Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ của CTCPCung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng Hải (Maserco, HNX: MAC), công ty đặt mục tiêu doanh thu năm nay là 75 tỷ đồng, giảm 16,6% so với thực hiện năm trước. Tổng chi phí hoạt động dự kiến là 75 tỷ đồng khiến lợi nhuận của Maserco có thể bằng 0.
Năm 2022, Maserco dự kiến doanh thu là 75 tỷ đồng, giảm 16,6% so với thực hiện năm trước. Tổng chi phí hoạt động dự kiến là 75 tỷ đồng khiến lợi nhuận của Maserco có thể bằng 0. Tuy nhiên, kết quả này vẫn khả quan hơn mức lỗ 14,7 tỷ đồng mà doanh nghiệp này báo vào năm trước.
Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của Ban Tổng giám đốc, năm nay về mặt khách quan tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát nhưng ảnh hưởng vẫn còn kéo dài. Còn về mặt chủ quan, những hậu quả tiêu cực của sự biến động về tổ chức và chính sách của đơn vị này trong năm 2021 vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc bù đắp số lớn lao động lành nghề nghỉ việc và chuyển sang làm việc tại Transimex vẫn chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Lãnh đạo Maserco cũng cho rằng tình hình thị trường của ngành hàng chủ lực là dịch vụ container treo (GOH) chưa có nhiều khởi sắc. Ngoài thị trường Mỹ có sự phục hồi mạnh mẽ với sản lượng tương đương năm 2019, các thị trường khác như EU, Nhật, Hàn vẫn còn khá ảm đạm. Việc triển khai công tác thị trường cũng gặp nhiều khó khăn do niềm tin của khách hàng bị sứt mẻ nghiêm trọng trong hoàn cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Với những khó khăn trên, năm nay công ty sẽ tập trung vào những mảng cốt lõi như sản xuất, cung ứng dịch vụ GOH (container treo) và sửa chữa container, từng bước lấy lại khách hàng đã không còn hợp tác trong thời gian qua như KCS, KTL, H&F... Doanh nghiệp cũng sẽ không phục lại hoạt động tại Campuchia khi môi trường trong nước đang cạnh tranh. Maserco cũng sẽ quy hoạch khu vực bãi 8A Vạn Mỹ để đầu tư triển khai các dịch vụ có hiệu quả, đồng thời phát triển thêm các dịch vụ lashing, thuê dựng giàn không gian, hợp tác với các khách hàng để mở rộng thị trường như hợp tác với cảng Gemalink để khai thác dịch vụ sửa chữa container cho MSK, MSC.
Bên cạnh kế hoạch kinh doanh năm 2022, đơn vị này còn trình ĐHĐCĐ thông qua bổ sung thêm ngành nghề mới là hoạt động thể thao, cụ thể là tổ chức và điều hành các sự kiện thế thao chuyên nghiệp. Đây vốn không liên quan đến hoạt động chính trong lĩnh vực hàng hải. Theo Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Cường, nguyên nhân bổ sung ngành nghề này xuất phát từ nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, nhằm tạo khả năng khai thác tối đa mọi cơ hội kinh doanh.
Cũng tại ĐHĐCĐ sắp tới, Maserco sẽ tiến hành bầu mới HĐQT và Ban Kiểm soát sau khi miễn nhiệm toàn bộ 5 thành viên HĐQT nhiệm kỳ này bao gồm Chủ tịch Nguyễn Văn Cường, ông Tạ Mạnh Cường, ông Nguyễn Hữu Vinh, ông Lê Phúc Tùng, ông Nguyễn Bảo Trung và 3 thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ trước.
Về kết quả kinh doanh 2021, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt 89,6 tỷ đồng, giảm 22,5% so với năm 2020. Sau khi trừ các chi phí, công ty ghi nhận khoản lỗ sau thuế là 14,7 tỷ đồng.
Cổ phiếu MAC tăng 130% sau hơn 1 tháng, lực đẩy không đến từ cốt lõi kinh doanh
Đầu phiên ngày 13/6/2022, cổ phiếu
MAC nhanh chóng tăng trần lên 13.000 đồng trước khi kết phiên sáng chỉ còn tăng 6,7% lên mức 12.700 đồng. Càng đáng chú ý hơn khi phiên tăng mạnh diễn ra ngay trong ngày VN-Index giảm hơn 40 điểm trước thông tin về lạm phát và khả năng Fed tiếp tục thắt chặt tiền tệ.
Trên thực tế, cổ phiếu
MAC đã tăng mạnh từ trước và mức giá 12.x00 đồng của
MAC là kết quả của một chuỗi tăng dựng đứng hơn 130% từ đáy hồi cuối tháng 4/2022.
Trong giai đoạn này, thanh khoản của mã cũng bất ngờ tăng mạnh lên mức gần nửa triệu đơn vị/phiên - cao hơn nhiều so với khối lượng giao dịch trung bình 1 phiên trong năm qua (chỉ tính từ phiên trước (10/6) đến nay, đã có hơn 1,5 triệu cổ phiếu được sang tay, tương đương gần 11% vốn tại Maserco).
Trên thị trường chứng khoán, Maserco cũng không phải là doanh nghiệp gây được nhiều tiếng vang với giới đầu tư trong vài năm qua khi thường xuyên giao dịch lình xình và thanh khoản thấp. Mãi cho tới tháng 10/2021, khi cổ đông lớn Transimex bắt đầu rút vốn, thanh khoản mới tăng vọt.
Dẫn nguồn vietstock, nhìn vào kết quả kinh doanh ảm đạm 2 năm trở lại, khó có thể cho rằng đà tăng xuất phát từ thành tích hoạt động của công ty. Thay vào đó, đợt tăng này mang hình bóng của cuộc đua chiếm quyền kiểm soát.
Cụ thể, từ ngày 19/5/2022, khối lượng giao dịch của cổ phiếu
MAC tăng đột biến trong bối cảnh 3 cá nhân gồm ông Trần Tiến Dũng, bà Nguyễn Văn Trúc và bà Nguyễn Thị Thu Ngà đã sở hữu tổng cộng 32% vốn cổ phần tại Maserco. Cổ đông lớn còn lại của Maserco là CTCP MHC hiện đang giữ gần 1,3 triệu đơn vị
MAC (tương đương 8,46%).
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/6 cổ phiếu
MAC tăng 600 đồng lên mức 12.500 đồng/ cổ phiếu với khối lượng giao dịch 641.714 đơn vị.