• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,07 -0,04/0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 2:35:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,07   -0,04/0,00%  |   HNX-INDEX   221,90   -0,58/-0,26%  |   UPCOM-INDEX   92,63   -0,48/-0,52%  |   VN30   1.315,31   +1,83/+0,14%  |   HNX30   461,50   -0,69/-0,15%
20 Tháng Giêng 2025 2:41:53 CH - Mở cửa
5 xu hướng phát triển ngành thủy sản bền vững năm 2022 và tương lai
Nguồn tin: Tạp Chí Tài Chính | 22/05/2022 8:05:00 CH
Thủy sản bền vững không chỉ có lợi cho môi trường mà còn có lợi cho sức khỏe con người. Bài viết chia sẻ 5 xu hướng được coi là chìa khóa cho ngành thủy sản năm 2022, theo dự báo của Công ty tư vấn Resonance Globe (RG), Canada.
 
 
Ngành thủy sản mang lại sinh kế cho trên 800 triệu người
 
Theo Liên Hợp Quốc, trên khắp thế giới, ngành công nghiệp thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho hàng tỷ người. Đây cũng là động lực kinh tế quan trọng bởi đánh bắt và nuôi trồng thủy sản mang lại sinh kế cho khoảng 820 triệu người trên khắp hành tinh.
 
Nghiên cứu mang tên “The Spatial Expansion and Ecological Footprint of Fisheries từ1950 to Present (Tiến trình phát triển nghề cá từ năm 1950 đến nay) đăng trên Tạp chí PLOS ONE của Mỹ cho biết, ý tưởng thông thường về nghề cá hay ngư nghiệp bền vững là khi nó được khai thác với tốc độ bền vững. Tại đó, quần thể cá không suy giảm theo thời gian vì các hoạt động đánh bắt cá. Phát triển bền vững nhằm duy trì sự cân bằng dân số thủy sản, tránh đánh bắt quá mức thông qua các kỹ thuật như hạn ngạch đánh bắt cá, giảm bớt hoạt động đánh bắt cá gây phá hủy và đánh bắt thủy sản bất hợp pháp bằng cách vận động hành lang pháp lý và chính sách phù hợp, thiết lập các khu bảo tồn. Mối quan tâm lớn xung quanh tính bền vững là áp lực đánh bắt cá quá mức dẫn đến nhiều hệ lụy, mất cân bằng sinh thái, mất đi tính đa dạng và khả năng phục hồi trước những biến động khắc nghiệt của môi trường.
 
Ngành công nghiệp thủy sản cũng đang phải đối mặt với các vấn đề nổi cộm, như sử dụng lao động, đánh bắt bất hợp pháp và không được báo cáo và không được kiểm soát (IUU). Tại nhiều quốc gia như Philippines, Việt Nam, Ecuador và Ghana, những người đánh bắt và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ chiếm ưu thế trong ngành. Tuy nhiên, các cộng đồng ngư nghiệp thủ công này còn nhỏ, nên dễ bị gián đoạn như từng chứng kiến ​​vào thời COVID-19 bùng phát.
 
Việc chuyển đổi sang các phương thức đánh bắt bền vững gặp khó khăn đối với những ngư dân và nông dân nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ. Nhiều người không nhận thấy lợi ích tài chính trực tiếp, cũng như không có vốn cần thiết hoặc khả năng tiếp cận các khoản vay hợp lý để chuyển đổi hoạt động của mình. Các quốc gia này cần có quy hoạch phát triển ngành thủy sản dài hơi, xác định rõ mục tiêu, phát triển toàn diện các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản theo hướng công nghiệp, tập trung, phục vụ du lịch, dịch vụ cao cấp, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị và phát triển bền vững, để thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành nông nghiệp của địa phương và của quốc gia.
 
