• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 1:56:18 SA - Mở cửa
Để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 27/05/2022 8:15:19 SA
Trong các vấn đề liên quan đến phát triển thị trường vốn từ thị trường chứng khoán, thì vấn đề nâng hạng thị trường vẫn là mối quan tâm lớn nhất hiện nay. Việc nâng cao chất lượng thị trường không chỉ bảo vệ nhà đầu tư, mà còn mở ra cơ hội lớn cho chứng khoán Việt. Tuy nhiên, để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng từ cận biên lên mới nổi thì còn rất nhiều vấn đề cần phải thực hiện.
 
Từ năm 2019 đến năm 2021, số lượng nhà đầu tư mở mới tài khoản tham gia vào thị trường liên tục lập kỷ lục. Từ khoảng 2,3 triệu tài khoản đã tăng lên 4,3 triệu tài khoản, số lượng tài khoản tăng thêm bằng cả 20 năm qua. Đồng thời, chỉ số VN-Index cũng tăng mạnh mẽ từ 1.000 điểm lên mức 1.500 điểm (3/2022).
 
Lành mạnh hóa thị trường
 
Cũng trong 2 năm này, quy mô thị trường đã tăng rất nhanh, từ mức khoảng 4,3 triệu tỷ đồng lên tới 7,7 triệu tỷ. Theo đó, giá trị vốn hóa thị trường đã vượt ngưỡng 350 tỷ USD, tương đương hơn 120% GDP cùng năm.
 
Hiện tại, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang được đánh giá cao trong khu vực. Về quy mô giao dịch, TTCK Việt Nam đã vượt qua Singapore, đứng thứ 2 ASEAN, sau Thái Lan.

 
Vấn đề nâng hạng TTCK vẫn là mối quan tâm lớn nhất hiện nay.
 
Có thể nói, TTCK là hàn thử biểu của nền kinh tế. Nền kinh tế đang phục hồi sau giai đoạn phải ứng phó với đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cần huy động vốn để làm ăn và TTCK được kỳ vọng trở thành một trong những kênh huy động vốn nhàn rỗi quan trọng của cá nhân để trở thành vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp.
 
Tuy nhiên, thời gian qua, kênh dẫn vốn này lại liên tục biến động mạnh. Mặc dù một số cán bộ cơ quan chứng khoán và người tham gia trực tiếp chỉ đạo thao túng TTCK đã bị xử lý, song tình trạng lợi dụng những nhà đầu tư non nớt, “chân ướt chân ráo” mới tham gia thị trường nhằm mục đích đẩy giá cổ phiếu hòng trục lợi vẫn còn diễn ra. Điều này đã khiến nhà đầu tư hoang mang, thậm chí một số nhà đầu tư nhỏ lẻ chán nản rời thị trường, kéo theo tính thanh khoản của thị trường giảm xuống mức kỷ lục.
 
Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay chính là phải làm gì để TTCK phát triển bền vững, minh bạch, công bằng trong tương lai, thu hút nhà đầu tư để TTCK có thể thực sự trở thành kênh dẫn vốn an toàn, bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
 
Các chuyên gia đồng quan điểm, việc thị trường giảm mạnh vừa qua chỉ là diễn biến ngắn hạn. Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ, những giải pháp chấn chỉnh trên thị trường được kỳ vọng sớm đem lại niềm tin cho nhà đầu tư. Đã đến lúc cần giải pháp căn cơ để thị trường phát triển bền vững. Từ đó, kỳ vọng TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng lên thị trường mới nổi.
 
"Vấn đề lớn nhất là cần lành mạnh hóa thị trường. Việc này nằm ở thông tin trên thị trường, đặc biệt là thông tin mang tính chất nội gián, làm giá, thổi giá… Những thông tin này có điểm mạnh nhưng nếu không kiểm soát được sẽ thành điểm xấu. Hậu quả không chỉ làm thị trường chao đảo mà còn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Vì vậy, phải kiểm soát, minh bạch hóa thị trường", TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế nhận định.
 
