• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,41 -9,42/-0,75%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,41   -9,42/-0,75%  |   HNX-INDEX   224,62   -0,67/-0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.297,81   -11,37/-0,87%  |   HNX30   477,80   -4,33/-0,90%
05 Tháng Mười Hai 2024 1:54:47 SA - Mở cửa
Kinh tế tập thể và câu chuyện hợp tác xã bị “mắc kẹt”
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 10/05/2022 7:05:00 SA
HTX đang bị “mắc kẹt” từ đầu vào đến đầu ra. Đầu vào không tự quyết được giá vì phụ thuộc vật tư nông nghiệp, phân bón… Đầu ra bị “o ép” bởi một số siêu thị có thế mạnh thống lĩnh thị trường.
 
 
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú chia sẻ với DĐDN về kinh tế tập thể, trong đó có các HTX hiện nay đã được nêu ra tại Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII.
 
- Theo ông tại sao vấn đề kinh tế tập thể lại được đề cập tại Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII lần này?
 
Theo quan điểm của tôi có hai lý do như sau. Thứ nhất, Đảng ta vẫn xác định kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước là nền tảng rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nhưng trong thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập, yếu điểm cho nên phải đưa nội dung kinh tế tập thể vào hội nghị lần này.
 
Thứ hai, theo nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX, 20 năm thực hiện kinh tế tập thể là một chặng đường rất dài phát triển kinh tế tập thể. Bên cạnh những thành tựu, tuy nhiên kinh tế tập thể cũng đã bộc lộ những bất cập cần khắc phục, đặc biệt là để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
 
Do đó, đòi hỏi phải xem lại quá trình phát triển và có những điều chỉnh cho phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang theo đuổi.
 
- Vậy, ông đánh giá như thế nào về kinh tế tập thể hiện nay?
 
Trước hết, chúng ta cần phân tích về những mặt tích cực.
 
Một là, kinh tế tập thể hơn 20 năm qua đã có những chuyển biến ban đầu cả về nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị, trong nông dân cũng như trong xây dựng pháp luật cơ chế chính sách để cho kinh tế tập thể phát triển phù hợp với tình hình trong từng giai đoạn. Thực hiện theo đúng quy định của luật pháp Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường, trong đó có kinh tế tập thể.
 
Hai là, số lượng hợp tác xã tăng lên đáng kể, mở rộng thêm các ngành nghề, quy mô phát triển và tạo công ăn việc làm cũng như thu nhập cho hàng chục triệu người lao động. Nói đến kinh tế tập thể chủ yếu là các hợp tác xã, tổ hợp tác của các ngành nghề, như nông nghiệp, ngư nghiệp, vận tải, sản xuất kinh doanh… thời gian qua phát triển rất đa dạng.
 
Ba là, kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước chỉ đạo từ nhiều năm nay đạt được những thành tựu bước đầu. Việc xây dựng kinh tế tập thể trong khu vực nông thôn cũng đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Khẳng định vai trò kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân.
 
Đây là những ưu điểm của kinh tế tập thể trong hơn 20 năm qua. Còn những khiếm khuyết, theo tôi có một số vấn đề.
 
Thứ nhất, việc đổi mới và phát triển kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khăn, đóng góp của kinh tế tập thể vào GDP cả nước còn thấp, thậm chí có xu hướng giảm dần.
 
Sự phát triển của kinh tế tập thể không đồng đều giữa các vùng miền, giữa ngành nghề này với ngành nghề khác. Ở đây tôi quan tâm đến một số ngành chính, đó là ngư nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ phát triển chưa đồng đều.
 
Thứ hai, bản thân mô hình kinh tế tập thể (HTX) chưa có sức thu hút để các xã viên tham gia, hoạt động còn mang tính hình thức. Trước đây chúng ta có xu hướng “dong công chấm điểm”. Tức là không ý thức về việc mở rộng HTX để tăng thêm lợi nhuận. Hiện nay, về cơ bản nhận thức này đã được thay đổi nhưng vẫn cần có sự phân tích, bổ sung tiếp sao cho hoàn thiện hơn.
 
Bản thân các xã viên cũng chưa thực hiện được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình trong tổ chức mình tham gia. Nhân lực lãnh đạo kinh tế tập thể, đội ngũ chủ nhiệm HTX, tổ hợp tác còn yếu. Năng lực về tiếp cận thị trường, khoa học kỹ thuật nhất là trong cuộc cách mạng 4.0 lại càng khó khăn.
 
