• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,15 +0,04/+0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 9:45:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,15   +0,04/+0,00%  |   HNX-INDEX   222,21   -0,27/-0,12%  |   UPCOM-INDEX   93,11   0,00/0,00%  |   VN30   1.312,76   -0,72/-0,05%  |   HNX30   462,68   +0,49/+0,11%
20 Tháng Giêng 2025 9:50:38 SA - Mở cửa
VNDirect: Giá cổ phiếu thép khó đi ngược chu kỳ ngành dù bối cảnh thuận lợi hơn trước
Nguồn tin: VietNam Finance | 21/02/2022 12:33:23 CH
Bối cảnh dù có nhiều thuận lợi hơn cũng như những bài học được doanh nghiệp rút ra từ những chu kỳ giá xuống trước đó, VNDirect vẫn tin giá cổ phiếu thép Việt khó có thể đi ngược yếu tố chu kỳ ngành. Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị nhà đầu tư không nên quá hưng phấn với những đợt tăng ngắn hạn của nhóm cổ phiếu thép bởi định giá dù đã rẻ, nhưng có thể chưa đủ hấp dẫn.

Nhận định trong báo cáo phân tích ngành thép công bố mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect cho hay ngành thép Việt Nam vẫn mang đặc trưng của ngành chu kỳ, tuy nhiên chu kỳ hiện tại đang có những điều kiện lý tưởng hơn.
 
Chi tiết hơn, với đặc điểm của ngành chu kỳ, ngành thép thường xuyên có các giai đoạn mở rộng và suy thoái xen kẽ. Trong giai đoạn mở rộng, nhu cầu thép cao kéo giá bán và sản lượng tiêu thụ thép tăng mạnh. Kết quả là biên lợi nhuận gộp của các nhà máy thép cũng tăng lên, thu hút nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hoặc mở rộng nhà máy.
 
Việc mở rộng sản xuất ồ ạt sau đó khiến cung thép tăng nhanh hơn nhu cầu thực tế (dư cung). Trong khi thép là sản phẩm công nghiệp khó lưu trữ do đặc điểm cồng kềnh và chất lượng suy giảm theo thời gian. Từ đó cạnh tranh trong ngành sẽ dần gia tăng, các nhà máy thép lại quay đầu giảm giá bán để tiêu thụ lượng hàng tồn kho lớn. Cuối cùng, giá bán và biên lợi nhuận gộp của ngành giảm dần và là giai đoạn suy thoái trong chu kỳ kinh doanh.
 
 
VNDirect: Giá cổ phiếu thép khó đi ngược chu kỳ ngành dù bối cảnh thuận lợi hơn trước
 
Theo VNDirect, tại Việt Nam, đặc điểm của chu kỳ kinh doanh này càng được thể hiện rõ hơn trong giai đoạn 2009-2019. Do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún nên các nhà máy thép Việt Nam dễ bị thiệt hại bởi sự suy giảm của thị trường, thậm chí phải rời bỏ thị trường. Một số ít các công ty sở hữu chuỗi giá trị hoàn thiện, đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô mới có khả năng duy trì biên lợi nhuận gộp ở mức khá và vươn lên giành thêm thị phần khi khủng hoảng đi qua.
 
"Chúng tôi tin rằng ngành thép Việt Nam đã bước vào giai đoạn mở rộng từ quý III/2020 khi biên lợi nhuận gộp của các công ty thép niêm yết đã được mở rộng liên tiếp đến quý III/2021. Trong giai đoạn này, một số công ty đã công bố kế hoạch mở rộng công suất (Hòa Phát Dung Quất 2 – HPG; Bà Rịa Vũng Tàu – Tôn Đông Á; Nghi Sơn 2 – Tập đoàn VAS Nghi Sơn) hay gia nhập ngành (Long Sơn Bình Định – Tập đoàn Long Sơn). Các nhà máy mới này có thể làm tăng lo ngại về dư cung đối với thép Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt khi ngành thép bước vào giai đoạn suy thoái", chuyên gia của VNDirect nhìn nhận.
 
Tuy nhiên, công ty chứng khoán này cho rằng ngành thép Việt Nam đang có những điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn chu kỳ trước đó nhờ vào 4 yếu tố sau.
 
Thứ nhất, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn tại Việt Nam. Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Chính phủ đang đặt mục tiêu cả nước sẽ sở hữu 3.000 km cao tốc đến cuối năm 2025 (từ mức 1.163 km cao tốc hiện nay). Trong kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, số vốn ước tính cũng tăng thêm 43,5% so với giai đoạn 5 năm trước đó.
 