PGS- TS Nguyễn Văn Trình, chuyên gia kinh tế, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Võ Trường Toản nêu ý kiến, cần tính toán lại tỉ trọng các doanh nghiệp trong nhóm VN30 và VN-Index; xem xét phiên ATO (mở cửa) và ATC (đóng cửa) có cần thiết không… Đặc biệt, xem xét lại quy định cho nhà đầu tư thực hiện giao dịch và tạo thêm sản phẩm mới cho thị trường.
 
Ngoài ra, chấn chỉnh thị trường trái phiếu cũng là việc cần phải làm. Với các doanh nghiệp niêm yết, việc phát hành trái phiếu tương đối bài bản, song việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết lại có vấn đề. Vì vậy, việc chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu rất quan trọng nhằm nâng cao niềm tin của doanh nghiệp và các nhà đầu tư vào thị trường này. Đó cũng là động lực giúp TTCK phát triển bền vững trong thời gian tới.
 
Các chuyên gia cũng cho rằng, cần nâng cao trình độ kiến thức nhà đầu tư để tránh bị các "đội lái" lôi kéo vào quá trình “làm giá”. Bởi TTCK Việt được nhận xét là có những đặc tính riêng như nhà đầu tư cá nhân chiếm tỉ lệ lớn, mua bán theo đám đông, kiến thức về thị trường mỏng, nhận thức về thị trường tương đối thấp…
 
Đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư ngoại
 
So với thế giới, TTCK Việt Nam đang rẻ với tiềm năng lớn từ khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Với tiềm lực kinh tế của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, VN-Index có thể lên 2.000 điểm nhưng phụ thuộc vào môi trường đầu tư.
 
Theo Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC, thị trường đang chứng kiến sự tham gia ồ ạt của nhà đầu tư cá nhân với số lượng tài khoản tăng mạnh, trong khi hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài đã giảm đáng kể. Hiện tại, các nhà đầu tư trong nước hiện chiếm 87% tổng giao dịch trên TTCK, còn nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 13%.
 
“Những nhà đầu tư thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán không phải nhóm nước ngoài mà là trong nước”, HSBC nhận định.
 
Mặc dù hiện tại nhà đầu tư nước ngoài không còn đóng vai trò quan trọng như trước nữa, song nhiều chuyên gia cho rằng, không thể phủ nhận sự tham gia của khối ngoại cũng đóng góp nhiều yếu tố tích cực cho TTCK Việt, nhất là trong thời điểm TTCK Việt đang trong giai đoạn chạy nước rút cho mục tiêu sớm nâng hạng thị trường. Bởi lẽ thị trường vẫn cần thêm dòng tiền đầu tư nước ngoài để có sự quốc tế hóa TTCK.
 
“Bên cạnh dòng tiền nội vẫn cần nhà đầu tư nước ngoài, xác nhận Việt Nam là một quốc gia đang phát triển minh bạch, rõ ràng và thị trường chứng khoán là nơi minh chứng dễ nhất vì có sự quản lý của nhà nước, sự minh bạch của doanh nghiệp, có kiểm toán, có độ ổn định cao”, ông Louis Nguyễn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Saigon Asset Management nhận xét.
 
Thực tế, tính từ đầu tháng 4/2022 - thời điểm thị trường bắt đầu giảm, khối ngoại đã chuyển từ bán ròng sang mua ròng 170 triệu USD. Giá trị mua ròng của khối ngoại trong tháng 4 cơ bản đã “cân hết” giá trị khối này bán ròng trong tháng 3 trước đó.
 
So với quy mô thị trường, mặc dù lượng mua ròng của khối ngoại vẫn nhỏ nhưng trong lúc thị trường liên tục lao dốc khiến nhà đầu tư hoang mang thì việc này lại mang tới thông tin tích cực, bởi nó thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt. Đây cũng được đánh giá là điểm tích cực “cản” đà giảm của thị trường.
 
Đại diện Ủy ban chứng khoán nhà nước cho biết, hiện cơ quan quản lý đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng như tích cực hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK, hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển TTCK về dài hạn.
 
Bên cạnh đó, tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường để có nhiều sản phẩm đầu tư phù hợp với nhu cầu trên thị trường. Đồng thời, tiếp tục thúc đẩy phát triển các sản phẩm quỹ đầu tư có chất lượng theo thông lệ để nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn.