• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.240,41 -9,42/-0,75%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.240,41   -9,42/-0,75%  |   HNX-INDEX   224,62   -0,67/-0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   0,00/0,00%  |   VN30   1.297,81   -11,37/-0,87%  |   HNX30   477,80   -4,33/-0,90%
05 Tháng Mười Hai 2024 2:18:36 SA - Mở cửa
Hàng Việt xuất khẩu sang Mexico: Dư địa vẫn còn rất lớn
Nguồn tin: Tạp chí Công thương | 09/05/2022 10:15:00 CH
Với những ưu đãi từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico - thị trường mới, tiềm năng
 
Những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mexico ngày càng phát triển. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang nước này đều có mức tăng trưởng dương và cán cân thương mại luôn nghiêng về phía Việt Nam.
 
 
 
Đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Mexico
 
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt 4,61 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2020. 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt 673,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Nhập khẩu của Việt Nam từ Mexico đạt 95,3 triệu USD, tăng 14,2%. Việt Nam xuất siêu gần 600 triệu USD sang Mexico trong 2 tháng đầu năm nay.
 
Việt Nam và Mexico đều là thành viên của Hiệp định CPTPP, việc tận dụng những ưu đãi về thuế quan từ hiệp định này chính là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy thương mại giữa hai nước. Trong Hiệp định CPTPP, Mexico cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay từ ngày 14/1/2018, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Một số mặt hàng Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi về thuế trong Hiệp định CPTPP để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mexico bao gồm cá tra, cá basa, cá ngừ, gạo và hàng dệt may. Mỗi năm, Mexico nhập khẩu khoảng 900.000 tấn gạo, 1,8 tỷ USD hàng dệt may và 1,1 tỷ USD hàng giày dép các loại.
 
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm tới việc tăng cường trao đổi thương mại với thị trường Mexico giàu tiềm năng. Đây là thị trường dễ tính với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh. Mặt khác, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Mexico mới chỉ đạt con số khiêm tốn khoảng 1,3%, còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng. Đáng lưu ý, những năm gần đây, Mexico đang thực hiện đẩy mạnh chiến lược mở cửa nền kinh tế. Cùng với việc củng cố quan hệ thương mại với các đối tác chiến lược, Mexico thúc đẩy mạnh mẽ việc tìm kiếm các thị trường mới như Mỹ Latinh và châu Á - Thái Bình Dương nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác truyền thống.
 
Đáng chú ý, để hỗ trợ chính sách mở cửa, trong những năm qua, Mexico đã thực hiện nhiều điều chỉnh quan trọng trong Luật Hải quan như: Đơn giản hóa thủ tục thông quan hàng hóa, áp dụng cửa sổ điện tử nhằm tự động hóa nhiều thủ tục ngoại thương. Đối với các biện pháp vệ sinh an toàn động thực vật, Mexico đã xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử để các bên liên quan có thể tiếp cận yêu cầu về vệ sinh an toàn động thực vật.
 
Cơ hội, tiềm năng là vậy, song để tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP mang lại, điều tiên quyết là tiếp cận thị trường. Cần tìm hiểu thị trường để đánh giá nhu cầu đối với sản phẩm của mình, xác định lợi thế cạnh tranh, nắm vững những ưu đãi mà sản phẩm Việt Nam được hưởng tại thị trường xuất khẩu; nghiên cứu các quy định về nhập khẩu hàng hóa, thuế, thủ tục hải quan, đặc biệt các quy định phi thuế quan như SPS (kiểm dịch động thực vật) và TBT (các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, dán nhãn)… Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần chủ động hơn nữa tìm hiểu về Hiệp định CPTPP, hiểu sâu, rõ hơn về thuế nhập khẩu ưu đãi; sử dụng những nền tảng thương mại điện tử để giao lưu, kết nối hợp tác với các doanh nghiệp Mexico.
 
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico đạt 4,61 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép các loại, hàng thủy sản.