Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố của quản lý xanh và sự liên kết của nó với hiệu quả của doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra một mối quan hệ tích cực tồn tại giữa việc áp dụng quản lý xanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra các yếu tố của quản lý xanh và sự liên kết của nó với hiệu quả của doanh nghiệp. Cảng Tân Cảng Cát Lái được chọn làm ví dụ minh họa cho việc áp dụng mô hình quản lý xanh. Quản lý xanh bao gồm các yếu tố sau: hợp tác với các đối tác chuỗi cung ứng, hoạt động thân thiện với môi trường và hỗ trợ quản lý nội bộ. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra một mối quan hệ tích cực tồn tại giữa việc áp dụng quản lý xanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các nhà khai thác trong ngành công nghiệp cảng container nên cố gắng áp dụng quản lý xanh để đạt được hiệu quả hoạt động tốt hơn gồm tăng sản lượng thông qua, lợi nhuận và hiệu quả về chi phí.
Một nền kinh tế bền vững là nền kinh tế đặc biệt quan tâm đến môi trường. Một nền kinh tế bền vững có thể được định nghĩa là "Nó thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của thế hệ hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của thế hệ tương lai '(O'Brien, 2002). Ngày nay, thách thức đối với tính bền vững là đảm bảo các ngành hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo bảo vệ môi trường. Quản lý xanh đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu khi mà khách hàng và các nhà cung cấp đều đòi hỏi sự tác động của doanh nghiệp đến môi trường tự nhiên phải là tối thiểu.
Đặc biệt, trong bối cảnh vận chuyển đường biển ngày càng phát triển, bến container là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông thì việc áp dụng quản lý xanh trong hoạt động khai thác sản xuất của các cảng container được ưu tiên hàng đầu. Các cảng container đã từ một điểm xếp dỡ hàng hóa phát triển thành một trung tâm phân phối với cơ sở hạ tầng vật lý phục vụ như các trung tâm vận tải trong chuỗi cung ứng container. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, các cảng container đang có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Trong ngành công nghiệp hàng hải, lượng phát thải CO2 ngày càng tăng từ các hoạt động vận tải biển và cảng đã tác động đáng kể đến biến đổi khí hậu và môi trường. CO2 tại cảng xuất phát từ các tàu cập cảng, thiết bị làm hàng trong cảng và các phương tiện phân phối như xe đầu kéo, cẩu và sà lan. Để đối phó với các thách thức phát sinh từ lượng khí thải CO2 của cảng, khái niệm "cảng xanh" gần đây đã được sử dụng trên khắp thế giới, nhằm mục đích giảm phát thải CO2 và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Ví dụ: Cảng LongBeach đã ra mắt Chính sách "cảng xanh" lần đầu tiên vào tháng 01/2005 với một loạt kế hoạch bảo vệ môi trường nhằm giảm lượng khí thải CO2. Nhận thấy xu hướng phát triển chung của các cảng trên thế giới, hiện nay Việt Nam và Cảng Tân Cảng Cát Lái đang rất quan tâm đến mô hình cảng xanh. Để có thể đạt được các tiêu chí và áp dụng mô hình cảng xanh vào thực tế cần hiểu rõ về mô hình mới này. Bài báo đi sâu tìm hiểu các yếu tố chính của mô hình quản lý xanh, Chương trình Hệ thống cảng xanh (GPAS), các tiêu chí cảng xanh tại Việt Nam và con đường tiến tới cảng xanh của Tân Cảng Cát Lái.