• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.245,75 -0,34/-0,03%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:55:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.245,75   -0,34/-0,03%  |   HNX-INDEX   221,13   -0,55/-0,25%  |   UPCOM-INDEX   92,89   +0,05/+0,06%  |   VN30   1.312,89   -1,92/-0,15%  |   HNX30   460,03   -1,77/-0,38%
22 Tháng Giêng 2025 2:02:51 CH - Mở cửa
YEG: Từ doanh nghiệp có cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán đến cú trượt dài vì sự cố Youtube
Nguồn tin: BizLive | 13/06/2022 11:54:15 SA
Phất lên nhờ Youtube nhưng khi “sự cố vận hành Youtube” xảy ra, sóng gió đã ập đến với Yeah1, khiến hoạt động kinh doanh của công ty lao dốc và báo hiệu cho sự ra đi tất yếu của người tự xem là “tội đồ”.

CTCP Tập đoàn Yeah1 từng là hiện tượng trên sàn chứng khoán khi đưa mã cổ phiếu YEG chào sàn HoSE vào tháng 6/2018 với mức giá lên tới 300.000 đồng/cổ phiếu, thuộc nhóm cổ phiếu đắt đỏ nhất trên thị trường chứng khoán. Đây cũng là công ty đầu tiên trong ngành truyền thông niêm yết trên sàn thời điểm đó với tham vọng đạt giá trị vốn hóa tỷ USD.
 
Được ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống cùng cộng sự sáng lập năm 2006 nhưng phải đến năm 2015, hoạt động kinh doanh của Yeah1 mới phất lên khi bắt đầu cung cấp dịch vụ giải trí kết hợp quảng cáo khi thành đối tác đa kênh của YouTube, với vai trò có thể hiểu đơn giản là kết nối người sáng tạo nội dung video với YouTube. Đến cuối năm 2018, mảng này đã mang về doanh thu hàng chục triệu USD, trở thành trụ cột tăng trưởng chính của Yeah1.
 
Tuy nhiên, cũng vì phất lên và phụ thuộc Youtube nên khi lùm xùm chấm dứt hợp đồng lưu trữ nội dung với YouTube xảy ra, sóng gió đã ập đến với Yeah1, khiến công ty này phải “nếm trái đắng” và chứng kiến hoạt động kinh doanh lao dốc, báo hiệu cho sự ra đi tất yếu của người tự xem là “tội đồ”.
 
 
(Ảnh minh hoạ)
 
Cú trượt dài sau “sự cố vận hành Youtube”
 
Ngày 3/3/2019, Yeah1 phát đi thông báo về việc YouTube sẽ ngừng thỏa thuận lưu trữ nội dung với đơn vị này từ sau ngày 31/3/2019 và gọi đây là “sự cố vận hành Youtube” nhưng thực tế đây không chỉ là “sự cố” mà đã trở thành khủng hoảng lớn nhất với Yeah1 và là “cú sẩy chân” dẫn đến vết trượt dài trong hoạt động kinh doanh của Yeah1.
 
Sự việc bắt đầu khi YouTube cho rằng SpringMe - công ty có trụ sở tại Thái Lan mà Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93% vốn - hoạt động tuyển lựa kênh trái với quy định của YouTube. Việc này khiến Yeah1 Network chịu ảnh hưởng liên đới.
 
Sau nhiều lần gia hạn rồi thương lượng bất thành, ngày 22/5/2019, Yeah1 và YouTube chính thức "chia tay". Trong thông cáo phát đi, YouTube nhấn mạnh việc Yeah1 và các công ty con bị phát hiện lặp lại các lỗi vi phạm nghiêm trọng đến quy định của YouTube.
 
Trong một bài phỏng vấn sau sự cố diễn ra vài tháng, khi được hỏi về nguyên nhân sự việc, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Yeah1 thừa nhận “nếu Yeah1 chậm lại, ít tham vọng bành trướng hoạt động ra nước ngoài để vừa xây nền tảng và đề phòng rủi ro thì sự việc không lớn như vậy. Đây là một bài học rất dễ hiểu nhưng trước đó chúng tôi không nhìn thấy. Nếu còn trẻ nhưng chạy quá nhanh thì sớm muộn cũng vấp ngã”.
 
