• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.244,71 -10,18/-0,81%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.244,71   -10,18/-0,81%  |   HNX-INDEX   224,45   -0,96/-0,43%  |   UPCOM-INDEX   91,61   -0,35/-0,38%  |   VN30   1.312,64   -12,98/-0,98%  |   HNX30   481,96   -2,47/-0,51%
05 Tháng Mười Một 2024 5:09:56 SA - Mở cửa
Doanh nghiệp vận tải đồng loạt tăng giá cước
Nguồn tin: Thời báo tài chính VN | 20/03/2022 9:45:00 SA
Trước biến động tăng liên tục của giá xăng dầu, giá cước vận tải của nhiều doanh nghiệp đang được điều chỉnh tăng nhanh chóng và ồ ạt. Không chỉ ở Hà Nội mà ở nhiều địa phương khác, đa số các doanh nghiệp vận tải đã đăng ký tăng giá cước để phù hợp với tình hình chung.
 
Theo khảo sát của phóng viên, đã có khoảng 30% số doanh nghiệp vận tải hành khách cố định đăng ký điều chỉnh giá tăng từ 11 đến 22%, như giá vé tuyến Hà Nội – Hưng Yên của Công ty Cổ phần Xe khách Hà Nội tăng 11% từ 45.000 đồng lên 50.000 đồng, vé chặng tăng 20% từ 25.000 lên 30.000 đồng...
 
Xe buýt chất lượng cao cũng đã tăng giá so với mức cũ khoảng 13 - 20%. Cụ thể, xe buýt số 68 tuyến Hà Đông – sân bay Nội Bài của xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội tăng 8%, từ 40.000 đồng lên 45.000 đồng. Đáng chú ý phải kể đến việc tăng giá cước trên các chặng từ Hà Nội lên các tỉnh phía Bắc, với mức tăng lên tới 60.000 – 70.000 đồng/ chặng. Chuyến Hà Nội – Lào Cai giá dao động từ 180.000 đồng đến 210.000 đồng, chuyến Hà Nội – Hải Phòng có giá từ 240.000 đồng đến 300.000 đồng,…
 
 
 
Việc đồng loạt tăng giá của các doanh nghiệp vận tải chủ yếu do tình hình giá xăng tăng nhanh và chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, giá nhiên liệu phục vụ vận chuyển tăng không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc tăng giá của các đơn vị vận tải. Có thể thấy, lượng khách di chuyển sau tết giảm chỉ còn khoảng 40 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu đi lại của người dân chưa thể phục hồi như trước.
 
Cùng với đó, lượng sinh viên trở lại Hà Nội và các thành phố lớn để học tập chưa nhiều, do đó lượt khách đi xe tuyến tỉnh và xe buýt giảm mạnh. Với tâm lý e ngại dịch bệnh, nhiều người cũng lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thay vì phương tiện công cộng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thưa vắng của các bến xe, các chuyến xe buýt hiện nay.
 
Doanh thu từ các hoạt động vận tải thấp do lượng khách ít ỏi, chi phí xăng dầu leo thang và vẫn tiếp tục tăng là các nguyên nhân khiến các đơn vị vận tải buộc phải điều chỉnh giá vé để cân đối thu chi. Động thái này được đánh giá là “cực chẳng đã”, bởi lẽ giá vé tăng thì khách hàng càng cân nhắc việc sử dụng dịch vụ. Trước sức ép của những nguyên nhân kể trên cùng với bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp khó lường, các doanh nghiệp vận tải đang đứng trước những thách thức vô cùng lớn. Nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng càng chạy càng lỗ, đau đầu với bài toán điều chỉnh giá cả sao cho hợp lí mà vẫn đảm bảo nguồn thu.
 
Hiện, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã giao Thanh tra Sở Giao thông vận tải, các đơn vị phối hợp với Sở Tài chính và UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý nhà nước về giá vé, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cá nhân, tổ chức lợi dụng để tăng giá cước quá cao trong vận chuyển hành khách trên địa bàn thành phố./.