• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.252,56 -7,19/-0,57%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.252,56   -7,19/-0,57%  |   HNX-INDEX   226,88   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   92,15   -0,17/-0,18%  |   VN30   1.317,34   -9,31/-0,70%  |   HNX30   488,57   -1,41/-0,29%
10 Tháng Mười Một 2024 12:08:56 CH - Mở cửa
“Trái phiếu không phải là vấn đề lớn nếu ngân hàng trích lập dự phòng đầy đủ”
Nguồn tin: BizLive | 25/11/2022 11:44:40 SA
Theo chuyên gia, rủi ro tín dụng trong hệ thống sẽ có sự phân hóa rõ rệt, ít ảnh hưởng tới các ngân hàng có quy mô nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp nhỏ so với tổng tài sản có sinh lãi…
 
 
Trong Báo cáo Chuyên đề về trái phiếu doanh nghiêp (TPDN) mới công bối, FiinRatings cho biết, ngân hàng và bất động sản (BĐS) tiếp tục duy trì vị thế nhóm nhà phát hành lớn nhất khi chiếm 79% giá trị phát hành toàn thị trường. Giá trị 10 tháng đầu năm 2022 của hai nhóm này lần lượt là 142,24 nghìn tỷ VNĐ và 51,6 nghìn tỷ VNĐ.
 
Nhóm ngân hàng ghi nhận 48,99 nghìn tỷ đồng giá trị chào bán trong quý 3, song đã giảm 41,24% so với quý trước. Nhu cầu cần tăng vốn cấp 2 đã làm thị trường trái phiếu ngân hàng diễn ra sôi nổi từ đầu năm. Giá trị phát hành có sự sụt giảm trong quý chủ yếu đến từ việc phần lớn các ngân hàng đã hoàn tất kế hoạch huy động để đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở dưới 34%, kịp tiến độ yêu cầu của Thông tư 08/2020/TT-NHNN cũng như hiện tượng kẹt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng sau sự kiện trái phiếu An Đông.
 
Báo cáo cũng cho biết, hoạt động mua lại trái phiếu tiếp tục gia tăng, giá trị mua lại TPDN trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt 143,44 nghìn tỷ VNĐ, tăng 41,9% so với cùng kỳ 2021, tập trung vào các trái phiếu cận đáo hạn.
 
Bất động sản và Tổ chức tín dụng là 2 lĩnh vực có khối lượng mua lại trái phiếu lớn nhất, đạt 21,1% và 63,6% giá trị mua lại từ đầu năm.

 
Hoạt động mua lại đặc biệt tăng mạnh từ tháng 6 đến tháng 9 với giá trị mua lại đã đạt 94,4 nghìn tỷ VNĐ và tương đương 56,6% tổng giá trị trong năm 2022. Mặc dù việc mua lại tạo áp lực dòng tiền lên doanh nghiệp, các chuyên gia tin rằng đây là dấu hiệu tích cực cho vấn đề thanh khoản hiện nay đặc biệt đối với các doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính và giảm thiểu gánh nặng nợ vay trong bối cảnh lãi suất tăng cao hiện nay.
 
Ngoài những điểm sáng đem lại cho thị trường, hoạt động mua lại tăng lên đột ngột trong thời gian ngắn cũng đang tạo ra áp lực không nhỏ. Thị trường BĐS trong 10 tháng đầu năm nay chứng kiến mức thanh khoản thấp đã khiến hàng tồn kho của nhiều doanh nghiệp BĐS tăng mạnh, làm giảm dòng tiền của các đơn vị này. Trong khi đó, một số doanh nghiệp không chủ động mua lại TPDN, mà bị nhà đầu tư yêu cầu tất toán trước hạn do e ngại các thông tin tiêu cực lan truyền.
 
Khả năng thanh toán của các nhà phát triển BĐS sẽ bị suy giảm, nhất là khi kênh vốn đổ vào ngành BĐS đã bị thu hẹp đáng kể và bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn so với các năm trước. Do đó, các chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư nên giữ bình tình, tránh bán tháo TPDN mà không đánh giá kĩ lưỡng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
 
Theo thống kê của FiinGroup, các ngân hàng hiện nay giữ danh mục trái phiếu doanh nghiệp (phi ngân hàng) quy mô 284 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 2,47% trên tổng tài sản sinh lời tại 30/6/2022. Có thể thấy, cơ cấu TPDN trong hệ thống ngân hàng vẫn còn tương đối khiêm tốn.

 
Trong nửa đầu năm, nhiều ngân hàng tăng cường phân bổ thêm tỷ trọng vào chứng khoán đầu tư để tối ưu hóa hiệu suất sử dụng vốn khi mà tốc độ huy động vốn còn nhanh hơn tăng trưởng tín dụng. Trước các biến động của thị trường TPDN, xu hướng này sau đó đã có dấu hiệu đảo chiều nhằm giảm bớt rủi ro, ngoài ra cũng để tạo dư địa cho vay ở các tháng cuối năm khi “room” tín dụng cạn kiệt.

 
Trong bối cảnh NHNN tiếp tục nâng lãi suất điều hành và nhiều thông tin bất lợi trên thị trường, lợi suất TPCP và TPDN đã đồng loạt quay đầu giảm giá trong thời gian qua do gia tăng cả lãi suất tham chiếu lẫn phần bù rủi ro.
 
FiinGroup dự báo danh mục trái phiếu của vài ngân hàng tiếp tục ghi nhận lỗ chưa thực hiện trong quý tới. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng trong hệ thống sẽ có sự phân hóa rõ rệt, ít ảnh hưởng tới các ngân hàng có quy mô nắm giữ TPDN nhỏ so với tổng tài sản có sinh lãi, chất lượng TPDN đa dạng và được thẩm định rủi ro kỹ lưỡng. Đây cũng không phải một vấn đề lớn nếu ngân hàng có trích lập dự phòng giảm giá đầy đủ.