• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
19 Tháng Mười 2024 6:30:28 SA - Mở cửa
POW: Có thắp sáng được lối đi riêng?
Nguồn tin: BizLive | 14/06/2022 11:28:29 SA
Cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam có mức tăng 11% đi cùng với sự trở lại của thanh khoản đầy ấn tượng trong tuần vừa qua. Liệu POW có tạo được lối riêng sau khi đã có 4 tuần tăng liên tiếp.
 
Tuần giảm điểm vừa qua của thị trường đã cắt đứt chuỗi 3 tuần tăng điểm trước đó dẫn đến những nỗi lo cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có một số cổ phiếu ngành Năng lượng như NT2, POW, VSH đã làm tốt hơn thị trường khi có 4 tuần tăng giá liên tiếp trong đó POW được đặc biệt chú ý bởi vị thế nằm trong VN30.
 
Tính riêng trong tuần vừa qua, POW đã tăng 11,11% trái ngược hoàn toàn với mức giảm nhẹ của VN-Index (-0,3%).

 
Thanh khoản của POW cũng thể hiện vị thế xứng tầm với một cổ phiếu trong VN30 khi khối lượng giao dịch cả tuần đạt gần 140 triệu đơn vị, xấp xỉ giai đoạn cuối năm 2021, thời điểm thị trường vẫn còn dòng tiền rất hùng hậu giao dịch.
 
Vì vậy, đặt trong bối cảnh thị trường đang xoay chiều theo hướng tiêu cực, giao dịch của POW đang là rất ấn tượng. Điều này hoàn toàn có thể cho phép nhà đầu tư được phép kỳ vọng vào cơ hội kiếm lợi nhuận.
 
Vấn đề của POW sẽ cần phải giải quyết trong thời gian tới chính là vùng kháng cự ở quanh 15.500 đồng/cổ phiếu. Nếu các diễn biến giảm của thị trường không làm xê dịch đáng kể sự vận động giá của POW thì cổ phiếu này hoàn toàn có thể sẽ hướng đến các mốc kháng cự cao hơn như 17.500 đồng/cổ phiếu hay đỉnh thời đại nằm tại 20.500 đồng/cổ phiếu.
 
Kết quả kinh doanh năm 2022 có thể vượt kế hoạch mới được đề ra
 
POW xếp thứ 4 các nhà sản xuất điện lớn nhất Việt Nam, sở hữu và vận hành 6 nhà máy điện với tổng công suất là 4.205 MW, trong đó 3 nhà máy nhiệt điện khí (2.700MW), 01 nhà máy nhiệt điện than (1.200 MW) và 02 nhà máy thủy điện công suất 305 MW.

 
 
Trong giai đoạn 2022-2025, POW tiếp tục đầu tư thêm 02 nhà máy nhiệt điện khí là NT 3&4 với tổng công suất 1.500MW. Dự án đã lựa chọn được đơn vị tổng thầu EPC từ tháng 3/2022 và sẽ sớm thực hiện khởi công xây dựng trong thời gian tới. Dự kiến nhà máy NT3 sẽ đi vào hoạt động thương mại từ 2024, nhà máy NT4 từ 2025. Ngoài ra còn đầu tư khoảng 50MW nguồn điện năng lượng tái tạo.
 
Trong tháng 11/2021, POW cùng các đối tác cũng thực hiện khởi động dự án Trung tâm điện khí LNG Quảng Ninh với quy mô giai đoạn 1 dự kiến là 1.500 MW với tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD.
 
Dự án dự án dự kiến đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2024-2026, đáp ứng nhu cầu điện của miền Bắc.
 
Trong năm 2022, Công ty cũng sẽ thực hiện thoái vốn một số khoản đầu tư tại các doanh nghiệp điện mà tỉ lệ sở hữu ở mức thấp (CTCP điện Việt Lào, CTCP EVN Quốc tế) để tập trung nguồn vốn cho các dự án lớn công ty thực hiện.
 
Với các dự án hiện tại, nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1&2 với công suất 1.500MW đã hoạt động 13 năm, hiện nay phần máy móc thiết bị đã được khấu hao hết, chi phí khấu hao hàng năm còn khoảng 85 tỷ đồng cho công trình xây dựng, bên cạnh đó nợ vay đầu tư cũng đã được trả toàn bộ.
 
Trong năm 2021, Công ty đã phối hợp với EVN để chuyển đổi sang hợp đồng mua bán điện để có thể tham gia thị trường phát điện cạnh tranh. Như vậy với nhà máy cơ bản đã khấu hao hết thì hiệu quả kỳ vọng sẽ tăng lên.
 
Nhà máy điện NT1 cũng đã cơ bản hoàn thành khấu hao và trả nợ vay, với thuận lợi nằm trong khu vực nhu cầu tiêu thụ điện cao, cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong những năm tới.
 
Bên cạnh đó, 2 nhà máy thủy điện có sản lượng điện tốt nhờ nguồn nước về hồ khả quan đã mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho toàn công ty. Trong quý 1/202, sản lượng điện đạt 140%-147% kế hoạch và tăng 14%-16% so với cùng kỳ, giá bán điện đạt 1.320,53 đồng đối với nhà máy Hủa Na và 1.164.86 đồng/kwh đối với nhà máy Dakdrinh.
 
Năm 2021, tổng doanh thu đạt 24.561 tỷ đồng, giảm 17% so sản lượng điện giảm khi cả nước thực hiện phong tỏa do làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát. Mặc dù vậy lợi nhuận trước thuế vẫn đạt 2.339 tỷ đồng.
 
Trong quý 1/2022, tổng doanh thu đạt 7.061 tỷ đồng, bằng 92% cùng kỳ 2021, doanh thu giảm do sản lượng điện trong kỳ đạt thấp. Mặc dù vậy, lãi gộp lại tăng 17% lên 1.027 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt 15% so với mức 11% quý 1/2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 879 tỷ đồng, tăng 30% so với quý 1/2021, đạt 102% kế hoạch cả năm 2022.
 
Trong kỳ nhờ nhu cầu điện tăng, các nhà máy gia tăng sản xuất và chào giá bán điện tốt trên thị trường phát điện cạnh tranh đã mang lại hiệu quả kinh doanh tốt.
 
Cho năm 2022, cùng với nhu cầu điện tăng trở lại, CTCK MBS dự báo sản lượng điện của công ty sẽ tăng khoảng 11% lên mức 16.225 triệu kwh, trong đó riêng sản lượng điện của nhà máy Vũng Áng 1 là 4.000 triệu kwh khi tính đến sự cố kỹ thuật của tổ máy số 1 chỉ được khắc phục và vận hành lại trong 3 tháng cuối năm 2022.
 
Trong khi đó, POW lại đặt mục tiêu sản lượng điện cả năm đạt 13.909 triệu KWh. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 lần lượt là 24.242 tỷ đồng và 743 tỷ đồng, giảm tương ứng 3,4% và 61% so với ước tính năm 2021. Đây là kế hoạch kinh doanh khá thận trọng đã được lãnh đạo công ty chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông trong tháng 4/2022 vừa qua.

 
Kết quả kinh doanh theo dự báo của MBS là vượt xa với kế hoạch được ĐHĐCĐ mới thông qua gần đây.
 
MBS dự báo, cùng với nhu cầu điện tăng trở lại, sản lượng điện của Công ty sẽ tăng khoảng 11% lên mức 16.225 triệu kwh. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 30.962 tỷ đồng và 2.513 tỷ đồng, tăng lần lượt 26% và 7% so với 2021.