• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:54:12 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp thép: Áp lực sau giai đoạn thăng hoa
Nguồn tin: VietNam Finance | 27/02/2022 9:10:24 SA
 Nối tiếp năm 2020 thuận lợi bất ngờ, ngành thép tiếp tục ghi nhận năm 2021 thăng hoa khi giá liên tục lập đỉnh, giúp nhiều “ông lớn” tạo lập những kỷ lục mới.

Thăng hoa nối tiếp thăng hoa
 
Sau năm 2020 thuận lợi bất ngờ, năm 2021, ngành công nghiệp thép Việt Nam tiếp tục ghi nhận những dấu ấn tích cực. Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất thép thô cả năm ước đạt 23 triệu tấn, tăng 16% so với năm 2020. Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và bán hàng thép thành phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16%.
 
Tuy lượng tiêu thụ thép xây dựng trong nước giảm 3,3% nhưng xuất khẩu năm 2021 lại tăng mạnh, gấp 1,5 lần so với năm 2020. Trong năm 2021, các doanh nghiệp thép đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thép đến hơn 30 quốc gia trong khu vực và thế giới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu ròng thép và duy trì vị thế là nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.
 
 
Các doanh nghiệp ngành thép báo lãi kỷ lục trong năm 2021.
 
Đặc biệt, năm 2021 đã chứng kiến cuộc bùng nổ giá thép. Theo đó, giá thép xây dựng ngay từ đầu năm đã bứt phá từ dưới mốc 13.000 đồng/kg lên hơn 15.000 đồng/kg. Sau đó, giá thép xây dựng liên tục lập đỉnh mới, cao nhất lên tới 17.200 đồng/kg. So với trung bình năm 2020, giá thép xây dựng năm nay đã tăng gần 20%.
 
Trong bối cảnh thuận lợi như vậy, các doanh nghiệp ngành thép lần lượt báo lãi kỷ lục. Điển hình là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG). Lũy kế năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất của Hòa Phát tăng trưởng thêm 66%, đạt 149.680 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Không những vậy, lợi nhuận sau thuế cũng lập đỉnh mới khi đạt 34.521 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với năm 2020.
 
Một đại gia khác là Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) cũng vừa có một niên độ 2020-2021 thăng hoa khi doanh thu thuần đạt 48.727 tỷ đồng, tăng 77% so với niên độ 2019-2020. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của Hoa Sen cao gần gấp 4 lần so với niên độ trước, đạt mức 4.313 tỷ đồng. Trước đó, chỉ trong 2 quý đầu niên độ tài chính 2020-2021, Hoa Sen đã lãi sau thuế 1.607 tỷ đồng, vượt 7% mục tiêu lợi nhuận toàn niên độ.
 
Tổng công ty Thép Việt Nam (UPCoM: TVN) cũng tăng trưởng tốt trong năm 2021. Trong năm, TVN ghi nhận doanh thu thuần 40.552 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế ở mức 951 tỷ đồng, cao nhất lịch sử và tăng trưởng 74% so với năm 2020.
 
Không có doanh thu cao như TVN, tuy nhiên Công ty Cổ phần thép Nam Kim (HoSE: NKG) lại báo lãi cao gấp đôi con số mà TVN đạt được. Cụ thể, năm 2021, doanh thu thuần của NKG đạt 28.173 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của NKG đạt 2.225 tỷ đồng, cao gấp hơn 7 lần so với năm trước đó.
 
Không nổi bật như những doanh nghiệp trên, mặc dù doanh thu thuần năm 2021 của Công ty Cổ phần thép Pomina (HoSE: POM) đã vượt kỷ lục được tạo ra năm 2018 nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn là một con số khá khiêm tốn. Cụ thể, doanh thu mà POM đạt được trong năm vừa qua là 13.999 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2020 và vượt kế hoạch 17%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của POM là 207 tỷ đồng, cao gấp 13 lần so với năm 2020. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn rất nhiều so với các năm gần đây như 2017 (698 tỷ đồng) và 2018 (434 tỷ đồng).
 
