• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:26:17 CH - Mở cửa
Dân khát nước sạch bên dự án hàng chục tỷ đồng ‘đắp chiếu’
Nguồn tin: Báo Nông nghiệp Việt Nam | 19/04/2022 7:35:00 SA
Năm 2014, nhà máy nước sạch tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) khởi công, hàng nghìn hộ dân khấp khởi mừng. Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang.
 
Hàng nghìn hộ dân khát nước sạch
 
 
Hàng nghìn hộ dân xã Hải Chánh đang phải sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn. Ảnh: VD.
 
Dẫn chúng tôi đi xem nguồn nước giếng khơi, giếng khoan của các hộ dân, ông Đoàn Văn Bi, tổ 11, thôn Mỹ Chánh cho hay, từ nhiều đời nay, người dân ở đây khát nước sạch, phải sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn. Vài năm lại đây, khi điều kiện kinh tế khá hơn, nhiều hộ đã khoan giếng, lọc thô nước để sử dụng. Tuy nhiên, dù được hút lên từ giếng khoan sâu hàng chục mét nhưng nguồn nước vẫn đỏ quạch. Gia đình ông Bi phải qua 2 lần lọc thô nhưng nguồn nước vẫn đỏ, đục. Máy lọc nước gia đình ông thường xuyên phải thay lõi lọc vì bị đóng cặn.
 
“Bơm nước từ giếng khoan lên, nhìn qua thì có vẻ trong nhưng để qua một đêm là chuyển thành màu đỏ đặc. Nước tràn ra từ bể lâu ngày để lại dấu vết mùn đỏ rất rõ. Chúng tôi đời đời kiếp kiếp phải ăn nguồn nước này chứ cũng không biết làm sao. Không biết có phải tại nguồn nước hay không mà ở đây, số người mắc và chết vì bệnh ung thư hàng năm rất nhiều. Các bệnh đường ruột, da liễu, phụ khoa…thì nhiều vô kể” – ông Bi cho hay.
 
Dân khát nước sạch, xã khó về đích nông thôn mới
 
“Năm 2022, xã Hải Chánh đăng ký về đích nông thôn mới nhưng hiện đang vướng tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm. Trước tình hình trên, xã vận động bà con mua máy lọc về lọc nước nhưng hiện cũng chỉ có khoảng trên dưới 300 hộ dân sắm được máy lọc, tỷ lệ là rất thấp. Vì thế, việc về đích NTM của Hải Chánh trong năm 2022 là rất khó khăn” – ông Bùi Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh.
 
Vì nguồn nước bị ô nhiễm, ông Bi thường phải đi mua nước đóng bình về để nấu nướng và sử dụng. Nước giếng khoan chỉ được dùng để tưới cây, tắm giặt. Thấy nhiều người chết vì bệnh tật, gia đình ông Bi luôn sống trong cảm giác bất an, lo lắng.
 
Ông Bi chỉ là 1 trong số hàng nghìn hộ dân tại xã Hải Chánh hiện đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Hộ có điều kiện thì mua máy lọc nước hoặc mua nước bình về sử dụng ăn uống, xây bể hứng nước mưa. Hộ không có điều kiện thì đời đời kiếp kiếp sử dụng nguồn nước này.
 
Ông Hồ Như Trung, trưởng thôn Mỹ Chánh nhẩm tính, từ năm 2010 đến nay, riêng thôn Mỹ Chánh có gần 30 người chết vì bệnh ung thư. Hàng năm, số người bị bệnh ung thư tăng thêm 3-4 ca. Tuy nhiên, điều ông Trung và người dân ở đây lo lắng nhất là còn nhiều ca ung thư chưa được phát hiện trong dân vì không phải ai ở vùng đất này cũng có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ.
 
Trước thực trạng nguồn nước ô nhiễm, 50-60 hộ dân thôn Mỹ Chánh phải sang xã Phong Hòa, huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế) để mua, chở nước sạch về dùng. Tuy nhiên, lượng nước mua được cũng hạn chế nên chỉ dùng dè sẻn, đa phần vẫn phải sử dụng nước giếng khơi, giếng khoan.
 
Trong chiến tranh, Quảng Trị nói chung và Hải Chánh nói riêng được biết đến là vùng khói lửa, là địa bàn Đế Quốc Mỹ ném bom dữ dội và rải chất độc hóa học dioxin.
 
Riêng Hải Chánh, vùng gò đồi thường xuyên thiếu nước; vùng dưới chân núi nguồn nước nhiễm bẩn nên nước sinh hoạt là vấn đề hết sức bức bách. Tỷ lệ người dân dùng nước sạch, hợp vệ sinh trên toàn xã Hải Chánh hiện chỉ chiếm 1,26%.
 
