BIS lý giải nếu không làm như vậy, thế giới đương đầu với kịch bản vòng xoáy lạm phát kiểu như thập niên 1970, ngay cả nếu họ làm như vậy, kinh tế toàn cầu có thể đương đầu với kịch bản đình đốn.
Ảnh: WashingtonPost
Từ Sydney cho đến Washington hay Zurich, các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang tăng cường tốc độ nâng lãi suất trong những tuần gần đây, thực tế này phản ánh cho những lo lắng rằng lạm phát thực ra không giảm đi như kỳ vọng, theo nội dung bài báo mới đây được Wall Street Journal đăng tải.
Tuy nhiên, các động thái chính sách này dường như có vẻ không đủ.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), ngân hàng vốn được coi như ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới, ngân hàng trung ương (NHTW) các nước trên thế giới cần phải nhanh chóng nâng mạnh lãi suất, ngay cả nếu như biện pháp này gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.
BIS lý giải rằng nếu không làm như vậy, thế giới đương đầu với kịch bản vòng xoáy lạm phát kiểu như thập niên 1970. Và ngay cả nếu như họ làm như vậy, kinh tế toàn cầu có thể đương đầu với kịch bản lạm phát hoặc tăng trưởng âm cũng như lạm phát cao vốn được biết đến như lạm phát đình đốn.
Trong tháng này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng mạnh lãi suất chính sách thêm 0,75% lên ngưỡng từ 1,5% lên 1,75%, tuy nhiên nếu tính đến lạm phát, lãi suất thực ra vẫn ở ngưỡng âm. NHTW nhiều nước bao gồm Australia, Canada, New Zealand hay Thụy Sỹ, Nauy gần đây đều đã nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, thế nhưng lãi suất thực của họ vẫn ở dưới ngưỡng 0%.
“Việc điều chỉnh dần dần lãi suất chính sách ở tốc độ chậm hơn so với lạm phát cũng đồng nghĩa lãi suất thực âm. Và thực ra như vậy cũng không phù hợp với việc phải kiềm chế được rủi ro lạm phát. Xét đến quy mô áp lực lạm phát được công bố trong năm vừa qua, lãi suất chính sách thực sẽ cần phải tăng lên đáng kể nhằm kiềm chế nhu cầu”, BIS nhấn mạnh.
Lạm phát làm xói mòn giá trị của đồng tiền. Nếu lãi suất thấp hơn tỷ lệ lạm phát, người nợ tiền trả lại số tiền thấp hơn so với khi họ vay, nếu tính theo lượng hàng hóa dịch vụ mà tiền có thể mua được, như vậy người ta sẽ được khuyến khích vay tiền.
BIS, ngân hàng vốn được coi như cơ quan nghiên cứu trung tâm của các NHTW trên thế giới, đưa ra so sánh với thập niên 1970. Giờ đây, lãi suất thực dưới mức 0%, đồng nghĩa các ngân hàng trung ương đang khuyến khích chứ không phải đang làm chậm các hoạt động kinh tế trong bối cảnh lạm phát leo thang.
Các rủi ro hiện đang ngày một lớn dần: Giá trị tài sản bị tính ở mức quá cao và nợ cao, tình trạng nợ nần hiện không đáng lo ngại như thập niên 1970, nó có thể khiến cho sự chững lại tăng trưởng ngày một tồi tệ hơn.
Những năm gần đây BIS đã không ngừng đưa ra nhiều cảnh báo về tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào chính sách tiền tệ dễ dài, thế nhưng lời khuyên của BIS chưa được chú ý đúng mức.
BIS phân tích bối cảnh hiện nay có nhiều khác biệt so với thập niên 1970. Việc giá hàng hóa tăng cao trong thời gian gần đây không tệ hại như trước, dù rằng giá cả tăng với nhiều loại mặt hàng nhưng nguồn cung hàng hóa vẫn ở mức ổn định
Các NHTW lớn trên thế giới hiện đang độc lập với chính phủ và đã thể hiện rõ quan điểm cần phải giữ lạm phát ở mức 2%, cả hai yếu tố này đều không có trong thời kỳ 1970. Khi đó, chủ tịch Fed đã quá chậm trễ nâng lãi suất cơ bản do chịu áp lực từ Tổng thống Mỹ nhằm đảm bảo việc làm cho người dân trong năm bầu cử.
Dù vậy, hướng diễn biến của lãi suất thực tại nhóm các nền kinh tế phát triển trong 12 tháng qua khiến người ta nhớ đến thập niên 1970, lãi suất giảm đáng kể trước thềm cú sốc dầu mỏ. Tại phần lớn các nền kinh tế phát triển, lãi suất thực thấp hơn từ 1 đến 6 điểm phần trăm dưới ngưỡng lịch sử của ba thập kỷ gần nhất. Tổng quản lý của BIS, ông Agustin Carstens, cảnh báo: “Hiện vẫn còn quá sớm để nói rằng NHTW các nước đã hoàn tất nhiệm vụ của mình”.