Có tới hơn 90% các HTX có quy mô nhỏ, hoạt động trong phạm vi hẹp, lợi ích mang lại cho xã viên chưa nhiều. Liên kết nội bộ và ngoài ngành yếu, như chuỗi sản xuất và phân phối giữa các HTX với nhau và các vùng miền. Sự chuyển đổi còn mang tính hình thức.
 
Đây là “bức tranh” về kinh tế tập thể của chúng ta trong hơn 20 năm qua.
 
- Từ thực trạng trên, ông có kiến nghị giải pháp như thế nào để kinh tế tập thể có thể “bứt phá” mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới?
 
Thứ nhất, về vấn đề nhận thức, tức là nhận thức vai trò của HTX cùng với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước là nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
 
Từ đó sẽ có sự đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại, liên kết… hỗ trợ để khu vực này phát triển.
 
Tôi có đi tham quan tại một số nước, như Trung Quốc hay châu Âu và nhận thấy, hệ thống HTX nhất là HTX nông nghiệp, chăn nuôi phát triển rất mạnh. HTX của họ làm chủ từ đầu vào đến đầu ra. Đây là vấn đề các HTX của chúng ta còn yếu kém.
 
Như vậy, khi đã nhận thức được vai trò của kinh tế tập thể, HTX thì mới có sự đầu tư về cơ sở vật chất, hỗ trợ tín dụng, trợ giá, bảo hiểm…
 
Thứ hai, chú trọng vai trò của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương cũng như cả hệ thống chính trị. HTX mạnh hay yếu thì chính quyền địa phương có đóng góp gì? Cấp ủy đảng ở đó lãnh đạo như thế nào? Quản lý tài chính, ngân sách, chất lượng hàng hoá, nghĩa vụ với ngân sách, an ninh, an toàn trong sản xuất kinh doanh ra sao?
 
Với hệ thống chính trị, như MTTQ, hội phụ nữ, thanh niên, các đoàn thể ở địa phương tham gia như thế nào? Mọi hoạt động của HTX các thành phần này phải nắm được và ở đâu cũng có sự lãnh đạo của đảng, chỉ đạo của chính quyền địa phương. Từ cấp xã, huyện, tỉnh.
 
Thứ ba, hiệu quả cuối cùng của các HTX, đó là chuỗi giá trị của các HTX làm ra còn phân chia chưa hợp lý trong nhiều năm nay chưa được khắc phục trong việc hưởng lợi nhuận của mình, phân chia lợi nhuận bất hợp lý. Người sản xuất là các xã viên được hưởng lợi rất thấp.
 
Theo tính toán của Viện nghiên cứu phát triển thủy sản đồng bằng sông Cửu Long, người nông dân nuôi cá trong các HTX chỉ hưởng có 19,6% lợi nhuận, còn lại là các dịch vụ, trung gian bán lẻ, xuất khẩu… hưởng lợi.
 
Việc hưởng lợi thấp đã không kích thích sự phát triển. Người nông dân làm ra của cải vật chất nhưng vẫn nghèo, tạm “vặt mũi đút miệng” chưa thể giàu có bằng chính sức lao động của mình. Chưa nói đến thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… cũng ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người nông dân.
 
Đặc biệt, vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân trong khu vực kinh tế tập thể là chuỗi giá trị phân phối không đều, chưa luật hoá để người nông dân được hưởng thành quả từ quá trình sản xuất.
 
Ví dụ, người nông dân tại các HTX trồng mía ở Thái Lan được hưởng lợi 70% lợi nhuận khi bán 1 kg đường sau thuế, 30% là của trung gian, như bán buôn, bán lẻ… Họ quy định rất rõ ràng vấn đề này.
 
Trong khi người nông dân của chúng ta luôn bị “o ép” và phụ thuộc vào trung gian, thương lái nên đã xảy ra tình trạng có những nhóm lợi ích không chịu chia sẻ, chèn ép nông dân.
 
Một vấn đề khác, đó là công khai, minh bạch, dân chủ trong đầu vào, đầu ra của HTX không có. Đơn cử, trên cả nước có rất ít sàn giao dịch nông sản tại các chợ đầu mối “xứng tầm”. Việc này dẫn đến mua bán ép giá, “mua đứt bán đoạn”. Người sản xuất và người bán không chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình với xã hội.
 
Nông sản thu hoạch xong không có kho dự trữ, cá đánh bắt ngoài biển không có kho lạnh nên bị “đánh” từ loại 1 xuống loại 2 chỉ trong vòng 2 tiếng. Điều này cho thấy, cơ sở vật chất đầu tư cho HTX rất yếu kém nên việc hao hụt, mất mát, bị ép giá là rất lớn và phổ biến.
 
Thứ tư, phải tăng cường liên doanh, liên kết giữa các tỉnh, giữa sản xuất và kinh doanh, giữa các HTX với các siêu thị và chợ dân sinh.
 
Sản phẩm khi tiêu thụ dù là sản phẩm sạch mới vào siêu thị được 10%, còn lại phải bán ra thị trường tự do. Việc này dẫn đến “lẫn lộn” trên thị trường và người tiêu dùng. Bản thân người sản xuất bị mất giá trị công sức và lợi nhuận khi làm thực phẩm sạch.
 
Ví dụ, chúng ta có hàng nghìn sản phẩm OCOP nhưng tiêu thụ như thế nào và đến đâu thì vẫn chưa có thông kê cụ thể. Tiêu thụ xong thì người làm OCOP có được hưởng lợi thoả đáng hay không để tái sản xuất vòng sau… vẫn chưa có đánh giá. Do đó, vấn đề này cần xem lại. Chúng ta phát động, thúc đẩy mọi người sản xuất, HTX sản xuất nhưng đem lại cho họ cái gì?
 
Tôi có đọc một bài báo mới đây nói về thực trạng người nông dân trồng lúa, chưa kịp gặt đã bị trừ nợ rất nhiều khoản. Từ thuỷ lợi phí, phân bón, thuốc trừ sâu, công gặt… Như vậy, khi thu hoạch xong người nông dân “không còn gì”, nếu may mắn thì cũng chỉ “hòa vốn”.
 
Do vấn đề lợi nhuận không đảm bảo nên người nông dân không tha thiết với nghề nông, nên phải đi bằng con đường khác như ra thành phố tìm công việc hoặc xuất khẩu lao động. Việc này dẫn thiếu nguồn nhân lực để phát triển HTX lớn mạnh.
 
Thứ năm, chính sách về đất đai là vấn đề cánh đồng mẫu lớn. Chúng ta không dồn điền đổi thửa thì làm sao có thể cơ giới hóa, hoá học hoá, đưa công nghệ số vào quản lý, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi tại các HTX nhằm đẩy cao năng suất lao động của các HTX.
 
Hay với hệ thống đưa hàng vào siêu thị, một số siêu thị lớn có tình trạng ép các HTX. Tôi được biết, theo thống kê sơ bộ cứ 10 quả xoài của HTX thì chỉ có 1 quả vào được siêu thị. Và để vào được thì cũng phải tốn chi phí rất lớn.
 
Như vậy, chúng ta khuyến khích sản xuất sạch, nhưng bán ra ngoài thị trường tự do nên bị “nhầm lẫn” giữa sạch và không sạch. Người tiêu dùng bị đẩy vào “ma trận” thật, giả sản phẩm sạch.
 
Thứ sáu, phải khuyến khích sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ người tiêu dùng, người sản xuất, đưa công nghệ số vào canh tác, quản lý, sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Chính sách tín dụng, bảo hiểm cho nông nghiệp.
 
Đối với chính sách tín dụng, có những nhà màng nông nghiệp xây dựng đến 10 tỷ đồng, nhưng ngân hàng chỉ cho vay 1/4 trị giá, thậm chí không cho vay vì cho rằng đây không phải là tài sản. Như vậy làm sao có thể khuyến khích phát triển sản xuất sạch. Hay có những vụ án phân bón giả đã xảy ra nhiều năm những chưa được xử lý.
 
HTX đang bị “mắc kẹt” từ đầu vào đến đầu ra, lợi nhuận bị “cắt gọt”. Đầu vào không tự quyết được giá vì phụ thuộc vật tư nông nghiệp, phân bón… Đầu ra bị “o ép” bởi một số siêu thị có thế mạnh thống lĩnh thị trường.
 
- Trân trọng cảm ơn ông!