Cổ phiếu MSR của CTCP Masan High-Tech Materials là một trong gương mặt đáng chú ý trong cuộc săn lùng tìm kiếm các cơ hội giao dịch từ chiến tranh Nga-Ukraine. Đầu tháng 3, MSR đã phá kỷ lục 6 năm giao dịch trên UPCoM và hiện đang có những phản ứng đánh giá lực cung chốt lời.
Cổ phiếu trong pha điều chỉnh sau khi phá kỷ lục giá
Tuần vừa qua của cổ phiếu
MSR là những chuỗi phản ứng hồi phục sau khi điều chỉnh từ vùng giá kỷ lục mới thiết lập.
MSR đã tăng 4,67% lên 31.400 đồng/cổ phiếu.
Nếu như không có phiên điều chỉnh ngày thứ Sáu,
MSR đã có trọn vẹn cả 5 phiên tăng giá với thành tích còn tốt hơn nữa.
Việc phiên điều chỉnh này diễn dù vậy cũng không thể lu mờ được việc xu hướng tăng của
MSR đã duy trì được hơn 1 năm. Việc cổ phiếu lập kỷ lục giá vào phiên ngày 10/3 vừa chính là bằng chứng thuyết phục nhất quan điểm này.
Quá trình đi lên của
MSR có thể sẽ còn được tiếp diễn trong thời gian tới nếu cổ phiếu chứng minh được khả năng hấp thụ lực cung chốt lời của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, vẫn có thể sẽ xuất hiện những động thái dìm giá lại về đường MA200 (gần 25.000 đồng/cổ phiếu) bởi đã có vô số lần
MSR cho thấy sự "phũ phàng" của bên bán.
Một tỷ trọng vừa phải sẽ là phù hợp với nhà đầu kỳ vọng vào xu hướng dài hạn của
MSR. Nếu cổ phiếu có những động thái bứt phá đi lên thì sẽ là thời điểm gia tăng tỷ trọng cho nhà đầu tư đang nắm giữ.
Sau hơn 6 năm góp mặt trên UPCoM, MSR đang vào thời kỳ "bùng nổ"
Dù là cổ phiếu chỉ đăng ký giao dịch trên UPCoM,
MSR vẫn được đánh là doanh nghiệp hàng đầu của ngành Khai khoáng. Công ty là nhà sản xuất Vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc và được Masan coi là một trong doanh nghiệp "con cưng" với tỷ lệ nắm giữ chi phối.
Vonfram là kim loại được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ô tô (Khung ô tô và các bộ phận chuyển động) và quân sự hiện đại (Các loại đạn yêu cầu khả năng xuyên phá cao (tên lửa chống ngầm, đạn chống tăng ... ). Bên cạnh Vonfram,
MSR còn là nhà sản xuất Fluorspar Acid Grade và quặng đồng lớn.
Nhờ sự phục hồi của kinh tế thế giới hậu COVID-19 và chiến tranh Nga – Ukraina đã đẩy giá Vonfram tăng lên mức 350 USD/mtu, +11% so với cuối 2021 và +24% so với mức trung bình 2021.
CTCK Mirae Asset tin rằng nhu cầu chuyển đổi công nghệ ô tô từ xăng sang điện trong thời gian tới và nguy cơ chiến tranh sẽ tiếp tục đẩy giá Vonfram lên cao, thậm chí vượt đỉnh lịch sử 450 USD/mtu đã được xác lập vào năm 2011 khi thế giới phục hồi sau khủng hoảng kinh tế 2008.
Theo MAS, giá vonfram tăng mạnh giúp doanh thu 2022 của
MSR dự phóng tăng trưởng mạnh, có thể đạt tới 17.989 tỷ đồng (+32,6%) và biên lợi nhuận gộp cải thiện 6,0 điểm phần trăm so với 2021 lên mức 22,7%. Nhờ vậy, LNST 2022 dự phóng nhảy vọt 429,8% so cùng kỳ lên mức 1.383 tỷ đồng.
MAS cũng cho biết các dự phóng trên dựa trên giả định
MSR không có doanh thu từ xuất khẩu quặng đồng trong năm 2022. Lượng tồn kho quặng đồng của
MSR ở trên 150.000 tấn tuy nhiên việc xuất khẩu quặng đồng bị hạn chế bởi luật tài nguyên và phải xin được giấy phép xuất khẩu của chính phủ.
Hiện nay giá quặng đồng hàm lượng hơn 25% tại Trung Quốc đang được giao dịch ở 78 USD/tấn (+30% so với cuối năm 2021). Do đó, lợi nhuận của
MSR sẽ gia tăng nếu nhận được giấy phép xuất khẩu.
Năm 2020,
MSR xuất khẩu 62.000 tấn quặng với mức giá tương đương hiện nay và thu về trên 700 tỷ đồng.