• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 3:38:20 SA - Mở cửa
Ngành Công Thương phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 8%
Nguồn tin: Báo Công thương | 29/05/2022 9:54:08 SA
Nền kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, song ngành Công Thương vẫn kiên định mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu tăng 8% cho cả năm 2022.
 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với một số cơ quan báo chí mới đây.
 
Thưa Thứ trưởng, xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay vẫn là điểm sáng của nền kinh tế. Nỗ lực tăng trưởng xuất khẩu đã đóng góp ra sao vào tăng trưởng chung của nền kinh tế?
 
Trong thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu dù gặp phải nhiều khó khăn song đã có tăng trưởng tích cực, đóng góp quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội.

 
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh
 
Sở dĩ có được kết quả này, điều quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là sự chuyển đổi chủ trương trong hoạt động phòng chống dịch, từ chỗ cách ly khoanh vùng dập dịch thành chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh. Có thể nói, xuất khẩu là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ sự chuyển đổi chủ trương này bởi ngay sau khi chủ trương này được áp dụng vào tháng 10 năm ngoái, xuất khẩu đã tăng rất nhanh và cán cân thương mại đã đảo chiều từ nhập siêu sang xuất siêu. Xuất khẩu đã giữ được tốc độ tăng trưởng từ đó đến nay.
 
Kết quả là, trong những tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng ước đạt 311 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 156,5 tỷ USD, tăng 29,8%; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 155 tỷ USD, tăng 22,6%. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng ước xuất siêu 1,53 tỷ USD. Xuất siêu giúp tăng cường dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá, góp phần vào ổn định kinh tế vĩ mô.
 
Bạn bè quốc tế đều rất ấn tượng với sự chuyển đổi kịp thời, nhất quán và thành công của Việt Nam. Tôi tin rằng, tới đây, rất nhiều ngành khác sẽ được hưởng lợi từ xuất khẩu. Xuất khẩu luôn là một biến số rất quan trọng trong GDP nên khi xuất khẩu tăng thì GDP cũng tăng theo. GDP trong quý I đã tăng hơn 5% và nhiều dự báo cho thấy GDP có thể tăng đến 5,6% sau quý II. Có thể nói, xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào mức tăng GDP của cả nước.
 
Nền kinh tế thế giới vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Theo Thứ trưởng, những cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới là gì?
 
Về cơ hội, ta có rất nhiều FTA và đến nay, các doanh nghiệp đang tận dụng rất tốt các FTA này cho hoạt động xuất khẩu. Những tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mới như Mexico, Canada tăng rất mạnh. Kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng hơn 22% sau 5 tháng đầu năm và sang ASEAN tăng hơn 20%. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì thái độ tương đối thận trọng trong dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2022 bởi tình hình đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 
Xuất khẩu hàng hoá là một trong những điểm sáng của nền kinh tế
 
Đó là rủi ro do lạm phát cao trên toàn cầu. Lạm phát cao khiến nhiều nước phải giảm dần quy mô các gói kích thích kinh tế, đồng thời tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Từ đó dẫn đến giảm nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng. Chúng ta đều biết xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu thế giới và khi nhu cầu giảm đi thì xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng.
 
Rủi ro lớn thứ hai là đứt gãy chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguyên liệu đang ngày càng nghiêm trọng trên toàn cầu, xuất phát từ xung đột chính trị nghiêm trọng giữa Nga và Ucraina cũng như chính sách Zero Covid của Trung Quốc. Đã từ lâu hàng hoá của Việt Nam là một phần trong chuỗi cung ứng của khu vực và toàn cầu. Cho nên khi chuỗi cung ứng có vấn đề thì xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng. Do những rủi ro lớn này nên chúng tôi tạm thời chưa thay đổi mục tiêu xuất khẩu của năm 2022. Toàn ngành vẫn tập trung cố gắng thực hiện mục tiêu phấn đấu mà Quốc hội đề ra là tăng trưởng xuất khẩu đạt trên 8%.
 
Hiện nay, các doanh nghiệp đang bày tỏ sự kỳ vọng lớn vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm duy trì việc làm cho người lao động, phục hồi sản xuất và gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Thứ trưởng bình luận gì về vấn đề này?
 
Chính phủ Quốc hội đã đưa ra chính sách rất đúng. Khi nền kinh tế có sự phục hồi sau đại dịch, nên có một động thái kích thích, đơn cử như nhà nước tăng chi tiêu để từ đó kích thích nền kinh tế phát triển. Khi nền kinh tế phát triển, bản thân nó sẽ mang lại thu nhập cho các thành phần tham gia nền kinh tế đó và sau đó sử dụng thu nhập đó để tự vận hành. Cú kích thích đầu tiên của nhà nước rất quan trọng cho nên chương trình kích thích phục hồi kinh tế được doanh nghiệp kỳ vọng vào lúc này
 
Chính phủ đã duyệt và tất cả chúng ta đều thấy được quy mô của gói kích thích kinh tế đó trong 2 năm vừa rồi. Điều quan trọng lúc này là chúng ta phải làm sao giải ngân số tiền đó kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả nhất có thể. Hiện nay, Chính phủ đang dồn hết sức mình để thực hiện việc này. Sự chờ mong của doanh nghiệp và người dân là rất đúng vì khi tăng chi tiêu của Chính phủ thì sẽ tạo ra nhu cầu cho nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển. Cho nên Nhà nước có kích thích như vậy sẽ giúp cả nền kinh tế vượt qua điểm nghẽn. Tác dụng của sự kích thích vào lúc này là rất cần thiết.
 
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
 
Phương Lan