Tại đại hội đồng cổ đông cùng năm, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống một lần nữa nhắc lại sự cố với YouTube và câu chuyện xung quanh cuộc chiến truyền thông về giá trị của Yeah1 đã khiến công ty có những bài học trả giá cực kỳ đắt.

 
Và quả thực, cái giá của sự cố đã phản ánh ngay vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khi kết thúc quý 1/2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của công ty giảm tới 80% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 10 tỷ đồng, lãi ròng vỏn vẹn 7 tỷ đồng và cả năm 2019, doanh thu của Yeah1 đạt 1.457 tỷ đồng, chỉ bằng 73% kế hoạch đề ra và ghi nhận khoản lỗ 385 tỷ đồng.
 
Sang năm 2020, dù hoạt động kinh doanh được vực dậy đôi chút, song công ty tiếp tục lỗ ròng gần 182 tỷ đồng. Tháng 4/2020, cổ phiếu của Yeah1 bị đưa vào diện cảnh báo vì kinh doanh thua lỗ. Đến năm 2021, HoSE tiếp tục chuyển cổ phiếu YEG từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát do lỗ ròng hai năm liên tiếp.
 
Tháng 4/2022, cổ phiếu YEG thoát diện chứng khoán bị kiểm soát sau khi công ty này công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 cho thấy, lợi nhuận sau thuế (LNST) công ty mẹ Yeah1 năm 2021 là 19,79 tỷ đồng và LNST chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là 20,54 tỷ đồng.
 
Trong năm 2021, YEG ghi nhận doanh thu giảm 7,7% so với cùng kỳ, đạt 1.125 tỷ đồng. Dù có 3 quý thua lỗ, nhưng quý 4/2021 nhờ doanh thu tài chính tăng đột biến khi thoái vốn công ty con, Yeah1 ghi nhận khoản lãi 276 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi 4 quý thua lỗ liên tiếp và đưa LNST cả năm đạt hơn 20 tỷ đồng
 
Việc có lãi trong năm 2021 cũng đã giúp Yeah1 không bị rơi vào tình trạng thua lỗ 3 năm liên tiếp và tránh được án hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

 
Cổ phiếu YEG đã“bốc hơi” hơn 90% giá trị kể từ khi lên sàn
 
Tuy thoát án hủy niêm yết nhưng cùng với cú trượt dài của hoạt động kinh doanh sau “sự cố Youtube”, cổ phiếu YEG cũng chứng kiến chuỗi lao dốc mạnh. Từ mức giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 300.000 đồng/cổ phiếu và từng có thời điểm gần chạm ngưỡng 350.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu YEG đã giảm liên tục và đến nay, chỉ còn 24.800 đồng/cổ phiếu (đóng cửa phiên 10/6), “bốc hơi” hơn 90% giá trị.
 
Thay máu lãnh đạo và sự “dứt áo ra đi” của người sáng lập
 
Dù khẳng định hoạt động kinh doanh và giá cổ phiếu chỉ ảnh hưởng trong vài quý, nhưng sau 1 năm, 2 năm và đến nay là hơn 3 năm sau sự cố Youtube, lời hứa của Chủ tịch HĐQT Yeah1, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống vẫn chưa thành hiện thực.
 
Đó có lẽ cũng là một phần lý do khiến người từng thừa nhận “sau sự cố này, tôi chẳng khác gì một tội đồ” quyết định bán hết cổ phần tại Yeah1 và rút lui khỏi hội đồng quản trị công ty trong nhiệm kỳ tới.
 
Theo đó, ngày 1/6 vừa qua, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đã hoàn tất bán hơn 4 triệu cổ phiếu YEG (tương đương 12,89% vốn điều lệ) thông qua phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, ông Tống không còn nắm giữ cổ phiếu của Yeah1.
 
Trong tài liệu ĐHĐCĐ dự kiến diễn ra vào ngày 15/6 tới đây, HĐQT Yeah1 dự kiến trình cổ đông thông qua việc kết thúc nhiệm kỳ HĐQT 2018-2022 đối với các thành viên HĐQT từ ngày 15/6/2022 là ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT: ông Đào Phúc Trí, ông Don Di Lam, ông Lý Trường Chiến, ông Nguyễn Ngọc Dũng, ông Trần Quốc Bảo, ông Nguyễn Quang Vinh.

