• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 6:23:28 CH - Mở cửa
Vietnam Holding: Lãi suất thấp duy trì hết 2022, ưu tiên phân bổ vốn vào cổ phiếu nhỏ
Nguồn tin: Vneconomy | 24/03/2022 4:05:30 CH
Vietnam Holding cho rằng, không giống như các quốc gia khác lạm phát gia tăng áp lực tăng lãi suất lên các ngân hàng trung ương, tại Việt Nam, lãi suất vẫn đang ở mức thấp...
 
Trong báo cáo về thị trường năm 2022, quỹ đầu tư Vietnam Holding đã trích một phần từ cuốn sách sắp xuất bản có tựa đề "Time Travelling Economist," tác giả Charlie Robertson - Kinh tế trưởng toàn cầu của Renaissance Capital để lý giải lý do vì sao Việt Nam thoát khỏi cảnh đói nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình và chuyển mình hướng tới mức thịnh vượng của các thị trường phát triển.
 
Báo cáo này cho thấy, Việt Nam được các nhà đầu tư toàn cầu ưa chuộng phân bổ tỷ lệ 25% tổng tiền đầu tư trong khi chỉ là một trong số 22 quốc gia trong chỉ số thị trường cận biên.
 
Thứ nhất, Việt Nam rất coi trọng giáo dục. Việt Nam đạt hơn 80% người dân biết chữ trong những năm 1980 trong khi Trung Quốc đạt được vào những năm 1990, Ấn Độ vào những năm 2010. Việt Nam đang đi trước nhiều thập kỷ không chỉ đối với các thị trường mới nổi mà còn cả các thị trường bận biên như Nigeria hay Pakistan, nơi con số này vẫn chỉ ở khoảng 60%.
 
Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích tập trung mạnh mẽ vào giáo dục ở cấp trung học cơ sở và đại học. Gần một thập kỷ trước, Việt Nam đã có 125.000 sinh viên theo học tại các trường đại học ở nước ngoài, tại các trường đại học ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sinh viên Việt Nam theo học lớn thứ 8 so với các quốc gia khác.
 
Dữ liệu mới nhất năm 2018 cho thấy, mức tiêu thụ điện bình quân đầu người ở Việt Nam cao hơn Mexico hoặc Ai Cập và cao gấp đôi so với Ấn Độ và Indonesia. Ước tính một quốc gia cần 300-500 kwh điện trên đầu người để phát triển công nghiệp, Việt Nam đã vượt qua mức đó vào năm 2005.
 
 
Quy mô kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, trở thành nền kinh tế nghìn tỷ USD vào năm 2040 và nền kinh tế 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2050, quy mô tương đương với nền kinh tế top 10 thế giới là Hàn Quốc hiện nay.
 
Yếu tố quan trọng thứ ba trong thành công phát triển kinh tế là tỷ lệ sinh giảm xuống dưới 3 con. Các bậc phụ huynh bắt đầu tiết kiệm tiền để đầu tư cho con cái của họ. Tiền gửi ngân hàng bắt đầu bùng nổ và kéo theo là bùng nổ cho vay của ngân hàng.
 
Trong khi các quốc gia khác có mức chi phí vay cao luôn ở hai con số thì Việt Nam với tỷ lệ sinh 2 con lại có tiền gửi đạt trên 100% GDP với lãi suất thấp. Đồng thời, tỷ lệ dân số trưởng thành cao và nguồn tài chính rẻ tạo thuận lợi cho đầu tư tư nhân, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ việc làm. Việt Nam đang trải qua giai đoạn ngọt ngào của dân số vàng và sẽ kéo dài trong những năm tới ngay cả khi các quốc gia khác Như Hàn Quốc bắt đầu già đi nhanh chóng vào năm 2030.
 
Tổng hợp lại tất cả những yếu tố này giải thích tại sao Việt Nam đang bùng nổ. Năm 2021, Việt Nam có thặng dư thương mại lớn thứ ba thế giới với Hoa Kỳ, vượt Đức và Nhật Bản, chỉ đứng sau Trung Quốc và Mexico. Mức lương tối thiểu của Việt Nam bằng một nửa so với mức lương Trung Quốc nhưng có khả năng sẽ tăng trong những năm tới.
 
Cũng không quá ngạc nhiên nếu tiền đồng mạnh dần lên trong những năm tới, giống như Đức hay Nhật Bản đã làm trong thế kỷ 20 hay đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã mạnh lên từ năm 2005.
 
"Chúng tôi kỳ vọng quy mô kinh tế Việt Nam sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030, Việt Nam sẽ là nền kinh tế nghìn tỷ USD vào năm 2040 và nền kinh tế 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2050, quy mô tương đương với nền kinh tế top 10 thế giới là Hàn Quốc hiện nay. Điều này không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư nước ngoài đã yêu thích đầu tư vào Việt Nam", báo cáo này nhấn mạnh.

 
Tăng trưởng Vn-Index trong 5 năm qua. 
 
Đánh giá thêm về lạm phát tại Việt Nam, Vietnam Holding cho rằng, không giống như các quốc gia khác lạm phát gia tăng áp lực tăng lãi suất lên các ngân hàng trung ương, tại Việt Nam, lãi suất vẫn đang ở mức thấp. Lạm phát dường như được kiểm soát tốt hơn so với các thị trường phát triển do nhu cầu lương thực thấp hơn, lãi suất thấp có thể được duy trì cho đến hết năm 2022.
 
Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường hoạt động tốt nhất thế giới vào năm 2021 với các chỉ số đạt mức kỷ lục. Vn-Index tăng 37,4% và quỹ đã tăng 63,9% trong năm 2021.
 
Chiến thuật đầu tư của quỹ giảm một số mã vốn hoá lớn - chủ yếu là ngân hàng và Tập đoàn Hoà Phát để phân bổ vốn vào các cổ phiếu vốn hoá nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản và môi giới bất động sản đang phát triển mạnh hơn. Dự báo, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tốt hơn vào năm 2022 khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng được thúc đẩy bởi Chính phủ tăng tốc đầu tư công.