• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 6:07:03 SA - Mở cửa
PSI: Tích luỹ sau điều chỉnh, cơ hội đến từ nhóm ngành phòng thủ
Nguồn tin: BizLive | 21/06/2022 8:32:40 SA
Thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra những nhịp điều chỉnh chung theo thị trường thế giới tuy nhiên sẽ tích lũy phục hồi sau đó, Chứng khoán PSI cho biết.

Chứng khoán Dầu khí (PSI) mới công bố báo cáo chiến lược đầu tư 6 tháng cuối năm 2022. Theo báo cáo, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến nhịp điều chỉnh mạnh của chỉ số cùng sự “cạn kiệt” của thanh khoản trong tháng 4 và 5.
 
Tính tới hết ngày 27/5, giá trị khớp lệnh bình quân trên sàn HSX chỉ còn 13.926 tỷ đồng, giảm 36,9% so với tháng trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân 3 sàn đạt 16.229 tỷ đồng trong tháng 5 (Tính tới hết ngày 27/5) giảm 33% so với mức trung bình cả tháng 4, mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua.
 
 
(Ảnh minh hoạ)
 
Về xu hướng dòng tiền của từng nhóm nhà đầu tư, thống kê cho thấy trong giai đoạn tháng 4 và nửa đầu tháng 5, tổng giá trị giao dịch danh nghĩa trên thị trường hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đã tăng vọt, giá trị giao dịch liên tục ở ngưỡng 50.000-55.000 tỷ đồng, có phiên kỷ lục xấp xỉ 56.000 tỷ đồng. Trong khi đó thanh khoản của thị trường cổ phiếu tụt xuống mức rất thấp.
 
Số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết từ đầu tháng 5 tới nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 1.302 tỷ đồng trên HoSE. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp khối ngoại quay trở lại mua ròng trên thị trường bất chấp chỉ số giảm sâu.
 
Hiện tại chỉ số VN-Index sau khi “rơi” hơn 300 điểm kể từ đỉnh lịch sử 1,528.57 điểm đã quay trở lại vùng đỉnh quan trọng cũ 1.200 điểm tương ứng với mức P/E 13.1 (trung bình 10 năm – 1SD) – thấp hơn nhiều mức trung bình 10 năm là 15 lần.

 
“Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tiêu cực trong 2 tuần đầu tháng 6 cùng chung xu hướng với thị trường tài chính toàn cầu khi những lo ngại về lạm phát gia tăng sau khi báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tại Mỹ tăng nhanh nhất kể từ năm 1981, đạt đỉnh hơn 40 năm với việc giá cả hàng hóa tăng trung bình 8,6% so với cùng kỳ năm 2021”, báo cáo nêu.
 
Theo PSI, trong bối cảnh “bóng ma” đình lạm (Stagflation) - một trạng thái kinh tế hiếm hoi với sự kết hợp giữa cả lạm phát cao, thất nghiệp cao và tăng trưởng thấp đe dọa các khu vực kinh tế trụ cột của thế giới là Mỹ và EU, áp lực điều chỉnh cũng như rủi ro trên thị trường tài chính ngày một gia tăng, là một quốc gia sản xuất và gia công trong chuỗi cung ứng hàng hóa thế giới với khả năng tự sản xuất được đa phần hàng hóa thiết yếu, Việt Nam sẽ hạn chế được việc phải nhập khẩu lạm phát từ thế giới.
 
“Thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra những nhịp điều chỉnh chung theo thị trường thế giới tuy nhiên sẽ tích lũy phục hồi sau đó, với kịch bản cơ bản chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục giao dịch tích lũy trong vùng điểm 1.165 -1.365 với mức P/E forward tương ứng từ 11,4 đến 13,3”, PSI dự báo.

 
Cơ hội đến từ nhóm ngành phòng thủ
 
Về ý tưởng đầu tư, theo PSI, cơ hội đầu tư nửa cuối năm 2022 sẽ đến từ nhóm doanh nghiệp thuộc ngành nghề phòng thủ như nhóm ngành năng lượng, tiêu dùng với đặc tính thiết yếu, ít biến động so với chu kỳ kinh tế và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát: (1) Ngành Dầu khí: Giá dầu tăng mạnh là cơ hội đối với nhóm cổ phiếu dầu khí, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp dịch vụ, phân phối, và chế biến dầu khí. (2) Ngành Điện: Nhu cầu sử dụng điện sẽ hồi phục mạnh mẽ từ việc mở cửa nền kinh tế sau đại dịch giúp gia tăng mức tiêu thụ điện. Đặc biệt năm 2022 điều kiện thủy văn thuận lợi sẽ giúp nhiều doanh nghiệp thủy điện có mức lợi nhuận tốt. (3) Ngành Phân bón: Nhu cầu tích trữ lương thực cùng giá phân bón tăng cao trong bối cảnh xung đột giữa Nga – Ukraine tiếp tục là động lực tăng trưởng trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp hóa chất phân bón.
 
Ngành dầu khí: Nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo tăng trưởng chậm lại trong các quý tới trước bối cảnh nền kinh tế đang có những dấu hiệu chậm lại. Nhu cầu tiêu thụ dầu phụ thuộc bởi các hoạt động sản xuất và vận tải, do đó phụ thuộc lớn vào triển vọng nền kinh tế thế giới, tuy nhiên, mới đây IMF đã hạ dự báo triển vọng kinh tế thế giới 2022 từ 4.1% xuống còn 3.6% cho năm 2022. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc thực hiện tái phong tỏa tại các thành phố lớn như Thượng Hải có thể tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu thụ khi mà Trung Quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới (chiếm 14-15% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu).
 
Giá dầu tiếp tục duy trì trên 100 USD/thùng sau những đợt điều chỉnh do tác động từ xung đột giữa Nga – Ukraine và chiến dịch “Zero Covid” tại Trung Quốc. Đã có thời điểm giá dầu lập kỷ lục, vượt mức đỉnh 7 năm, đạt 131 USD/thùng. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng Mỹ (EIA) giá dầu có thể “hạ nhiệt” dần về cuối năm, tuy nhiên giá dầu được dự báo vẫn sẽ neo ở mức cao với giá dầu trung bình cả năm 2022 dự báo đạt 107 USD/thùng với dầu Brent.
 
Giá dầu duy trì mức cao sẽ là động lực đối với ngành dầu khí trong nước đặc biệt với các nhóm ngành khai thác, thăm dò, phân phối và chế biến dầu khí.
 
PSI khuyến nghị các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVS, PVT với upside lần lượt là 12,1%; 19,53% và 18,02%.
 
Ngành phân bón: Nguồn cung khan hiếm do đứt gãy chuỗi cung ứng phân bón toàn cầu khiến giá phân bón tăng mạnh: Cuối năm 2021, Trung Quốc và Nga – hai trong số ba quốc gia xuất khẩu phân bón nhiều nhất thế giới, ra quyết định tạm ngừng xuất khẩu phân bón để ổn định nguồn cung trong nước và kiểm soát lạm phát. Sản lượng sản xuất của Nga chiếm khoảng 30% tổng nguồn cung phân bón trên toàn thế giới. Đặc biệt, Nga cung cấp đến 70% nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tại châu Âu. Việc các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga trực tiếp khiến cho giá phân bón thế giới biến động mạnh. Giá phân bón cũng cao hơn 40% so với thời điểm một tháng trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hôm 24- 2.
 
Giá phân bón tăng mạnh làm nhu cầu tiêu thụ trong nước sụt giảm mạnh, doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với thị trường trong nước, giá phân bón liên tục tăng trong 2 năm qua và tiếp tục duy trì ở mức cao, là mức giá người nông dân khó chấp nhận khi mà giá lương thực thực phẩm tăng không tương xứng.
 
Trong quý 1/2022, tổng sản lượng tiêu thụ không đổi so với cùng kỳ năm trước trong khi sản lượng xuất khẩu đạt 510,000 tấn, tăng 47% so với cùng kỳ và tăng 31% so với quý 4/2021. Mức xuất khẩu quý 1/2022 tương đương 44% và 40% sản lượng xuất khẩu trong năm 2020 và năm 2021.
 
PSI khuyến nghị cổ phiếu DCM với upside 8,85%.
 
Ngành điện: Sản lượng điện PSI dự báo năm 2022 sẽ tăng trưởng ở mức 8,2%-12,4%. Thuỷ điện là điểm sáng năm 2022, các nhà máy sẽ tăng mạnh doanh thu vào nửa cuối năm 2022 trong khi nhiệt điện có thể bị giảm huy động.
 
Cổ phiếu thuộc ngành điện được PSI đề cập là POW với upside 38,28%.