 
5 ứng viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 của Yeah1
 
Cùng với đó, công ty cũng trình và xin ý kiến cổ đông thông qua đó là việc bầu nhân sự mới HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027. Danh sách ứng viên gồm: ông Đào Phúc Trí (hiện là Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc công ty), bà Lê Phương Thảo (hiện là Phó tổng giám đốc điều hành), ông Trần Hoài Nam (hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám Đốc CTCP Tập đoàn Thái Tuấn), ông Nguyễn Hoàng Giang (hiện là Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE) và ông Lê Minh Nhật Tín (hiện Phó tổng Giám đốc phụ trách công nghệ).
 
Như vậy, trong nhiệm kỳ mới này, bên cạnh ông Trí - một trong hai nhà sáng lập của Yeah1, danh sách ứng viên có 4 gương mặt mới.
 
Trong đó, bà Lê Phương Thảo tham gia vào Yeah1 từ tháng 1/2022 và chính thức được bổ nhiệm vào vị trí Phó tổng giám đốc điều hành Yeah1 từ tháng 4/2022. Với hơn 20 năm kinh nghiệm ở các vị trí quản lý các mảng tài chính, chiến lược, truyền thông marketing và chuyển đổi số… bà Thảo sẽ cùng ông Trí dẫn dắt Yeah1 thực hiện tái cấu trúc thành công trong giai đoạn 2022 – 2025.
 
HĐQT mới của Yeah1 còn có sự tham gia của ông Nguyễn Hoàng Giang, được biết đến là CEO trẻ tuổi nhất và cũng là người dẫn dắt nhiều thương vụ M&A đáng chú ý trên thị trường chứng khoán. Trước khi mua lại DNSE, ông Nguyễn Hoàng Giang có 8 năm giữ vị trí Tổng giám đốc tại VNDirect. Ngoài ra, gương mặt mới là ông Trần Hoài Nam cũng được Yeah1 kỳ vọng sẽ là mảnh ghép giúp công ty đẩy mạnh mảng thương mại bán lẻ.
 
Đáng chú ý sau khi ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống đăng ký bán hết cổ phiếu YEG (ngày 27/5), cổ phiếu YEG đang bật tăng trở lại và chứng kiến 6/9 phiên tăng trần. Chốt phiên giao dịch ngày 10/6, dù VN-Index giảm gần 24 điểm, cổ phiếu YEG vẫn giữ được mức tham chiếu 24.800 đồng/cổ phiếu, tăng 52,6% so với phiên 27/5.
 
Năm 2022, Yeah1 đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 588 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 24,7 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2021. Theo kế hoạch phát triển, tỷ trọng doanh thu năm nay sẽ có 50-60% đến từ hoạt động truyền thông tiếp thị quảng cáo và tổ chức sự kiện, 30% đến từ mảng truyền hình, phần nhỏ còn lại đến từ các mảng kinh doanh như thương mại bán lẻ.
 
Công ty cũng dự kiến tăng vốn điều lệ bằng hình thức chào bán cổ phần riêng lẻ với số lượng tối đa 78,6 triệu cổ phiếu. Tiêu chí lựa chọn là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với số lượng không quá 100 nhà đầu tư.
 
Giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương Yeah1 thu về 786,4 tỷ đồng. Số tiền huy động dự kiến được dành phần lớn để bổ sung vốn mở rộng hoạt động đầu tư và đầu tư hạ tầng công nghệ.
 
Trong định hướng sắp tới, Yeah1 cho biết sẽ lắp ghép dần các mảng truyền thông công nghệ (digital – tech media), công nghệ (tech) và công nghệ - tài chính (fintech) và các lĩnh vực liên quan khác để hoàn thiện hệ sinh thái (bao gồm nhưng không giới hạn việc thành lập doanh nghiệp mới, mua cổ phần/phần vốn góp/góp vốn vào các doanh nghiệp khác hoạt động trong mảng truyền thông công nghệ).