• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.231,89 -14,15/-1,14%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.231,89   -14,15/-1,14%  |   HNX-INDEX   223,82   -2,39/-1,06%  |   UPCOM-INDEX   91,87   -0,48/-0,52%  |   VN30   1.286,65   -17,39/-1,33%  |   HNX30   476,60   -8,05/-1,66%
14 Tháng Mười Một 2024 11:55:15 CH - Mở cửa
Tìm cơ hội với doanh nghiệp đầu tư cổ phiếu
Nguồn tin: Đầu tư chứng khoán | 02/03/2022 8:43:00 SA
Trong năm qua, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch Covid-19, nhưng lợi nhuận vẫn khả quan, thậm chí “lội ngược dòng” nhờ đầu tư chứng khoán và hoạt động này đang được một số doanh nghiệp duy trì.
 
“Cứu cánh” thời dịch
 
Với 362 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, tăng 2,2 lần so với năm 2020 không chỉ giúp Công ty cổ phần SAM Holdings (mã SAM) thoát lỗ ngoạn mục trong năm 2021, mà còn ghi nhận lợi nhuận vượt kế hoạch, tăng 58% so với thực hiện năm 2020. Các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, cùng sự hiệu quả từ hoạt động đầu tư chứng khoán khi các cổ phiếu nắm giữ như HPG, KBC, DNP… đồng loạt tăng giá mạnh trong giai đoạn doanh nghiệp này đầu tư, đã mang lại nguồn thu lớn cho SAM Holdings.
 
Tính riêng quý IV/2021, SAM Holdings đạt hơn 184 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính, tăng 84% so với cùng kỳ năm 2020. Chi phí tài chính là 47,6 tỷ đồng, bao gồm chi phí lãi vay 10,7 tỷ đồng. Nhờ lãi từ hoạt động tài chính nên lợi nhuận sau thuế trong quý cuối năm 2021 của doanh nghiệp đạt 98,1 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ.
 
Báo cáo tài chính cho thấy, tính đến cuối tháng 12/2021, danh mục chứng khoán kinh doanh của SAM Holdings ghi nhận giá trị gần 279 tỷ đồng, gấp 4 lần so với đầu năm 2021. Trong đó, Công ty đầu tư hơn 110 tỷ đồng vào cổ phiếu HPG, hơn 40 tỷ đồng vào cổ phiếu FPT, bên cạnh đó là các mã SSI, HCM, MWG, TCB… Báo cáo tài chính cũng thể hiện, doanh nghiệp có khoản vay hơn 48 tỷ đồng với Công ty Chứng khoán Thành Công và Công ty Chứng khoán Quốc gia.
 
 
Sau cuộc đổi chủ năm 2016 và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh đa ngành, hoạt động kinh doanh của SAM Holdings thay đổi khá nhiều và tới nay gần như gắn chặt với mảng đầu tư tài chính, thay vì mảng kinh doanh cốt lõi trước đây là sản xuất dây cáp điện, thậm chí ngay cả lĩnh vực trọng tâm trong chiến lược đa ngành là bất động sản cũng dần thoái trào. Thay vào đó, SAM Holdings đầu tư mở rộng theo hướng gia tăng các hoạt động kinh doanh ngắn hạn và tinh gọn các khoản đầu tư dài hạn.
 
Điều này cũng không có gì là khó hiểu khi sau nhiều năm vật lộn với mô hình công ty nhà nước, không ít mảng lợi thế cũ mang thương hiệu SAMCO trước đây đã bị nhiều đối thủ vượt mặt, buộc ban lãnh đạo mới phải thay đổi và “lướt sóng” cổ phiếu được xem là chiến lược chủ đạo, khi đây cũng là lợi thế của các ông chủ mới. Thực tế, các khoản doanh thu từ đầu tư cổ phiếu đóng vai trò trọng yếu đối với SAM Holdings trong 2 - 3 năm qua.
 
Nếu ví báo cáo tài chính là một bức tranh giúp nhà đầu tư hình dung toàn cảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì cơ cấu doanh thu chính là những điểm nhấn trong bức tranh đó. Đi liền với tầm quan trọng luôn là tính rủi ro cao, chưa tính đến việc doanh thu còn thường xuyên gánh sức ép như một chỉ tiêu chính nhằm làm hài lòng các nhà đầu tư.
 
Ngoại trừ những doanh nghiệp đã xem hoạt động tài chính như là một mảng kinh doanh chính, trong 2 năm qua, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp cũng buộc phải coi “doanh thu tài chính” là một “cứu cánh”.
 