 
Người dân Hải Chánh lo lắng vì cho rằng nguồn nước nhiễm bẩn là nguyên nhân khiến nhiều người bị chết vì bệnh ung thư và mắc các bệnh ngoài da, đường ruột. Ảnh: VD.
 
“Xã có gần 1,9 nghìn hộ dân với trên 9,3 nghìn nhân khẩu nhưng đa phần đang sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn, lắng lọc cơ học sơ sài để dùng. Hộ khá giả thì mua máy lọc nước nhưng cũng chỉ được trên dưới 300 hộ. Số còn lại phải dùng nước bẩn, hứng nước mưa để ăn uống còn tắm giặt thì dùng nước giếng khoan. Chưa có công trình nào nghiên cứu tác động của nguồn nước này tới sức khỏe của người dân nhưng quả thật ở đây, số người mắc các bệnh ung thư, đường ruột, da liễu, phụ khoa rất lớn và đang có chiều hướng gia tăng” – ông Bùi Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã Hải Chánh lo lắng.
 
Nhà máy nước sạch hàng chục tỷ đồng “đắp chiếu”
 
 
Trong khi đó, nhà máy nước sạch trên địa bàn xây dựng dang dở. Ảnh: VD.
 
Người dân xã Hải Chánh đang phải sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn nhưng dự án nhà máy nước sạch hàng chục tỷ đồng lại thi công dang dở và “đắp chiếu” gần chục năm nay.
 
Theo báo cáo của UBND huyện Hải Lăng, dự án hệ thống cấp nước xã Hải Chánh được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt đầu tư năm 2010 với tổng mức đầu tư gần 20,5 tỷ đồng. Năm 2014, UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt điều chỉnh với tổng mức đầu tư gần 30,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn viện trợ ODA của Chính phủ Italia là 8,269 tỷ đồng; vốn Trung ương 19,077 tỷ đồng; vốn góp của chủ đầu tư và người dân là 3,461 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP nước sạch Quảng Trị. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 7/2015, cấp nước sạch cho gần 1,6 nghìn hộ dân với trên 8,1 nghìn nhân khẩu xã Hải Chánh và vùng phụ cận. Thế nhưng, sau khi giải ngân 8,308 tỷ đồng từ ngân sách đối ứng trong nước, dự án đã ngừng thi công.
 
 
Nhà điều hành trở thành nơi trú ngụ của trâu bò. Ảnh: VD.
 
Theo quan sát của PV, về cơ bản các hạng mục chính của dự án nhà máy nước sạch xã Hải Chánh huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành. Máy bơm, đường dẫn nước từ sông lên, nhà điều hành, bể xử lý đã xây dựng xong nhưng bên trong trống không, không được lắp đặt hệ thống máy móc để hoạt động. Phân trâu bò rải rác khắp nơi trong nhà điều hành, khuông viên cỏ mọc cao hơn đầu người…
 
Công trình hiện bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều hạng mục như bể lọc, kênh dẫn nước từ đầu vào cho đến đầu ra cũng như hệ thống tường rào, khuôn viên dự án này hiện đã bong tróc, hoen rỉ.
 
Đại diện Công ty cổ phần nước sạch Quảng Trị cho hay, dự án bỏ dở từ 2015 do hiệp định giữa Việt Nam và Italy bị dừng, chưa cân đối được nguồn vốn. Địa phương đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có công hàm gửi đối tác Italia gia hạn Hiệp định và hoàn thành công trình trong năm 2020 nhưng đến nay chưa có câu trả lời chính thức.
 
 
Công trình hoang phế, khuôn viên cỏ mọc ngang đầu người. Ảnh: VD.
 
Trước tình trạng này, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cũng đã giám sát và nhiều lần kiến nghị Trung ương hỗ trợ để giải quyết vấn đề, tuy nhiên đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.
 
Không có nguồn nước hợp vệ sinh để sử dụng, người dân xã Hải Chánh đang đề nghị đấu nối nguồn nước từ nhà máy nước Phong Thu (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Còn UBND xã Hải Chánh đang vận động người dân mua máy về để lọc nước để sử dụng trong lúc chờ nhà máy hoàn thành  và đi vào hoạt động.
 
 
Nhiều hạng mục xuống cấp. Ảnh: VD.
 
Ông Dương Viết Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết, trước tình hình trên, cử tri xã Hải Chánh và UBND huyện Hải Lăng đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp ngành nhưng vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ. Vấn đề nước sạch cho người dân Hải Chánh hiện đang rất bức bách.
 
“Hiện, các hạng mục được đầu tư xây dựng gần 10 năm nhưng không vận hành nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Nếu Chính phủ, Bộ, ngành và UBND tỉnh không có giải pháp nào tháo gỡ thì chúng tôi kiến nghị có cơ chế xã hội hóa xây dựng công trình này để cung cấp nước sách cho người dân và tránh lãng phí” – ông Hải cho hay.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức