EU hiện đang đương đầu với rủi ro bị coi như đối xử ưu tiên cho Kyiv, chính vì vậy không khỏi khiến cho lãnh đạo nhiều nước châu Âu không thuộc EU cảm thấy không hài lòng.
Lãnh đạo các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức chấp thuận cho tư cách thành viên EU của Ukraine, đây là bước đầu tiên hướng đến việc chính thức cho phép Ukraine trở thành nước thành viên của EU.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC), ông Charles Michel, vào cuối ngày thứ Năm xác nhận rằng nhà lãnh đạo 27 nước thành viên đã chấp thuận tư cách thành viên EU cho Ukraine và Moldova, và gọi đây là “thời khắc lịch sử”.
“Hôm nay đánh dấu cho bước quan trọng trong con đường hướng tới EU”, ông nói thêm thông qua Twitter.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, cũng tuyên bố trên Twitter rằng “hôm nay là một ngày tốt cho châu Âu”.
Bà khẳng định thêm rằng quyết định mới nhất sẽ giúp làm mạnh thêm cho Ukraine, Moldova và Georgia. Các nhà lãnh đạo cũng chính thức thừa nhận về khả năng Georgia cũng sẽ sớm được hưởng tư cách thành viên.
Diễn biến mới nhất đã khơi lại một cuộc tranh luận căng thẳng bên trong EU liên quan đến vấn đề mở rộng khối, bởi trên thực tế từ năm 2013 khi Croatia gia nhập EU cho đến nay, Brussels chưa hề chào đón bất kỳ nước nào mới.
Việc không có thêm thành viên mới trong nhiều năm là kết quả trực tiếp từ môi trường kinh tế và chính trị đầy khó khăn của khối, cú sốc tài chính toàn cầu của năm 2008 cũng như bản thân chính cuộc khủng hoảng nợ năm 2011 và sau đó đến làn sóng di cư của người Syria trong thời kỳ nội chiến năm 2015.
Những sự kiện này khiến cho tâm lý chính trị trong khắp khu vực này thay đổi, nhiều nước thành viên vì vậy ưu tiên các vấn đề nội địa hơn việc mở rộng tư cách thành viên EU.
Thế nhưng điều này đã dần thay đổi, dù chậm chạp sau khi Nga và Ukraine leo thang căng thẳng. Khảo sát gần đây của Nghị viện châu Âu cho thấy tỷ lệ ủng hộ có thành viên mới trong EU hiện đang cao nhất trong 15 năm.
Trong tuần trước, lãnh đạo các nước Đức, Pháp, Italy đến thăm Kyiv nhằm thể hiện sự ủng hộ của họ đối với việc Ukraine gia nhập EU. Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU, sau đó khẳng định Ukraine và Moldova đang tiền gần hơn đến khả năng trở thành thành viên EU.
Dù vậy, một số nước thành viên EU đều dè dặt về việc mở cửa khối này.
Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa nói rằng các rủi ro của EU tạo ra nhiều kỳ vọng giả tạo. Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times, ông nói thêm rằng EU cần cố gắng mang đến sự hỗ trợ cho Kyiv thay cho việc để xảy ra nhiều vụ tranh cãi.
Việc gia nhập EU thông thường là một quá trình dài bởi xét đến việc các nước thành viên sẽ cần phải điều chỉnh hệ thống chính trị và tư pháp cho phù hợp với những người trong khối. Hơn thế nữa, việc mở cửa khối cho một quốc gia cũng sẽ đồng nghĩa mở cửa với nhiều nước khác.
Rất nhiều nước ở khu vực Nam và Đông Âu đã được phía EU cam kết về việc được gia nhập EU, tuy nhiên cho đến nay, các cuộc đàm phán còn chưa bắt đầu. Kosovo đã phải đợi đến 4 năm để quy định bắt buộc xin visa đi lại vào EU được gỡ bỏ.
EU hiện đang đương đầu với rủi ro bị coi như đối xử ưu tiên cho Kyiv, chính vì vậy không khỏi khiến cho lãnh đạo nhiều nước châu Âu không thuộc EU cảm thấy không hài lòng và họ củng cố quan hệ với Nga.