• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,17 +1,06/+0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 12:25:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,17   +1,06/+0,08%  |   HNX-INDEX   222,60   +0,12/+0,06%  |   UPCOM-INDEX   92,99   -0,12/-0,13%  |   VN30   1.315,94   +2,46/+0,19%  |   HNX30   462,84   +0,65/+0,14%
20 Tháng Giêng 2025 12:30:17 CH - Mở cửa
Chứng khoán 10/2: Màn tra tấn tâm lý ở vùng 1.500 điểm
Nguồn tin: BizLive | 10/02/2022 4:00:00 CH
Có tới 4 lần nhúng giảm trong một phiên giao dịch đã phản ánh đúng nỗi lo về rung lắc khi VN-Index vươn lên 1.500 điểm. Tuy nhiên, cuối phiên, tiền lớn vẫn biết cách chèo lái chỉ số VN-Index về với sắc xanh.

 
VN-Index phiên 10/2
 
Việt Nam chật vật so với thế giới
 
Vùng 1.500 điểm không hẳn là ngưỡng kháng cự "cứng" của thị trường nhưng tiền lớn vẫn rất thận trọng trong quá trình đi lên. Chỉ trong phiên sáng nay đã có 2 nhịp rung lắc nhẹ và đến phiên chiều cũng có tiếp 2 nhịp giật xuống.
 
Nhịp giật xuống thứ 4 là khó chịu nhất do khoảng thời gian kéo dài đến hết phiên khớp lệnh liên tục. Trong nhịp này, chỉ số còn tạo tới 2 đáy trong phiên với đáy sau thấp hơn đáy trước và ít nhiều gây thêm lo lắng cho nhà đầu tư.
 
Cặp đôi VIC và VHM đã nhập vai "phản diện" cùng lúc nhưng rồi lại có lực kéo lại trong phiên ATC. VIC đã có lúc giảm tới hơn 4,5% nhưng nhờ lệnh ATC hơn 300 nghìn đơn vị đã thu hẹp đà giảm chỉ còn 2%. Tương tự VHM cũng chỉ còn giảm 1,7%.
 
Việc dự báo hướng đi của nhóm Vingroup luôn là một trong những hành động khó thực hiện nhất trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể chuyển sự chú ý sang nhóm Ngân hàng để đánh giá xu hướng chung.
 
Và kết quả giao dịch của Ngân hàng thực tế là không hề có tín hiệu xấu nào ngoài việc lình xình phân hóa nhẹ. CTG (+1,1%), MBB (+1,4%), VCB (+0,6%), LPB (+1,6%) tăng vừa phải và không tỏ ra qua chênh lệch với các mã chiều giảm như VPB (-1,1%), STB (-0,9%), MSB (-0,7%), TPB (-0,7%), OCB (-0,4%%).
 
Các mã góp mặt trong VN30 như POW (+4,2%), SAB (+2,1%), MSN (+2%), GAS (+1,8%), GVR (+1,5%) kết phiên cũng không ngả theo cặp đôi Vingroup. Ngay cả VRE (+0,3%) cũng có nỗ lực thoát rung lắc thì rõ ràng VN-Index vẫn chưa thực sự áp lực điều chỉnh.
 
Tuy nhiên, với các cổ phiếu Midcap và Penny, việc mở rộng sự hồi phục đã trở nên khó lan tỏa hơn. Vẫn chỉ có một vài mã tăng mạnh như DIG, DPG, APH đã xuất hiện từ cuối phiên sáng.
 
Trong khi đó, FLC (-2,07%), HCM (-0,65%), SSI (-1,31%), HSG (-0,14%), VND (-1,4%), GMD (-1,55%), TCH (-0,24%), LDG (+0,91%) đều tỏ ra nhạt nhòa ở nhóm Bất động sản, Thép, Chứng khoán, Cảng biển.
 
Nhìn chung, VN-Index vẫn còn dang dở dù giữ được mốc 1.500 điểm. Chỉ số đóng cửa tăng 1,68 điểm lên 1.507,06 điểm (+0,11%) - mức tăng cũng không có gì nổi bật so với các thị trường châu Á như NIKKEI 225 (+0,42%), TWSE (+1,03%), KLCI (+0,97%).
 
Chỉ số Dow Jones Futures dự báo cho phiên giao dịch 10/2 của chứng khoán Mỹ hiện cũng đang cho thấy xu hướng tích cực vẫn được duy trì trên thị trường chứng khoán Mỹ.
 
So sánh các chỉ số tại HNX và UPCoM, VN-Index cũng tỏ ra "đuối" hơn. HNX-Index tăng 0,95% còn UPCoM-Index tăng 0,51%.
 
Về thanh khoản, HOSE và HNX hôm nay cùng có bước thụt lùi khi đạt lần lượt 22.000 tỷ đồng và 1.700 tỷ đồng. UPCoM là sàn duy nhất có sự cải thiện nhẹ về giao dịch, đạt 1.440 tỷ đồng.
 
*****
 
VIC bị kéo về vùng đáy 1 năm
 
VN-Index tới cuối phiên sáng đã nhịp nhúng lần thứ 3 liên tiếp. Sự rung lắc là diễn biến được xem là hiển nhiên nhưng vẫn phải chỉ mặt điểm tên nhân tố cản trở của chỉ số.

 
VIC đang là nhân tố lớn nhất đè VN-Index
 
Đó vẫn là VIC (-2,6%) khi bị khối ngoại bán ròng tiếp hơn 2,3 triệu đơn vị. Trước đó, khối ngoại đã có liền 9 phiên cũng bán ròng VIC nhưng chỉ trong 3 phiên vừa qua VIC mới thực sự có đà giảm sâu.
 
Theo thống kê, trong 5 phiên gần nhất, VIC chính là nhân tố lấy đi nhiều điểm số nhất của VN-Index. Điều này cho thấy, việc thua lỗ trong năm 2021 thực sự có ảnh hưởng tới diễn biến giá cổ phiếu này.
 
Với tác động của VIC, thị trường sẽ cần phải có sự nỗ lực hơn từ Ngân hàng hay Thép trong phiên chiều nay. Ngoài ra, GAS (+1,5%) cũng thế là một gợi ý sau 2 phiên điều chỉnh nhẹ.
 
Hiện nhóm Dầu khí vẫn có được sức hút nhất định dù đà tăng là không nhiều. Hiện PVD (+2,3%), PVS (+1,4%), PXS (+1,4%) đều tăng nhẹ trên các sàn.
 
Bên cạnh đó, nhà đầu tư đang nắm giữ các cổ phiếu đầu cơ như DIG (+6,9%), CII (+3,44%) sẽ có cơ hội kiểm chứng xu hướng hồi phục.
 
Tạm dùng phiên sáng, sắc xanh trên HOSE đang lép vế hơn với 200 mã tăng so với 227 mã giảm và 59 mã đứng giá. VN-Index giảm 0,35 điểm xuống 1.505,03 điểm (-0,02%). Giao dịch đang sụt giảm do hiệu ứng Ngân hàng chậm lại, đạt 12.137 tỷ đồng.
 
Còn HNX-Index vẫn tăng 1,14% lên 429,03 điểm. Giá trị giao dịch của sàn này đạt 1.213 tỷ đồng.
 
*****
 
Đến lượt cổ phiếu Điện đua giá
 
Câu chuyện thị trường vẫn xoay quanh nhóm VN30 với các cổ phiếu Ngân hàng là nòng cốt. Các nhịp điều chỉnh đan xen trong xu hướng tăng của Ngân hàng được đánh giá là những điểm vào cho dòng tiền sau kỳ nghỉ lễ.
 
Chính vì vậy, các nhịp giải ngân cũng không được giữ lại quá lâu. Trong sáng nay, các mã Ngân hàng cũng chỉ thoáng xuất hiện sắc đỏ đầu phiên rồi LPB (+2,2%), MBB (+2%), CTG (+0,8%), EIB (+2,3%), TCB (+0,7%), ACB (+0,4%), OCB (+0,9%) cũng nhanh chóng lấy lại sắc xanh.
 
Cũng ở trong VN30, POW xuất hiện ở vị trí tăng mạnh nhất thay thế cho HPG (+0,6%) đang giảm tốc sau 3 phiên tăng giá.
 
 
Sự kiện đáng chú ý liên quan đến POW ngày hôm nay là HOSE có thêm một ông lớn ngành điện là PGV (+6,1%).
 
Mã này đã hủy đăng ký giao dịch trên UPCoM và có phiên giao dịch đầu tiên vào đúng ngày 10/2. Hiện vốn hóa của PGV đang nhỉnh hơn POW khoảng 3.000 tỷ đồng.
 
Đây có thể xem là hiệu ứng ganh đua của 2 doanh nghiệp lớn nhất ngành điện trên HOSE và đang đem lại sự sinh động cho cả sàn.
 
Với các cổ phiếu ngoài VN30, chỉ một số thu hút được sự chú ý. Đó là các mã DIG (+6,9%), DPG (+5,2%), CII (+5,43%) đang hồi phục mạnh ở nhóm Bất động sản. Tuy nhiên, mặt hạn chế của nhóm này là dòng tiền vẫn chưa thực sự hứng thú với các cổ phiếu Bất động sản sau cú sập tháng 1.
 
Mã APH (+6,9%) cũng có nhịp tăng rất đáng chú ý sau thông tin động thổ nhà máy nguyên liệu xanh lớn nhất Đông Nam Á với tổng vốn đầu tư lên đến 120 triệu USD.
 
Tính đến 10h30, VN-Index đang tăng lên 1.512 điểm. Còn HNX-Index tăng lên 430 điểm nhờ CEO (+9,95%), L14 (+9,99%) cũng đang duy trì sự hồi phục mạnh.