Chẳng hạn, trường hợp của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã FLC), năm 2021, mặc dù ghi nhận doanh thu thuần giảm mạnh về còn hơn 6.770 tỷ đồng, giảm phân nửa so với năm 2020, FLC còn phải gánh thêm khoản lỗ 502 tỷ đồng từ công ty liên kết. Tuy nhiên, nhờ phần doanh thu 1.463 tỷ đồng từ hoạt động tài chính đã giúp Công ty có lãi sau thuế 84 tỷ đồng.
 
Trong bối cảnh khó khăn của năm 2021 với khoảng 6 tháng gần như “đứng hình” do dịch bệnh, việc kinh doanh có lãi là kết quả chấp nhận được đối với một doanh nghiệp có hoạt động đầu tư rất rộng như FLC, cho dù lợi nhuận năm 2021 thấp hơn nhiều so với năm 2020 (đạt gần 308 tỷ đồng).
 
Còn với Công ty cổ phần Tập đoàn CEO (CEO Group, mã CEO), sau năm 2020 báo lỗ tới hơn 103,3 tỷ đồng, thì năm 2021, Ban lãnh đạo và các cổ đông đã thở phào nhẹ nhõm với kết quả lãi sau thuế 82,1 tỷ đồng nhờ ghi nhận 330 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính. Việc có lãi trở lại được cho là một trong những nguyên nhân tác động tích cực lên thị giá cổ phiếu CEO thời gian qua.
 
Là doanh nghiệp chuyên về bất động sản nghỉ dưỡng, dòng sản phẩm vốn phụ thuộc vào hoạt động du lịch, CEO Group chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong 2 năm qua. Do đó, việc ngành du lịch từng bước mở cửa trở lại, như chia sẻ của lãnh đạo CEO Group gần đây với Báo Đầu tư Chứng khoán rằng, đây là thông tin rất tích cực để doanh nghiệp đẩy mạnh hơn hoạt động bán hàng ở các dự án trọng điểm.
 
Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã NBB) cũng thoát lỗ nhờ hoạt động tài chính trong năm qua, khi ghi nhận hơn 434,7 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng đột biến 21 lần so với năm 2020 nhờ chuyển nhượng quyền đầu tư dự án. Theo đó, NBB đạt lợi nhuận sau thuế 337,9 tỷ đồng, cho dù doanh thu thuần giảm tới 83,9% xuống còn 565,2 tỷ đồng.
 
Trường hợp khác thoát lỗ nhờ hoạt động đầu tư tài chính là Công ty cổ phần Công viên nước Đầm Sen (mã DSN). Năm 2021, Công ty ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2020, vì hầu hết thời gian trong năm phải đóng cửa hoạt động nhằm phòng chống dịch Covid-19.
 
Chi phí hoạt động lớn hơn doanh thu nên doanh nghiệp lỗ gộp 1,6 tỷ đồng. Nhờ lợi nhuận từ hoạt động mua bán chứng khoán và lãi tiền gửi ngân hàng, Công viên nước Đầm Sen có lợi nhuận sau thuế 24,6 tỷ đồng.
 
"Licogi 14 đạt doanh thu hoạt động tài chính hơn 397 tỷ đồng trong quý IV/2021, trong đó có hơn 385 tỷ đồng là lãi từ đầu tư cổ phiếu."
 
Một trong những doanh nghiệp lãi đột biến nhờ đầu tư tài chính là Công ty cổ phần Licogi 14 (mã L14). Trong quý IV/2021, Licogi 14 ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 56 tỷ đồng, tăng 28%; lợi nhuận gộp 15,6 tỷ đồng, giảm 13,5%; lợi nhuận sau thuế 325 tỷ đồng, gấp 31 lần cùng kỳ năm 2020.
 
Lợi nhuận đột biến là do doanh thu hoạt động tài chính tăng cao, gấp 22 lần cùng kỳ, đạt hơn 397 tỷ đồng, trong đó có hơn 385 tỷ đồng là lãi từ đầu tư cổ phiếu.
 
Tính đến cuối năm 2021, Licogi 14 có tổng tài sản hơn 1.162 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với đầu năm. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 3,6 lần, chủ yếu do phát sinh khoản mục chứng khoán kinh doanh hơn 486 tỷ đồng.
 
Theo Licogi 14, tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2021 phần lớn đến từ lĩnh vực đầu tư tài chính, được thực hiện bởi công ty con là Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Licogi 14, bắt đầu từ quý III đến hết quý IV/2021.

 
Một số doanh nghiệp coi chứng khoán là một kênh đầu tư nhằm bù đắp lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh chính chưa thực sự hồi phục.
 
