Dù thị giá của cả ba cổ phiếu BSR, OIL, POW vẫn đang thấp hơn giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UPCoM nhưng nhờ yếu tố hỗ trợ từ việc giá dầu tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng các cổ phiếu này có thể “về bờ” sau 4 năm chờ đợi.
Từ "bom tấn" IPO đến hành trình mòn mỏi tìm lại đỉnh cũ
Cách đây hơn 4 năm, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power – mã
POW), Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã
BSR) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil – mã
OIL) đã từng rất thành công trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 1/2018.
Theo đó, giá trúng bình quân của
BSR đã được đẩy lên 23.043 đồng/cổ phiếu, cao hơn 37% giá khởi điểm. Trong khi, giá trúng bình quân của OIL là 20.196 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá khởi điểm tới 51%. Khiêm tốn hơn, giá trúng bình quân của POW là 14.938 đồng, cao hơn 4% giá khởi điểm.
Tiếp đà thành công trong các phiên IPO, ba cổ phiếu POW,
OIL,
BSR chào sàn UpCOM từ tháng 3/2018 với mức giá tham chiếu lần lượt là 14.900 đồng/cổ phiếu, 20.200 đồng/cổ phiếu và 22.400 đồng/cổ phiếu.
Ngay ở phiên giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu
BSR đã tăng kịch trần và đóng cửa ở mức 31.300 đồng/cổ phiếu (tăng 40%). Hai cổ phiếu POW và
OIL cũng tăng gần 20% trong phiên đầu tiên trên UPCoM, lần lượt đóng cửa ở mức 17.800 đồng/cổ phiếu và 24.200 đồng/cổ phiếu.
Giá ba cổ phiếu BSR, OIL, POW đều tạo đáy vào cuối tháng 3/2020 trước khi bật tăng trở lại
Tuy nhiên, trái ngược với những kỳ vọng tăng trưởng ban đầu, giá của bộ ba cổ phiếu này liên tục giảm sâu. Thậm chí, dưới tác động của đại dịch COVID-19, cả ba cổ phiếu trên về dưới mệnh giá. Đỉnh điểm là vào phiên giao dịch ngày 31/3/2020, giá của cả ba cổ phiếu này đã chạm đáy khi cổ phiếu
BSR chỉ còn 4.800 đồng/cổ phiếu, giảm gần 85% so với thời điểm bắt đầu giao dịch trên sàn UPCoM,
OIL còn 6.000 đồng/cổ phiếu, giảm 62% và
POW còn 6.760 đồng/cổ phiếu, giảm 75%.
Sau khi tạo đáy cuối tháng 3/2020, cả ba cổ phiếu này tăng giá mạnh theo xu hướng của thị trường chung. Song đến thời điểm này, mới chỉ có cổ phiếu POW (chuyển sang niêm yết trên HoSE từ tháng 1/2019) đã từng vượt được mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch đầu tiên lên 20.150 đồng/cổ phiếu (vào 7/1/2022), còn giá của hai cổ phiếu
BSR và
OIL vẫn đang trong giai đoạn tìm lại đỉnh cũ.
Ảnh minh họa
Kỳ vọng "về bờ" nhờ sóng dầu khí
Trong những phiên giao dịch gần đây, mặc dù tác động của xung đột Nga - Ukraine phủ bóng đen lên chứng khoán toàn cầu, trong đó có Việt Nam nhưng nhóm dầu khí vẫn là điểm sáng đi ngược thị trường, thu hút khá tốt dòng tiền.
Các cổ phiếu
BSR,
OIL theo đó cũng đang có những diễn biến khá tích cực. Thống kê trong 10 phiên gần đây, giá cổ phiếu OIL tăng gần 7,2%. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/3, cổ phiếu này tạm dừng ở mức giá 20.900 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên hơn 13,6%.
Với mức tăng ít hơn, cổ phiếu
BSR khép lại phiên ngày 8/3 ở mức giá 28.400 đồng/cổ phiếu, chỉ tăng gần 1,8% sau 10 phiên. Mức giá này còn cách mức đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên gần 9,3%.
Ở chiều ngược lại,
POW ghi nhận mức giảm hơn 5,2% trong 10 phiên giao dịch gần đây, đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/3 ở mức 17.200 đồng/cổ phiếu, cách mức đóng cửa phiên chào sàn UpCOM chỉ gần 3,4%.
Tại thời điểm này, vẫn còn khá sớm để nói những nhà đầu tư “đu đỉnh” bộ ba cổ phiếu trên vào năm 2018 có thể “về bờ” trong thời gian tới. Tuy nhiên, với tình hình xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và sự đứt gãy chuỗi ung ứng khiến giá dầu tiếp tục neo cao, các công ty chứng khoán cho rằng một số doanh nghiệp dầu khí trong đó có
BSR,
OIL vẫn được hưởng lợi trong ngắn hạn.
Theo báo cáo chiến lược thị trường tháng 3 của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), việc giá dầu tăng mạnh, hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp vẫn sẽ được hưởng lợi theo đà tăng của giá bán như các doanh nghiệp sản xuất trung và hạ nguồn.
Trong đó, bên cạnh PLX,
BSR và
OIL là hai doanh nghiệp trung - hạ nguồn của ngành dầu khí mà VDSC cho rằng các nhà đầu tư có thể xem xét tích lũy trong những nhịp điều chỉnh của thị trường.
Tương tự, Chứng khoán KB Việt Nam (KB Securities) cũng kì vọng những cổ phiếu dầu khí có độ tương quan chặt chẽ như
BSR, GAS sẽ được hưởng lợi lớn nhờ đà tăng tiếp diễn của giá dầu.
Còn theo báo cáo của SSI Research, biến động giá dầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GAS như tăng/giảm doanh thu, biên lợi nhuận và nhu cầu khí khô từ nhà máy điện do giá điện khí ở mức cao. Tương tự, tăng/giảm doanh thu và lãi/lỗ hàng tồn kho của PLX,
OIL hay tăng/giảm biên lợi nhuận lọc hóa dầu, lãi/lỗ hàng tồn kho của
BSR đều có mức độ tương quan rất cao với giá dầu.
Riêng với
BSR, SSI Research dự báo lợi nhuận quý 1 của công ty có thể ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ 40-50% so với cùng kỳ nhờ việc tăng công suất hoạt động cũng như việc giá dầu và giá thành phẩm tăng mạnh.
BSR là một trong những công ty có kết quả kinh doanh bám sát giá dầu nhất và định giá hấp dẫn nhất trong ngành với P/E dự phóng 2022 ở mức 11,5 lần.
Tuy nhiên, đối với các công ty sử dụng khí làm nguyên liệu đầu vào như điện khí, đạm, SSI Research nhận định giá dầu tăng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm.
Theo đó, các công ty đạm vẫn có khả năng tăng giá bán do nguồn cung tại Trung Quốc còn hạn chế. Trong khi đó, giá khí cao sẽ làm các nhà máy điện khí kém cạnh tranh hơn và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phần sản lượng chào bán trên thị trường điện cạnh tranh. Đây cũng có thể là nguyên nhân phần nào lý giải tại sao cổ phiếu POW lại “lình xình” trong những phiên gần đây.