiền trong dân cư với lãi suất cao, tác động trực tiếp đến dòng tiền tham gia trên TTCK. 
 Sự thay đổi chính sách tiền tệ, lãi suất tăng cũng như sự lo lắng của NĐT đối với các kênh đầu tư hiện nay, đã khiến thanh khoản thị trường suy giảm, tiền “chạy” trở lại ngân hàng, kênh tiết kiệm hoặc dưới dạng tiền mặt, ngoại tệ.
 
- Việc nhiều CP chịu áp lực bán cực lớn và có liên quan tới giải chấp CP của nhiều lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp, theo ông điều này sẽ kéo dài bao lâu?
 
- Những gì đang diễn ra trên thị trường tài chính, TTCK, việc thay đổi chính sách tiền tệ, niềm tin NĐT đã và đang bị ảnh hưởng mạnh bởi các sự kiện diễn ra gần đây. Nền kinh tế và TTCK luôn vận động thăng trầm theo chu kỳ trong khung thời gian 1-3-5 năm. Trong quá trình vận động lên - xuống luôn có những sự kiện “thiên nga đen” tác động mạnh,  gây ra những cú sốc lớn cho nền kinh tế và TTCK. Các cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra những cú sốc lớn đối với TTCK, khiến thị trường có thể giảm sâu và điều chỉnh kéo dài rất nhiều tháng cho đến 1-2 năm. 
Trong bối cảnh chung đó, TTCK Việt Nam đang gặp những khó khăn đặc thù. Các nhóm CP vốn hóa lớn, nhóm VN30 vẫn chủ yếu là CP ngân hàng, bất động sản, thiếu vắng nhiều CP lớn thuộc nhóm ngành hóa chất, công nghệ, bán lẻ, tiêu dùng. Nền kinh tế đứng trước rủi ro về hệ thống khi gặp những khó khăn đến từ vận hành. TTCK cũng sẽ sớm điều chỉnh và tạo điểm cân bằng, và chính tại thời điểm NĐT bi quan nhất là lúc nhiều CP đang giảm sâu, giảm mạnh về mức giá chiết khấu lớn so với mức định giá cơ bản. 
Lạm phát ở Mỹ vẫn đang ở mức cao đi kèm việc lãi suất có thể đạt đỉnh giai đoạn quý I và II-2023, là tín hiệu cho thấy TTCK có thể khởi sắc tích cực kể từ đầu quý II-2023. TTCK Việt Nam cho dù vùng hỗ trợ mạnh 960-980 điểm, đang có thể là mốc hỗ trợ trung hạn. TTCK có thể ảm đạm và điều chỉnh tích lũy thêm, nhưng có lẽ chỉ kéo dài cho đến quý I-2023, trước khi ổn định và phục hồi tích cực trở lại trong nửa cuối năm 2023. Những điều này trước hết tùy thuộc vào diễn biến vĩ mô quốc tế và Việt Nam. 
Một khi chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động cho vay, đi vay của doanh nghiệp được tạo điều kiện dễ dàng hơn, dễ tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ, lúc đó các doanh nghiệp mới có thể kinh doanh thuận lợi, TTCK có diễn biến tích cực hơn. Tất nhiên, lãi suất đạt đỉnh cũng là lúc TTCK tạo đáy và hồi phục. Điều này đã được chứng minh rất nhiều lần trên TTCK thế giới, Mỹ và kể cả Việt Nam.
 
- Thị trường vẫn trong xu hướng giảm dài hạn, NĐT cần ứng xử ra sao trong giai đoạn này, thưa ông?
 
- TTCK ngoài giai đoạn vận động điều chỉnh đi ngang vùng đỉnh 1.500, 1.520 điểm từ cuối quý I cho đến nay cũng gần 9 tháng. Diễn biến tạo đáy có thể diễn ra quanh khu vực 900-1.000 điểm với mẫu hình 3 đáy tích lũy. Thị trường có thể điều chỉnh thêm nhưng nhiều CP cũng sẽ phục hồi tăng điểm trở lại.
Giai đoạn bán tháo hoảng loạn đã trôi qua, nhiều CP giảm về mức chiết khấu giá hời. Thời điểm chọn lọc CP để theo đuổi trường phái đầu tư giá trị có thể được tính đến từ nay cho đến nửa đầu năm 2023. Nhóm CP VN30, CP chất lượng cao của các nhóm ngành như hóa chất,  tài chính, bán lẻ, năng lượng, tiêu dùng… là những CP cần được sàng lọc để tính đến việc mua tích lũy. 
Các NĐT cũng nên quản trị danh mục an toàn, giữ vững vị thế phân bổ tỷ trọng CP hợp lý. Lựa chọn việc giải ngân, chọn thời điểm tham gia hiện nay có lẽ nên nhìn với quan điểm dài hơi, thay vì giao dịch ngắn hạn. Giai đoạn thị trường hoảng loạn nhiều CP giảm sâu cũng có thể là cơ hội đầu tư, sàng lọc mua vào các CP có chất lượng với mức giá giảm về mức chiết khấu lớn, như NĐT huyền thoại W. Buffett ví von: “Hãy tham lam khi thị trường sợ hãi”.
 
- Xin cảm ơn ông.