• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 6:27:31 CH - Mở cửa
CPI tăng mạnh do áp lực từ giá xăng dầu
Nguồn tin: Vietnam Finance | 30/05/2022 7:05:00 SA
 
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng trước. Trong đó, CPI khu vực thành thị tăng 0,34% và khu vực nông thôn tăng 0,42%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước và chỉ 1 nhóm hàng giảm giá.
 
Trong đó, giá hàng hóa nhóm giao thông tăng 2,34% trong tháng, ảnh hưởng tới mức tăng chung 0,23 điểm phần trăm.
 
Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 5 tăng 0,27% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,28%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,22%, tác động tăng 0,05 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,4%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.
 
Nhóm lương thực tháng 5/2022 tăng 0,28% so với tháng trước, bởi chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,25%.
 
Nhóm hàng thực phẩm tăng 0,22% so với tháng trước, nguyên nhân chủ yếu bởi giá thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyển tăng làm cho giá thịt gia cầm tăng 1,03% so với tháng trước; thịt gia cầm đông lạnh tăng 2,16%; giá trứng các loại cũng tăng 0,9% so với tháng trước.
 
Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,18% so với tháng trước do giá nhiên liệu tăng; giá thủy sản chế biến tháng 5 tăng 0,24% so với tháng 4. Giá thịt lợn tăng 0,02% so với tháng trước.
 
Giá dầu mỡ ăn và chế biến tăng 1,47% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu sản xuất dầu cọ tăng cao. Giá nước mắm, nước chấm tăng 0,8% so với tháng trước; đường, mật tăng 0,27%; sữa, bơ, pho mát tăng 0,33%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,47%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,16% do giá vận chuyển tăng...
 
Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,33% so với tháng trước do giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng.
 
Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất tăng vì ảnh hưởng của chiến tranh Nga - Ucraina và chiến lược "Zero Covid" từ Trung Quốc.
 
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào mùa hè.
 
Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,17% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm do một số địa phương tăng học phí năm học 2021-2022 trở lại sau thời gian miễn, giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho nhóm dịch vụ giáo dục tăng 0,17% so với tháng trước.
 
Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,74% so với tháng trước. Chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tháng 5/2022 tăng 0,19% so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân.
 
Ngoài ra, chỉ số giá USD tăng 0,65%.
 
Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng kể trên, bình quân 5 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 5 tháng đầu năm 2017-2020.
 
Giá xăng dầu trong nước đã qua 13 lần điều chỉnh giá, trong đó giá xăng RON95 tăng 7.360 đồng/lít; giá xăng E5RON92 tăng 7.080 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.980 đồng/lít. Bình quân, giá xăng dầu trong nước tăng 27,26% so với đầu năm và cao hơn 49,95% so với cùng kỳ, tác động làm CPI chung tăng 1,8 điểm %.
 
Ngoài giá xăng dầu tăng cao, Tổng cục Thống kê cho biết nguyên nhân khiến chỉ số CPI tăng từ đầu năm còn do giá gas trong nước biến động theo giá thế giới, tăng 26,67% so với cùng kỳ, làm CPI chung tăng 0,39 điểm %. Dịch Covid-19 được kiểm soát cũng khiến nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân tăng 3,31% so với cùng kỳ.