Là một doanh nghiệp tầm trung trong ngành thép, Công ty Cổ phần thép Tiến Lên (HoSE: TLH) có kết quả tương đối khả quan trong năm 2021, với doanh thu thuần đạt mức 4.645 tỷ đồng, tăng 14%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế thu về ở mức 456 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với năm 2020. Với kết quả này, tuy TLH chỉ mới đạt 93% mục tiêu về doanh thu (5.000 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế đã vượt xa kế hoạch (ở mức 250 tỷ đồng).
 
Biên lợi nhuận chịu áp lực lớn... đến gam màu trầm lắng
 
Thị trường thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022. Hiệp hội Thép Việt Nam đánh giá cao Nghị quyết 01/NQ-CP được ban hành ngày 9/1/2022 với các giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế xã hội, trong đó, 3 trọng tâm để duy trì đà tăng trưởng, khai thác các động lực tăng trưởng mới được Chính phủ xác định trong năm 2022 gồm: khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng. Doanh nghiệp thép được hưởng lợi từ cả 3 động lực trọng tâm trên.
 
Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cũng nhận định năm 2022 sẽ là một năm nhiều triển vọng với ngành thép khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu xây dựng hồi phục mạnh trở lại sẽ khiến mức tiêu thụ thép trong nước tăng.
 
Cùng quan điểm, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tin rằng hoạt động xây dựng ở Việt Nam sẽ tăng trưởng bền vững trong dài hạn nhờ được thúc đẩy bởi xu hướng đô thị hóa đang diễn ra trên toàn quốc. Do đó, nhu cầu vật liệu xây dựng của Việt Nam (bao gồm cả thép) vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng. Theo VCSC, do Việt Nam đang trên đà mở cửa kinh tế, việc giải ngân sẽ tăng nhanh trong suốt năm 2022 và trở thành động lực chính cho nhu cầu vật liệu xây dựng vào năm 2022.
 
Tuy nhiên, VCSC cho rằng chi phí nguyên liệu thô cao sẽ tạo áp lực lên biên lợi nhuận đối với các nhà sản xuất thép trong năm 2022. Cụ thể, nếu giá các hàng hóa liên quan đến thép sẽ ổn định ở mức cao thì các nhà sản xuất thép sẽ có ít cơ hội để ghi nhận biên lợi nhuận cao bất thường từ việc tích trữ hàng tồn kho nguyên liệu đầu vào chi phí thấp trong năm 2022 như đã làm trong năm 2021. Kịch bản này có tác động tương đối tiêu cực hơn đối với các nhà sản xuất tôn mạ, vốn có biên lợi nhuận nhạy cảm hơn với sự biến động của giá thép. Theo đó, VCSC dự báo trong năm 2022, các “ông lớn” như HPG, HSG, NKG,... chứng kiến biên lợi nhuận suy giảm từ mức cơ sở cao trong năm tài chính 2021 khi lợi thế chi phí đầu vào giảm.
 
Đặt cược vào triển vọng của ngành trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp thép tiếp tục gia tăng tích trữ hàng tồn kho. Thống kê số liệu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thép cho thấy tại thời điểm 31/12/2021, Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho nhiều nhất với 42.134 tỷ đồng, tăng thêm 60% so với hồi đầu năm. Đứng thứ hai là Tập đoàn Hoa Sen với 12.349 tỷ đồng, cao gấp 2 lần so với đầu năm. Tiếp đến là các doanh nghiệp như NKG, TVN, TLH đều ghi nhận lượng hàng tồn kho tăng mạnh.
 
Trên sàn chứng khoán, sau thời gian giảm sâu, định giá của các doanh nghiệp thép đang ở mức thấp nhất 4 năm trở lại đây. Theo khuyến nghị của Công ty Chứng khoán VNDirect, giá cổ phiếu thép sẽ có những biến động tăng giảm theo diễn biến giá thép và yếu tố định giá sẽ trở nên mờ nhạt hơn. Do vậy, nhà đầu tư không nên quá hưng phấn với những đợt tăng ngắn hạn của nhóm cổ phiếu thép bởi định giá dù đã rẻ, nhưng có thể là chưa đủ hấp dẫn.