5 xu hướng thủy sản bền vững năm 2022 và tương lai
 
Đa dạng thị trường xuất/nhập khẩu thủy sản
 
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã “định hình” mọi thứ, gây ra những gián đoạn nghiêm trọng. Những người đánh cá và nông dân nuôi trồng thủy sản sống dựa vào sản phẩm tươi sống hoặc đông lạnh cho một thị trường sơ cấp đã gặp nhiều khó khăn, do “đứt gãy” chuỗi cung ứng vì các các nhà hàng và khách sạn ở nhiều nơi, cả nội địa lẫn các nước lớn như Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc phải đóng cửa. Để duy trì hoạt động kinh doanh, các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phải xoay trục, chuyển trọng tâm từ thị trường xuất khẩu quốc tế sang người tiêu dùng địa phương.
 
Tại Philippines, Bộ Nông nghiệp và khu vực tư nhân đã ra mắt “eKadiwa”, nền tảng tiếp thị trực tuyến để giúp các nhà sản xuất và người làm nông nghiệp bán các sản phẩm nông nghiệp và hải sản tươi ngon với giá cả phải chăng cho người tiêu dùng. Khi COVID-19 được kiểm soát, nhờ nền tảng này, nguồn cung đã chuyển hướng sang thị trường xuất nhập khẩu. Việc đa dạng hóa các thị trường, trong nước và khu vực cho phép người đánh bắt cá và nhà cung cấp nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ tồn tại và để phòng ngừa một cú sốc thị trường khác.
 
Tăng tốc công nghệ số để phát triển theo hướng bền vững
 
Khi COVID-19 được kiểm soát và thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, thì chính công nghệ số hay kỹ thuật số lại mở ra những thị trường mới. Những người đủ nhanh nhẹn để chuyển sản phẩm của họ sang thị trường kỹ thuật số có thể kết nối trực tiếp với người tiêu dùng để mua hàng và giao hàng.
 
Vào tháng 5 năm 2020, sáng kiến ​​Fish Tiangge của USAID Fish Right ở Philippines đã phát triển một nền tảng trực tuyến sử dụng Facebook để liên kết những người đánh bắt cá với người tiêu dùng địa phương. Sáng kiến ​​này đã kết nối 6.000 ngư dân với hơn 300.000 hộ gia đình, tăng cường an ninh lương thực địa phương và duy trì thu nhập cho hàng nghìn ngư dân. Công nghệ kỹ thuật số cũng đang giúp hiện đại hóa các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tăng lợi nhuận và mở rộng nhận thức thực hành thủy sản bền vững.
 
Ví dụ, nhiều hãng đang hợp tác với AquaConnect ở Ấn Độ để cung cấp các giải pháp kỹ thuật số giúp người nuôi tôm xác định sản phẩm chất lượng và mua đầu vào từ trang trại. Nông dân cũng nhận được các thông báo và tài liệu về tư vấn tăng trưởng và dịch bệnh, lời khuyên và thông tin về nguồn tài chính hợp lý, và các nguồn lực để kết nối với các thị trường khác nhau ở Ấn Độ. Công nghệ số sẽ tiếp tục là nguồn lực chính thúc đẩy sự phát triển và đổi mới của ngành trong những năm tới théo hướng thủy sản bền vững.
 
Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân
 
Để tạo ra chuỗi cung ứng thủy sản bền vững và đáng tin cậy, cần có sự tham gia của cả khu vực tư nhân. Một xu hướng thủy sản bền vững thực sự đòi hỏi các giải pháp sáng tạo, hướng tới thị trường và phù hợp với bối cảnh địa phương. Một trong những kinh nghiệm đổi mới khu vực tư nhân địa phương phải kể đến eFishery của người Indonesia. eFishery cung cấp các giải pháp công nghệ, các lựa chọn tài chính và tìm nguồn cung ứng đầu vào cho những người nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ ở Indonesia, giúp họ xây dựng các doanh nghiệp bền vững và ổn định về lợi nhuận. eFishery còn cung cấp một nền tảng trực tuyến kết nối nông dân với người mua, để thu hẹp khoảng cách chuỗi cung ứng và củng cố chuỗi cung ứng thủy sản trong nước. Ngày càng xuất hiện nhiều giải pháp địa phương, khu vực và quốc tế do khu vực tư nhân lãnh đạo như Verifik8 và Abalobi và Aruna cho nghề cá và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ trên toàn thế giới. Hy vọng xu hướng này tiếp tục phát triển và nhân rộng như một xu hướng thủy sản bền vững.
 
Tăng tài trợ vốn để thúc đẩy đổi mới trong ngành thủy sản
 
Các cách tiếp cận tài chính mới, sáng tạo có thể nhanh chóng mở rộng quy mô các giải pháp bền vững trong ngành thủy sản. Trong quá khứ, các nhà cung cấp thủy sản và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ đã phải vật lộn để tiếp cận vốn nhằm khỏi sự gián đoạn thị trường, mất thu nhập, đây là một lỗ hổng lớn cần được nhanh chóng lấp đầy.
 
Resonance Globe hiện đang thiết kế và thí điểm các cơ chế tài chính kết hợp nhằm tăng lợi nhuận của nông dân và ngư dân đồng thời cải thiện quản lý nghề cá bền vững. Tất cả các cơ chế tài chính này đều xây dựng trên cơ sở quan hệ đối tác với các nhà cung cấp, nhà tổng hợp, nhà tài chính địa phương và người mua. Tận dụng các kết nối địa phương và vốn xã hội và khám phá một loạt giải pháp tài chính cho ngành thủy sản như sau:
 
- Thu hút các ngân hàng nông thôn và các tổ chức tài chính vi mô để giảm thiểu rủi ro của những nông dân/ngư dân đi vay tiềm năng, sử dụng trợ cấp không hoàn lại kết hợp với hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu do người mua địa phương cung cấp.
 
- Tìm hiểu các giải pháp thay thế tài chính sáng tạo với các nhà cung cấp đầu vào để cho phép thanh toán chậm các đầu vào của họ cho đến khi thu hoạch.
 
- Làm việc với người mua và các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật khác để phát triển hệ thống thu thập thông tin rủi ro tín dụng từ ngư dân/nông dân như một phần của đào tạo hoặc các hoạt động hỗ trợ khác.
 
Khen thưởng kịp thời để thực hành bền vững và công bằng
 
Trong những năm gần đây, qua phân tích lợi tức đầu tư hay chỉ số thu hồi vốn đầu tư (ROI) cho các chương trình cải thiện và chứng nhận bền vững thủy sản cho thấy, chứng nhận và đánh giá truyền thống đối với từng tổ chức, hộ cá nhân ngư dân và nhà cung cấp nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ không phát huy hiệu quả, mặc dù đã được đầu tư đáng kể.
 
Ngày càng có nhiều sự hỗ trợ từ tất cả các bên liên quan để phát triển các mô hình này để xác minh và khen thưởng cách thực hành sản xuất thủy sản bền vững. Resonance Globe hiện đang hợp tác với Seafood Watch, Thai Union và những nơi khác để tạo ra mô hình PAM (Partnership Assurance Model). Đây là cách tiếp cận sáng tạo để xác minh sản xuất nuôi trồng thủy sản bền vững ở cấp khu vực thay vì chứng nhận các trang trại và hoạt động riêng lẻ. Khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ đã sử dụng PAM để giúp cải thiện chất lượng và tính bền vững của tôm được sản xuất ở Andhra Pradesh (Ấn Độ) và Cà Mau của Việt Nam.
 
Ngoài PAM và các mô hình tương tự khác có thể giúp xác minh lao động bền vững và công bằng, lĩnh vực mà ngành thủy sản đã phải vật lộn. Các mô hình cải tiến mới như PAM sẽ đạt được sức hút lớn hơn khi các tổ chức phi chính phủ, chính phủ và khu vực tư nhân tìm kiếm các cách thức hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn để đẩy nhanh và xác minh tiến độ bền vững của ngành thủy sản trên quy mô toàn cầu.