Thứ hai, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam còn thấp. Tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam đã tăng nhanh chóng kể từ năm 1990 và đạt 37% vào năm 2020, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Theo dự báo của Liên hợp quốc, dân số thành thị của Việt Nam sẽ vượt qua dân số nông thôn vào năm 2050. Sự dịch chuyển dân cư ra thành thị sẽ kéo theo nhu cầu xây dựng nhà ở gia tăng, kích thích nhu cầu sử dụng thép trong xây dựng dân dụng.
 
Thứ ba, tiêu thụ thép bình quân đầu người của Việt Nam vẫn đang thấp hơn mức trung bình của châu Á. Theo số liệu của Hiệp hội thép Thế giới (WSA), tiêu thụ thép bình quân đầu người của Việt Nam là 283 kg, cao hơn mức trung bình thế giới là 245kg, nhưng thấp hơn mức trung bình châu Á là 316kg. Mặt khác, tăng trưởng kép tiêu thụ thép bình quân đầu người của Việt Nam cũng đặt tốc độ ấn tượng 7,3% trong giai đoạn 2009-19, gấp lần lượt 4 lần/2 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới và châu Á.
 
Thứ tư, Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới.
 
Trung Quốc – quốc gia sản xuất 45% sản lượng thép thô toàn cầu năm 2021, đang thực hiện hàng loạt chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành thép nước này như: loại bỏ hoàn thuế VAT 13% đối với 146 sản phẩm thép từ tháng 5/2021; giảm thuế nhập khẩu thép thô, gang và thép phế xuống 0% từ tháng 5/2021; lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia khiến các nhà máy thép Trung Quốc khó tiếp cận được nguồn nguyên liệu giá rẻ; Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu giảm 65% lượng khí thải CO2 trên mỗi đơn vị GDP so với mức của năm 2005, trọng tâm sẽ buộc giảm sản lượng các ngành sản xuất công nghiệp nặng, trong đó có thép.
 
Bên cạnh đó, VNDirect nhận thấy xu hướng các nước phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản) ngày càng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng sản lượng thép sản xuất, được thúc đẩy bởi: các nước đang phát triển có nhu cầu xây dựng lớn, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước tham gia; sau một thời gian phát triển công nghiệp nặng, các nước phát triển sẽ tập trung vào sản xuất xanh, nhằm bảo vệ môi trường khiến chi phí sản xuất của họ tăng lên. Bên cạnh đó giá nhân công cũng cao hơn so với các nước đang phát triển. Hệ quả là sức cạnh tranh của ngành thép ở các nước phát triển ngày càng giảm.
 
Điều tương tự đang xảy ra tại Trung Quốc, khi thu nhập bình quân của công nhân nước này đã tăng gấp 10 lần kể từ năm 2000, theo World Bank. Điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển cho ngành thép của các nước đang phát triển với giá nhân công thấp, trong đó có Việt Nam.
 
Các nhà sản xuất thép Việt Nam đã tăng mạnh xuất khẩu trong năm 2021, phần lớn nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Trung Quốc (đối với thép dài), EU và các nước Bắc Mỹ (đối với thép dẹt).
 
Trong tương lai, nguồn cung xuất khẩu có khả năng thiếu hụt do những diễn biến liên quan đến Trung Quốc và lợi thế chi phí nhân công giá rẻ sẽ tạo cơ hội rất tốt cho các nhà sản xuất thép Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.
 
Trên sàn chứng khoán, VNDirect cho rằng định giá các cổ phiếu thép hiện vẫn đang ở mức khá an toàn. Với triển vọng nhu cầu thép nội địa lớn và “miếng bánh” thị phần đang được thép Trung Quốc để lại trên toàn cầu, công ty chứng khoán này cho rằng các cổ phiếu thép xứng đáng được đầu tư trong dài hạn.
 
Tuy vậy, bối cảnh dù có nhiều thuận lợi hơn cũng như những bài học được doanh nghiệp rút ra từ những chu kỳ giá xuống trước đó, VNDirect vẫn tin giá cổ phiếu thép Việt khó có thể đi ngược yếu tố chu kỳ ngành. Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị nhà đầu tư không nên quá hưng phấn với những đợt tăng ngắn hạn của nhóm cổ phiếu thép bởi định giá dù đã rẻ, nhưng có thể chưa đủ hấp dẫn.