Lãnh đạo một số doanh nghiệp chia sẻ, tình hình kinh doanh trong năm qua gặp nhiều khó khăn do bị tác động bởi dịch bệnh nên doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận thông qua đầu tư chứng khoán. Hiện tại, doanh nghiệp vẫn coi đây là một kênh bù đắp cho hoạt động chính chưa thực sự hồi phục.
 
Tuy nhiên, có những doanh nghiệp nếm “trái đắng” khi kinh doanh chứng khoán. Chẳng hạn, Công ty cổ phần MHC (mã MHC) có lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 âm 35 tỷ đồng.
 
Công ty này giải trình, nguyên nhân lỗ trong quý cuối năm 2021 là do chi phí hoạt động tài chính tăng cao, chủ yếu phát sinh từ hoạt động đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như doanh thu hoạt động tài chính lần lượt tăng 120% và 77% so với cùng kỳ năm 2020 (đạt hơn 9 tỷ đồng và 83 tỷ đồng).
 
Quan trọng là dòng tiền thực
 
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, giám đốc một quỹ đầu tư chiến lược cho biết, với tình hình kinh doanh còn nhiều khó khăn như hiện nay, đầu tư tài chính được xem là giải pháp khả dĩ trước mắt, giúp bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp địa ốc bớt xấu trong con mắt các nhà đầu tư và cổ đông.
 
"Thị trường chứng khoán luôn biến động khó lường, không dễ mang lại lợi nhuận. Nhà đầu tư nên đánh giá kỹ các trường hợp lãi không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi trước khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp."
 
Tuy nhiên, trong dài hạn, nếu quá phụ thuộc vào hoạt động này sẽ ảnh hưởng tới tính bền vững của doanh nghiệp. Khi đó, những doanh nghiệp đạt lợi nhuận đột biến tại một thời điểm nhất định sẽ đối mặt với áp lực tăng trưởng trong những quý tiếp theo, bởi không còn nguồn thu bất thường từ việc đầu tư tài chính.
 
Đối với cổ đông cũng như nhà đầu tư, việc tăng trưởng lợi nhuận đều đặn hàng quý, hàng năm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định gắn bó với doanh nghiệp.
 
Đồng quan điểm, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam cho rằng, với các doanh nghiệp địa ốc, vào thời điểm hiện tại, dù có thể giữ doanh thu bằng “biện pháp kỹ thuật”, nhưng quan trọng là liệu có dòng tiền thật hay không.
 
Nếu đó là việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản với các đối tác không liên quan đến công ty thì có thể là nguồn tiền thật, nhưng cũng có không ít trường hợp, doanh thu tài chính xuất phát từ giao dịch với các bên liên quan, trong đó ông chủ của các bên liên quan cũng chính là ông chủ công ty.
 
Trong trường hợp đó, rất khó để nhà đầu tư nhận biết được bản chất thực của những hoạt động kinh doanh này, từ đó có thể dẫn đến quyết định đầu tư sai lệch.
 
Tất nhiên, những khoản lợi nhuận đột biến từ hoạt động đầu tư tài chính nói chung, đầu tư cổ phiếu nói riêng cũng là yếu tố giúp câu chuyện của doanh nghiệp trở nên thú vị hơn. Ghi nhận của phóng viên cho thấy, nhà đầu tư hiện rất hứng thú với những khoản doanh thu đột biến và coi đó là chỉ báo cho dòng tiền trong tương lai, đặc biệt với những “ông lớn” vốn có hệ sinh thái kinh doanh đa dạng.
 
Chẳng hạn, năm 2021, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va - Novaland (mã NVL) ghi nhận khoản doanh thu từ hoạt động tài chính lên tới hơn 3.645 tỷ đồng, trong đó phần lớn là lãi từ hợp đồng hợp tác đầu tư và từ thoái vốn tại các doanh nghiệp thành viên. Phần doanh thu tài chính này cùng hơn 14.900 tỷ đồng doanh thu thuần ghi nhận được (gấp gần 3 lần năm 2020 nhờ hoạt động chuyển nhượng bất động sản) đã mang lại khoản lãi ròng hợp nhất 3.460 tỷ đồng cho Novaland trong năm qua.
 
Với Công ty cổ phần Phát triển Sunshine Homes (mã SSH), năm 2021, doanh thu tài chính đạt hơn 921,7 tỷ đồng, gấp 4,7 lần năm 2020, giúp doanh nghiệp đạt lợi nhuận sau thuế gần 323 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2020 (đạt hơn 227 tỷ đồng).
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức