• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:18:24 SA - Mở cửa
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (22/2): VPB, ACB và GEX
Nguồn tin: VietNam Finance | 22/02/2022 8:30:31 SA
Theo KBSV, nhiều khả năng NIM năm 2022 của VPB sẽ giảm do áp lực tăng lãi suất đầu vào lớn hơn năm trước khi tỷ lệ tiền vay khách hàng/tiền gửi khách hàng đang ở mức cao, cùng với lãi suất liên ngân hàng đang có dấu hiệu tăng trở lại.
 
KBSV: Khuyến nghị mua VPB với giá mục tiêu 44.700 đồng/cổ phiếu
 
Quý IV/2021, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) đạt 12.498 tỷ đồng, tăng 14% so với quý liền trước và giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2020. Chi phí dự phòng trích lập ở mức cao nhất trong các quý gần đây, đạt 5.370 tỷ đồng, tăng gần 8% so với quý III và tăng 24,5% cùng kỳ.
 
Kết quả lợi nhuận trước thuế quý IV đạt 2.845 tỷ đồng, tăng 5,4% quý trước và giảm 21,5% cùng kỳ.
 
Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 14.580 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với năm 2020.
 
Quý cuối năm, tỷ lệ nợ xấu của VPB tiếp tục tăng do ảnh hưởng từ dịch bệnh, đạt 4,47%, tăng 47 điểm cơ bản so với quý III. Tổng dư nợ tái cơ cấu tính đến hết quý IV đạt khoảng 16.100 tỷ đồng, tăng 1,3% quý trước, tương đương 4,2% tổng dư nợ tín dụng.
 
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, năm 2022, VPB dự đoán nhiều khả năng biên lãi ròng (NIM) sẽ suy giảm. KBSV đánh giá cao khả năng này do áp lực tăng lãi suất đầu vào sẽ lớn hơn trong năm 2022 khi tỷ lệ tiền vay khách hàng/tiền gửi khách hàng của VPB đang ở mức cao cùng với lãi suất liên ngân hàng đang có dấu hiệu tăng trở lại.
 
Tính đến ngày 18/2/2022, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của VPB đạt 17%, dư 13% so với mức tối đa 30% do ngân hàng nhà nước quy định. Theo thông tin từ VPB, dự kiến ngân hàng sẽ tìm được đối tác và hoàn thiện công tác bán vốn trong nửa đầu năm 2022.
 
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VPB với giá mục tiêu là 44.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24,5% so với giá tại ngày 21/2.
 
SSI: Khuyến nghị khả quan dành cho ACB
 
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, kết quả kinh doanh quý IV/2021 của Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) cho thấy sự phục hồi, trong đó tăng trưởng tín dụng và thu nhập phí phục hồi lần lượt là 7,6% (tăng 16,2% so với đầu năm) và tăng 17,5% so với quý trước (tăng 84% so với cùng kỳ).
 
Do đó, SSI lặp lại khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu ACB, tuy nhiên, giá mục tiêu 1 năm được chiều chỉnh nhẹ lên 42.100 đồng (từ 41.750 đồng). Mặc dù tổng dư nợ kéo theo của các khoản vay tái cơ cấu tăng 27% so với quý trước lên 17.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 4,7% tổng dư nợ), ACB đã trích lập hoàn toàn cho các khoản này trong năm 2021 - giúp dư địa tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2022 khả quan hơn.
 
Trong năm 2022, SSI ước tính ACB sẽ đạt 14.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 24% so với cùng kỳ), nhờ tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 16% và 7%, NIM nới rộng 14 điểm cơ bản và chi phí tín dụng ở mức thấp hơn là 0,75%.
 
Về dài hạn, SSI kỳ vọng việc ACB tích cực đẩy mạnh số hóa, mở rộng thêm phân khúc khách hàng chiến lược mới và mở rộng ra các thành phố ở miền Bắc cũng sẽ mang lại kết quả.
 
Dù vậy, rủi ro giảm đối với khuyến nghị gồm tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao hơn dự kiến; kinh tế phục hồi chậm hơn kỳ vọng và dự phòng trái phiếu chính phủ trong trường hợp lãi suất trái phiếu chính phủ tăng.
 
Trái ngược là các yết tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị tới từ lãi dự thu theo dõi ngoại bảng có thể được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh nếu nợ tái cơ cấu hồi phục tốt, điều này có thể khiến NIM cao hơn 15 điểm cơ bản so với ước tính hiện tại.
 
Yuanta: Khuyến nghị mua dành cho GEX
 
Khép lại quý IV/2021, Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) ghi nhận doanh thu 9.428 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế 640 tỷ, tăng 58%.
 
Cho cả năm 2021, doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 28.585 tỷ đồng và 2.054 tỷ đồng, tăng 60% và 72% so với năm 2020. Nhờ đó, GEX đã hoàn thành kế hoạch doanh thu và vượt 60% kế hoạch lợi nhuận năm.
 
Ba tháng cuối năm, doanh thu của GEX tăng mạnh nhờ hợp nhất Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HoSE: VGC) (GEX đã nâng tỷ lệ sở hữu tại VGC lên mức 50% trong quý II/2021), giúp GEX ghi nhận doanh thu mới từ vật liệu xây dựng 2.359 tỷ đồng, doanh thu cho thuê bất động sản khu công nghiệp đạt 1.264 tỷ đồng, gấp 54 lần cùng kỳ.
 
Trong quý, biên lợi nhuận gộp tăng lên 16,2% (cùng kỳ là 14,4%) nhờ biên lợi nhuận cao hơn từ mảng vật liệu xây dựng và cho thuê khu công nghiệp.
 
Tuy nhiên, lưu ý chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của GEX quý này đã tăng mạnh 140% và 153% so với quý IV/2020.
 
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) đánh giá kết quả kinh doanh năm 2022 của GEX sẽ được hỗ trợ tích cực, nhờ VGC đang cho thấy tiến độ cho thuê khu công nghiệp nhanh chóng vượt kế hoạch 2021 và đẩy mạnh hơn trong 2022. Đồng thời VGC cũng đang đang triển khai dự án khu công nghiệp Thuận Thành, Bắc Ninh từ quý III/2021.
 
Bên cạnh đó, ở mảng năng lượng tái tạo, cụm dự án điện gió 140MW tại Quảng Trị của GEX (bao gồm dự án Hướng Phùng 2,3 và Gelex 1, 2, 3) đã kịp đi vào vận hành trước tháng 11/2021 để được hưởng giá điện ưu đãi và lợi nhuận bất thường từ kế hoạch thoái vốn 100% tại nhà máy điện gió Hướng Phùng.
 
Cũng theo Yuanta, hiện thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu GEX là kế hoạch IPO và niêm yết các công ty con. Gần nhất là mảng điện với công ty Gelex Electric đã hoàn thành đấu thầu và dự kiến sẽ giao dịch trên UPCoM trong nửa đầu năm 2022, sau đó sẽ là mảng hạ tầng với Gelex Infrastructure.
 
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, GEX đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng gần đây là 24,8 lần (tương ứng EPS là 1.488 đồng). Mức stock rating của GEX ở mức 90 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
 
Đồ thị giá của GEX đóng cửa tăng 3,3% và vượt lên trên đường trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế mua đuổi ở các nhịp tăng.
 
Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của GEX cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.